Giáo dục truyền thống sao cho tự nhiên, dễ nhớ
Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, văn hóa dân tộc, yêu cầu thời đại là vấn đề được các nhà trường quan tâm coi trọng.
Học sinh tham gia trực tiếp vào hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, một cách giáo dục truyền thống hiệu quả, ý nghĩa.
Giáo dục truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa… với nhiều cách khác nhau sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững chắc bước vào cuộc sống.
Giúp học sinh tự hào về truyền thống
Cô Nguyễn Thị Thủy – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phong Khê (thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh) trao đổi: Giáo dục truyền thống được lồng ghép vào một số tiết học với nội dung hấp dẫn để học sinh hiểu và có “gốc” văn hóa truyền thống với những câu chuyện, sự kiện lịch sử quan trọng.
Bên cạnh đó, hàng năm vào dịp sau Tết (khi chưa có dịch Covid-19) trường đều tổ chức buổi học ngoại khóa thăm di tích lịch sử (Đền Hùng, nhà thờ anh hùng dân tộc…) để học sinh được trực tiếp nghe thuyết trình về những nhân vật, sự kiện lịch sử. Cùng đó, các hoạt động hướng về nguồn cội như vẽ tranh, trưng bày gian hàng truyền thống, làm bánh chưng, bánh giầy, hát Xoan… được tổ chức.
Đặc thù của học sinh dân tộc hầu như chỉ biết đến văn hóa, lễ hội, truyền thống liên quan đến dân tộc và tại địa phương nơi mình sinh sống. Tuy nhiên, để các em hiểu biết và có thêm kiến thức về truyền thống, lịch sử dân tộc nói chung, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai) chỉ đạo giáo viên tăng cường lồng ghép nội dung, vấn đề truyền thống, lịch sử dân tộc vào bài dạy.
Video đang HOT
Giáo dục truyền thống thông qua dạy học lịch sử tại Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ) được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Ảnh: NTCC
Theo cô Bùi Thị Hường – Hiệu trưởng nhà trường, dù không có điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử, trường cho học sinh tìm hiểu kiến thức hướng về truyền thống thông qua cuộc thi đố vui; thực hành làm các sản phẩm thiết kế trang phục, múa hát dân tộc… Cụ thể, hướng tới Giỗ Tổ Hùng Vương, giáo viên sẽ đẩy mạnh giới thiệu kiến thức xung quanh lễ hội, truyền thuyết vua Hùng, công lao dựng và giữ nước của thế hệ đi trước… Nhờ đó, hành trang kiến thức, truyền thống của học sinh dân tộc sẽ không bị “gói” gọn trong truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương.
Là ngôi trường thuộc vùng đất Tổ Hùng Vương, việc tăng cường kiến thức truyền thống cho học sinh được cô Phạm Thị Thu Phương – giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ) lồng ghép trong từng tiết học, hoạt động.
Ở chương trình lớp 10 học chủ đề quốc gia cổ đại, cô Phương sẽ lồng ghép các kiến thức về khu di tích lịch sử Đền Hùng vào giảng dạy. Hoặc quá trình dạy lịch sử Việt Nam (các khối lớp) liên quan đến lịch sử thế giới cũng được lồng ghép truyền thống vua Hùng. Ở hoạt động dạy học theo dự án, chủ đề tín ngưỡng lịch sử Hùng Vương được lựa chọn để học sinh tìm hiểu và trình bày vấn đề liên quan.
Giáo viên và học sinh Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ) dạy học lịch sử, truyền thống thông qua tham quan di tích. Ảnh: NTCC
Đổi mới giảng dạy
Cô Phạm Thị Thu Phương – giáo viên Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ) bày tỏ: Thực tế các tiết học lịch sử truyền thống được học sinh đón nhận và yêu thích. Minh chứng là các em tự tìm hiểu, thực hành về truyền thống lịch sử luôn vượt qua mong muốn yêu cầu của giáo viên.
Có những học sinh sau tìm hiểu, thuyết trình các vấn đề truyền thống, lịch sử như biến thành hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Không chỉ tìm hiểu, tăng cường kiến thức mà còn thể hiện sự tự hào, trân trọng khi thuyết trình lịch sử trước bạn bè, thầy cô.
Tuy nhiên, theo cô Phương, trong dạy học lịch sử truyền thống còn những khó khăn như nặng về trang bị kiến thức cho thi cử cuối năm, tốt nghiệp. Cùng đó, các kiến thức lịch sử địa phương thường ít tài liệu để đưa vào bài giảng, dẫn tới nhàm chán.
Bên cạnh việc bảo đảm nội dung chương trình khung bắt buộc đối với các môn học chính thức thì trong chương trình GDPT có nhiều nội dung cần lồng ghép, tích hợp. Do đó không còn nhiều thời gian để đưa nội dung giáo dục truyền thống.
“Từ những thực tế khó khăn này đòi hỏi nhà quản lý, giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, dành nhiều tâm huyết tạo cơ hội cho học sinh được giáo dục truyền thống một cách tự nhiên, thấm thía…”, cô Phương chia sẻ.
