Giáo dục từ tâm để chạm đến trái tim
Đó là tiêu chí dạy học của Trung tâm tiếng Anh Nhip câu Ngôn ngư tại Đà Nẵng. Măc du đi vao hoat đông chưa đây 04 năm nhưng Trung tâm Nhip câu Ngôn ngư đã đươc nhiêu phu huynh biêt đên va gưi găm con em theo hoc tai 2 cơ sơ cua Trung tâm vi co chương trinh giang day tiêng Anh hiêu qua va cac hoat đông giao duc giup phát huy tôi đa năng lưc tiêm ân cua môi hoc sinh.
Trung tâm Nhịp cầu Ngôn ngữ do cô Nguyên Hanh Vân – ưng viên hoc bông toan phân chương trinh hoc bông phat triên cua chinh phu Uc, tôt nghiêp loai Gioi Thac si Quan ly Giao duc tư Đai hoc Flinders, Uc; nghiên cưu sinh tiên tiên si tai Đai hoc Adelaide, Uc trưc tiêp thưc hiên viêc tư vân xây dưng chương trinh giảng dạy. Trung tâm có 2 cơ sở tại 19 Nguyễn Phước Lan, Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ và 08 Triệu Việt Vương, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Cô Nguyễn Hành Vân tốt nghiệp Thạc sỹ loại giỏi ngành Quản lý giáo dục, Đại học Flinders, Úc là người xây dựng chương trình giảng dạy cho Trung tâm
Chia sẻ với PV báo BVPL, cô Nguyễn Hành Vân cho biết, tiêu chí xây dựng chương trình giảng dạy của Trung tâm chính là giáo dục từ tâm, nắm bắt tâm lý của các em học sinh để có phương pháp giảng dạy tối ưu nhất nhằm phát huy tôi đa năng lưc tiêm ân cua môi hoc sinh. Theo cô Vân, giảng dạy chính la câu chuyên vê truyên cam hưng; ngươi thây gioi trươc hêt phai la ngươi biêt khơi gơi niêm đam mê, yêu thich hoc tâp trong môi đưa tre.
Giáo dục từ tâm để khai phóng tối đa năng lực tiềm ẩn của mỗi học sinh
Học tập với sự hưng phấn se khiến trẻ khat khao tìm hiểu nhưng chân trơi kiên thưc mơi la và nảy sinh nhu cầu học tập. Tạo được niềm vui trong học tập cho trẻ thi thây cô va cha me đa đi đươc 1/2 chăng đương trong viêc giup tre sư dung tiêng Anh như ngôn ngư me đe. Đê lam đươc điêu đo, ban thân môi giao viên phai luôn la hiên thân cua đam mê; đam mê tim hiêu cai mơi, đam mê sang tao, đam mê giang day va truyên cam hưng.
Các hoạt động giảng dạy tại Trung tâm tiếng Anh Nhịp cầu Ngôn ngữ
Vơi quan điêm “Đam mê nâng bươc thanh công”, viêc thiêt kê xây dưng chương trinh không chi đơn thuân la kiên thưc ma con phai cham đươc vao trai tim cua tre, kich thich sư say mê trong tre. Viêc lông ghep cac kiên thưc khoa hoc tư nhiên- xa hôi theo đinh hương hoc tâp trai nghiêm, hoc đi đôi vơi hanh đa thưc sư thu hut tre vao cac giơ hoc ngôn ngư.
Giờ học thực hành ngôn ngữ tại công viên 29/3
Cac hoat đông lơp hoc luôn mang nhiêu mau săc tươi mơi, khiên viêc hoc tâp cua tre rât nhe nhang- chơi ma hoc, hoc thông qua cac tro chơi. Song song vơi ngôn ngư, cac nên tang văn hoa đa tưng bươc đươc giơi thiêu đên cac be môt cach tư nhiên va gân gui nhât. Đây cung la nhưng bươc đêm vưng chăc đê tre co thê hôi nhâp thê giơi vơi phong thai cua môt công dân toan câu. Va thanh công la kêt qua tât yêu tư nhưng đam mê ma cac em co đươc tư ngay hôm nay.
Học sinh học thông qua các trò chơi
Với phương châm giảng dạy như vậy, Trung tâm tiếng Anh Nhịp cầu Ngôn ngữ đã xây dựng chương trình giáo dục với trong điểm xoay quanh các tiêu chí như: Cac bai hoc vê ngôn ngư va văn hoa luôn đươc tich hơp vơi cac bai hoc ky năng thông qua cac chương trinh ngoai khoa đươc tô chưc đinh ky vơi chu điêm đươc chon loc ky cang phu hơp vơi tâm sinh li va nhu câu hoc hoi cua tre;
Sẵn sàng hội nhập với phong thái của công dân toàn cầu
Sư dung tài liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy tương thích với nội dung của Khung chuẩn chung Châu Âu (CEFR) và các bài thi chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng có phương phap giang day phong phu đươc thưc hiên bơi đôi ngu quan ly & giao viên đươc đao tao bai ban tư cac nên giao duc tiên tiên giúp các em tiếp thu ngoại ngữ môt cách tự nhiên như tiêng me đe.