Với hoạt động trải nghiệm, phải đến tận nơi cảm nhận không khí “ nóng hổi” mang hơi thở của đời sống thực tiễn, nhưng kinh phí hạn hẹp, khó khăn chung không thể đưa học sinh đi nhiều nơi. Trong khuôn viên nhà trường cũng chật hẹp khó bố trí không gian cho tiết học trải nghiệm…
Do học sinh tiểu học chưa hiểu được vấn đề quá lớn lao, dễ quên… nên việc khai thác, lồng ghép giảng dạy truyền thống, lịch sử thường phải đổi mới phương pháp, chọn ra vấn đề căn cốt dễ hiểu, nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.
Để bài giảng sinh động, việc áp dụng PowerPoint vào giảng dạy sẽ tăng cường sự thu hút với học sinh. Chia sẻ điều này, cô Nguyễn Thị Loan – giáo viên Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: Giáo viên cần đầu tư thời gian cho bài giảng để sưu tầm được những hình ảnh đặc sắc, ấn tượng, thông tin thực tế phong phú liên quan đến vấn đề lịch sử, tránh cứng nhắc. Ví như kiến thức liên quan đến Giỗ tổ Hùng Vương có thể cho học sinh tìm hiểu về trang phục, lễ hội gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy… không nên chỉ ghi chép đơn thuần. Có như vậy, kiến thức truyền thống, lịch sử sẽ đến với học sinh tự nhiên, dễ nhớ.
Ở góc độ khác, thầy Phan Trọng Đức – Hiệu trưởng Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ) nhìn nhận: Giáo dục truyền thống không chỉ là những bài giảng nằm trong sách vở. Mỗi bài học không khô khan cứng nhắc và thu được hiệu quả tích cực phụ thuộc không nhỏ vào cách tổ chức thực hiện trong mỗi nhà trường và giáo viên.
Trường THPT Tam Nông luôn đòi hỏi giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống được lồng ghép cụ thể, đưa vào quy chế chuyên môn và triển khai đồng bộ trong tất cả hoạt động giáo dục, có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, khích lệ kịp thời.
Đối với giáo viên, trường yêu cầu ngoài việc cung cấp kiến thức văn hóa, truyền thống cho học sinh, thông qua đó coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào, cần có sự kết hợp chặt chẽ, tích hợp liên môn hướng tới mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách học sinh…
Với tiết học liên quan đến tín ngưỡng, bên cạnh giảng dạy, giáo viên còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng. Sự chủ động trong nhận thức sẽ giúp kiến thức của học sinh thêm sâu đậm, tự hào về dân tộc giàu truyền thống văn hiến. Không những thế học sinh luôn trân trọng, hướng về quá khứ, biết ơn các thế hệ tiền nhân đã dựng xây, giữ gìn và khẳng định chủ quyền đất nước, dân tộc. - Cô Phạm Thị Thu Phương – giáo viên Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ)
TP HCM ra thông báo khẩn về dạy học trực tiếp từ ngày 12-4
Từ ngày 12-4, TP HCM tổ chức chăm sóc giáo dục trực tiếp cho tất cả trẻ em đang theo học tại các cơ sở mầm non, kể cả các cháu ở độ tuổi nhà trẻ; tổ chức học tập trực tiếp cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12
UBND TP HCM vừa có thông bảo khẩn gửi các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn từ ngày 12-4.
Theo thông báo này, từ ngày 12-4, TP HCM tổ chức chăm sóc giáo dục trực tiếp cho tất cả trẻ em đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, kể cả các cháu ở độ tuổi nhà trẻ. Tổ chức học tập trực tiếp cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tại các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
UBND TP HCM yêu cầu triển khai nghiêm các điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch và an toàn trường học, chú trọng bữa ăn bán trú nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức việc dạy học trực tiếp, giúp phụ huynh an tâm khi cho học sinh mầm non và tiểu học đi học. Tổ chức xây dựng và phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, hệ thống học liệu số, bài giảng số có chất lượng dùng chung, phù hợp với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học cho học sinh khi phải thực hiện cách ly y tế theo quy định.
TP HCM tiếp tục dạy học trực tiếp ở tất cả các bậc học từ ngày 12-4
UBND TP HCM cũng giao Sở GD-ĐT TP tiếp tục triển khai hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức học tập trực tiếp phù hợp đối với từng cấp học, bậc học; hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm học 2021-2022; bảo đảm chất lượng và công bằng trong tiếp cận giáo dục cho tất cả đối tượng người học. Bên cạnh đó, tổ chức và hướng dẫn cụ thể việc học tập cho các học sinh thuộc diện phải cách ly y tế cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, UBND TP HCM còn giao Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 trong suốt quá trình dạy học trực tiếp.
'Học sinh bị điểm kém, nếu phải viết bản kiểm điểm, thì thầy cô và bố mẹ cần viết trước' Chiều nay (8/4), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Tọa đàm Giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Chia sẻ tại tọa đàm về vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, cô Nguyễn Thị Anh Thu, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, trong...