Xuân Nha
Theo baovephapluat
Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Phải thay đổi nhiều chính sách
Nhìn nhận đề xuất công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam là mục tiêu đúng đắn nhưng quan trọng là phải triển khai từng bước, tránh nóng vội dẫn đến lãng phí mà không đi tới đâu.
Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề "Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh (TA) là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Nhiều chuyên gia giảng dạy TA tán đồng với đề xuất này, song cho rằng mọi thứ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng.
Phải có lộ trình và đề án rõ ràng
Ths Trần Tín Nghị, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM chia sẻ: "Đương nhiên về mặt chủ trương thì tôi nghĩ đây là một ý kiến đề xuất hoàn toàn đúng đắn, giúp cho Việt Nam tiến đến con đường hội nhập nhanh hơn, giúp tăng khả năng cạnh tranh của nước ta với thế giới. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị kỹ càng để không biến cách nói TA của người Việt thành một kiểu khác đi so với thế giới.
Theo ông Nghị, "việc đầu tư cho việc giảng dạy TA ở nước ta hiện nay chưa đủ để nó trở thành ngôn ngữ thứ 2 mà hiện chỉ ở mức là một ngoại ngữ. Nếu như các trung tâm, thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện điều này trong 5 hoặc 10 năm tới, tuy nhiên các địa phương khác đưa TA là ngôn ngữ thứ 2 sẽ là khó khả thi".
Sinh viên một trường ĐH tại TPHCM trong lớp học tiếng Anh
"Để TA trở thành ngôn ngữ thứ 2 thì tất các các bậc học, các cơ quan quản lý phải dần chuyển việc giảng dạy, đánh giá sang sử dụng một phần bằng TA. Tiếp đến, các cơ quan hành chính cũng phải sử dụng TA trong một số lĩnh vực thông dụng, không khắc khe. Thêm nữa, các hoạt động giao tiếp trong công sở giữa chính quyền và người dân cũng phải sử dụng ngôn ngữ này một phần.
Trong các lĩnh vực, chẳng hạn như giáo dục thì ở mỗi bậc học, các học sinh đều được học và thi cử, đánh giá bằng tiếng Anh. Theo tôi, để đạt được điều này phải có sự chuẩn bị hết sức lâu dài, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức chứ không đơn thuần muốn là thực hiện được ngay.
Tôi chỉ lo lắng nếu chưa chuẩn bị tốt mà áp dụng ngay thì thay vì đưa TA là ngôn ngữ thứ 2 thì hình thành một dạng "Vietspeak" của người Việt mà người nghe ở nước ngoài sẽ thấy khó bởi Việt hóa quá nhiều", ông Nghị nói.
Ông Nghị cho rằng "cần phải có lộ trình mà đi đầu chính là các cơ sở giáo dục. Trước hết từ các cơ sở giáo dục phải nâng cấp trình độ tiếng Anh cho giáo viên, giảng viên ở tất các các môn. Tất các đơn vị hành chính sự nghiệp khác cũng phải có định hướng tiếp nhận TA như ngôn ngữ hàng ngày được sử dụng trong cơ quan hành chính. Đồng thời, thừa nhận các văn bản bằng ngôn ngữ TA nhưng tiền đề thực hiện điều này chúng ta đang còn thiếu nhiều".
PGS.TS Đỗ Minh Hùng, giảng viên cao cấp trường ĐH Đồng Tháp cũng nhìn nhận: "Chúng ta phải cải thiện tình hình đào tạo và sử dụng TA hiện nay ở Việt Nam để đạt mục tiêu giúp cho chúng ta có nguồn nhân lực có thể sử dụng TA thông thạo như một ngôn ngữ quốc tế bởi vì hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Một trong những điều kiện tốt nhất để cho chúng ta đạt được những thành tựu khác về kinh tế, thương mại, giáo dục thì rào cản hiện vẫn là ngôn ngữ mà TA là ngôn ngữ cần thiết và được sử dụng nhiều ở trong các giao dịch về quốc tế.
Nguồn lực của chúng ta cần đạt được điều kiện tiên quyết này nhưng để đạt được phải có sự chuẩn bị từ bây giờ. Đã có những đề xuất biến TA thành ngôn ngữ thứ 2, tôi hoàn toàn thống nhất với đề xuất này.
Tuy nhiên, cần phải có lộ trình rõ ràng, cụ thể về cách thức triển khai, khu vực nào triển khai đầu tiên, làm như thế nào, kinh phí ra sao.... Đồng thời, phải có giai đoạn vừa thử nghiệm vừa đánh giá giữa kỳ, hay dài hạn.
Không nên quá vội vàng hoặc thiếu cân nhắc, tránh để những chương trình xây dựng không vững vàng, lâu dài, thiếu tầm nhìn sâu, liên kết, học hỏi từ nước ngoài thì chắc chắn sẽ không thể thành công. Nếu thực hiện một cách nữa vời sẽ vừa lãng phí về nguồn tài lực, trí tuệ của nhiều người, nhiều nhà khoa học đang muốn đóng góp vào tiến trình này. Nếu được hãy bắt đầu bằng việc lập một đề án, với từng giai đoạn một với những bước chuẩn bị cụ thể để thực hiện thành công từng giai đoạn, có cách đánh giá, nghiệm thu sự thành công từng giai đoạn ấy, cũng như bổ sung thêm cho đề án lớn này."
Tạo môi trường ngay từ bây giờ
PGS.TS Phạm Vũ Phi Hổ, Giám đốc điều hành Trường ĐH Văn Hiến thì khẳng định: "Đây là một đề xuất tốt và đúng đắn. Chẳng hạn như Singapore ngày xưa khi họ đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 cũng gặp không ít khó khăn. Nếu đặt vấn đề bây giờ chúng ta đủ điều kiện thực hiện đề xuất này chưa, câu trả lời chắc chắn là "chưa" nhưng theo tôi để đặt ra một mục tiêu phấn đấu là một việc rất quan trọng.
Nhiều chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng đề xuất "Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2" là chủ trương đúng đắn nhưng cần sự chuẩn bị kỹ
Tất nhiên không nên đặt ra một mục tiêu suông mà trước hết phải tạo môi trường, điều kiện để thực hiện nó. Ví dụ như, muốn là ngôn ngữ thứ 2 mà trong trường học toàn bộ giáo viên đều là người Việt thì bao giờ mới đạt được. Chúng ta có thể xem xét kinh nghiệm từ Hàn Quốc, ở các trường ĐH ở nước này có rất nhiều giáo sư, giảng viên là người nước ngoài, người học hoàn toàn dễ dàng thực tập, giao tiếp hàng ngày với đội ngũ này nên dần dần biến TA thành ngôn ngữ sử dụng thường xuyên".
Ông Hổ đề xuất, "Muốn hiện thực hóa đề xuất này cần phải thay đổi rất nhiều từ chính sách, tạo nhiều môi trường phù hợp. Hiện tại chúng ta chưa có nhưng đó là một ước mơ tốt, một chính sách rất tốt cần hướng tới. Có thể 5 -10 năm chúng ta chưa làm được nhưng nếu tiếp tục có chính sách thay đổi thì biết đâu 15 năm nữa đề xuất này có thể khả thi.
Để đạt mục tiêu này, chính sách thay đổi phải tiến tới quốc tế hóa trong các trường học. Các trường ngoài giáo viên bản ngữ thì nên tuyển thêm những giáo sư nước ngoài mới ra trường hoặc vừa nghỉ hưu về phục vụ. Tất nhiên kèm theo đó là hàng loạt thay đổi về chính sách lương bổng, đãi ngộ, chính sách visa để thu hút nhân lực từ bên ngoài. Điều này không phải là xem thường giáo viên trong nước nhưng nếu muốn có ngôn ngữ thứ 2 thì phải tạo môi trường làm việc thứ 2 thật tốt".
TS Phạm Hữu Đức, giảng viên ngôn ngữ học trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM: tán đồng chủ trương này vì rất hay phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế. "Tuy nhiên trước hết chúng ta phải có một lộ trình thực hiện. Muốn TA trở thành ngôn ngữ thứ 2 tôi nghĩ cần phải có lộ trình cụ thể. Với kinh nghiệm là một giảng viên, tôi nghĩ nên áp dụng mô hình mà các nước Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản...) đang áp dụng. Họ đang áp dụng hình thức EMI (English as a Medium of Instruction) tức là dùng TA để dạy các chuyên ngành khác như hoá, lý, toán và kinh tế... Sau khi mô hình này thành công thì sẽ nhân rộng ra, đó là tiền đề để đưa TA trở thành ngôn ngữ thứ 2".
"Các trường ĐH khi tuyển giảng viên ở bất kể bộ môn nào cũng nên đòi hỏi trình độ ngoại ngữ đặt biệt là TA. Như trường tôi nhiều giảng viên được gửi sang nước ngoài tu nghiệp, kể cả giảng viên trong nước cũng trao dồi thêm ngoại ngữ. Với môi trường làm việc như thế thì bản thân người dạy cũng phát huy và tích lũy được kỹ năng đào tạo sinh viên nói TA. Song song đó, nhiều sinh viên được tuyển sinh thông qua các bài kiểm tra năng lực bằng tiếng Anh, với nền tảng ngoại ngữ ở phổ thông cộng thêm khả năng giảng viên cùng phối hợp lại thì sẽ nhanh chóng thành công", TS Đức đề xuất.
Lê Phương (ghi)
Theo Dân trí
Trao học bổng toàn phần tiếng Anh cho Thủ khoa Đại học năm 2018 Sáng ngày 1/12, Trung tâm Anh ngữ GLN và JOLO đã tổ chức lễ ra mắt Quỹ học bổng "New Generation" và trao các suất học bổng toàn phần cho Thủ khoa và sinh viên xuất sắc của các trường Đại học tại Hà Nội. Trong khuôn khổ của chương trình cũng diễn ra buổi Toạ đàm "Bí quyết chinh phục và phát...