Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học

Theo dõi VGT trên

“Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét và coi đó là kiến thức chuẩn mực. Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia” – PGS.TS. Lưu Tiến Hiệp khẳng định.

Cuối tuần qua, tại ĐH Quốc gia TP.HCM đã diễn ra Hội thảo Giáo dục Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế. Tham dự hội thảo có nhiều bậc học giả người Việt ở trong và ngoài nước, như PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, TS Võ Văn Sen – hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp – đại diện UPC Sydney – Australia tại Việt Nam.

Bên cạnh ý kiến của các chuyên gia về giáo dục, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp đã có những ý kiến thẳng thắn về bất cập của đào tạo trong nước dẫn đến việc sinh viên gặp trở ngại khi hòa nhập vào môi trường giáo dục thế giới.

Vất vả để được công nhận

Trình độ Toán, Lý, Hóa của học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam là không hề dở, nhưng khi qua Mỹ, Úc học thường phải tốn một năm học lại. Nguyên nhân là nhiều nước không công nhận bằng tú tài của Việt Nam. Một số trường hợp được học thẳng là vì sinh viên xuất sắc hoặc phải tự mình “đấu tranh” với nhà trường. Đề xuất của hội thảo là Bộ nên có sự giải thích và thương lượng để các trường đại học nước ngoài hiểu biết hơn về giáo dục Việt Nam, tránh gây “oan uổn” và tốn thời gian, công sức của sinh viên.

Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học - Hình 1

Hội thảo Giáo dục Việt Nam hội nhập Quốc tế bàn về cách đưa giáo dục đại học ra “biển lớn”, trong đó làm thế nào để sinh viên Việt Nam có thể hội nhập khi đi du học là một yếu tố quan trọng.

Khi chuyển tiếp học đại học, nhiều trường ở nước ngoài có chính sách công nhận các môn sinh viên đã học tại trường đại học Việt Nam để miễn học lại, nhưng quá trình chuyển điểm này dồn hết lên vai sinh viên. Thay vì cung cấp đề cương môn học, bảng điểm đúng chuẩn bằng tiếng Anh, trường đã để sinh viên tự lo tất cả.

“Sinh viên phải tự dịch sang tiếng Anh, xin xác nhận bảng điểm dịch trường cũng thoái thác nhiệm vụ này. Trong khi ở nơi khác, sinh viên có thể dùng website, đề cương môn học để xin miễn môn học một cách dễ dàng”, PSG.TS Hiệp cho biết.

Rào cản về ngôn ngữ và thang điểm

Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa chuẩn hóa việc dịch các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt, làm khó cho sinh viên trong việc chọn trường và xin học. PGS.TS Hiệp lấy ví dụ từ college, ở Mỹ từ này chỉ trường đại học thành viên, nhưng qua Việt Nam bị chuyển thành… cao đẳng, hạ thấp từ này xuống và gây nhẫm lẫn cho phụ huynh, sinh viên. Hay như cách dịch bằng cấp, trường là nơi cấp bằng được dịch sang tiếng Anh, nhưng cách dịch của trường không phải để các đối tác nước ngoài hiểu mà lại dùng tiếng Anh theo phong cách người Việt.

Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học - Hình 2

Video đang HOT

PST.TS Lưu Tiến Hiệp: “Học sinh Việt Nam không hề dở Toán, Lý, Hóa, nhưng phải học lại một năm dự bị đại học. Bộ có thể làm gì trước điều này?”.

Chưa hết, những từ như chuyên tu, tại chức, chính quy được dịch ra một cách khiên cưỡng, bởi ở nước ngoài người ta hầu như không phân biệt các khái niệm này.

“Đây là việc làm tai hại vì rất khó thiết lập sự tương đương của bằng cấp Việt Nam với một trường khác, ảnh hưởng bất lợi cho sinh viên và cả trường”.

Cách tính điểm GPA theo thang 4 cũng làm sinh viên Việt Nam thua thiệt so với sinh viên các nước khác, đặc biệt trong việc xin học bổng. Khi quy đổi từ thang điểm 10 sang thang 4, các trường ở Việt Nam thường chọn cận dưới, dẫn đến GPA thường bị thấp hơn so với các nước bạn.

Nên dịch giáo trình quốc tế để học

Một cản trở khác của sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập là giáo trình. Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Lưu Tiến Hiệp đề cập đến “sở thích” cổ vũ cho việc tự viết giáo trình ở bậc đại học Việt Nam. “Mỗi lần tôi dự các hội nghị liên quan đến giáo dục, lãnh đạo khi đọc diễn văn luôn có thói quen nhắc nhở giảng viên viết giáo trình như một điệp khúc. Điều này nên chấm dứt. Ngoài ra cũng không nên đưa chỉ tiêu giảng viên viết giáo trình trong đánh giá, trong thi đua”, ông Hiệp phát biểu.

Theo PGS.TS Lưu Thế Hiệp, sách đại học hội nhập quốc tế sâu sắc: “Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia. Nền giáo dục của Úc không tồi, nhưng một giáo sư Úc muốn viết sách, nhà xuất bản phải nghĩ ngay là sách này có được các trường trên thế giới sử dụng không”. Trừ một số rất nhỏ, ông Hiệp cho rằng khả năng của giảng viên Việt Nam trong giai đoạn này chưa thể viết sách giáo khoa đại học được: “Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét, những bài giảng bằng powerpoint và coi đó là kiến thức chuẩn mực”.

Vì thế, trừ một số lĩnh vực cho khoa học xã hội, các trường đại học Việt Nam nên sử dụng các giáo trình đạt chuẩn quốc tế để giảng dạy. Việc sử dụng các giáo trình quốc tế sẽ giúp sinh viên Việt Nam hội nhập tiếp thu với chuẩn giáo dục quốc tế, dễ dàng hòa nhập khi đi du học – đồng thời cũng nâng chuẩn của các trường đại học Việt Nam. “Khi tiếng Anh của sinh viên còn yếu thì biện pháp dịch cần được khuyến khích”, theo PGS.TS Hiệp.

PHƯƠNG THẢO

Theo Infonet

Cần một "Tổng công trình sư" cho "bài toán" SGK

Việc biên soạn sách giáo khoa cần làm tổng thể và liền mạch. Nên có "Tổng công trình sư" cho cả hệ thống phổ thông để ghép nối các "công trình sư" biên soạn sách của từng năm học. GS Bành Tiến Long đưa ra hướng giải quyết bất cập trong việc biên soạn SGK.

Vấn đề SGK từ lâu đã được dư luận đề cập nhiều khi cho rằng chương trình hiện tại đang quá nặng, thiên về lý thuyết và thậm chí thiếu khoa học, không thực tế, còn nhiều bất cập. GS có thể nói rõ hơn quan điểm của GS về thực trạng này và giải pháp khắc phục?

Về sách giáo khoa của phổ thông, tôi thấy có nhiều ý kiến đề cập đến chương trình nặng, quá tải, nặng lý thuyết, thiếu thực hành; tóm lại còn nhiều bất cập. Điều này đáng lẽ ra phải làm rõ, minh chứng đầy đủ. Các tác giả viết sách và các nhà phản biện cùng với những nhà quản lý phải bố trí thời gian ngồi lại với nhau để xem xét một cách khoa học, thấu đáo và trách nhiệm. Phải làm rất công phu. Phải phản biện thẳng thắn, khách quan cũng như chủ động tiếp thu sự góp ý.

Từ đó thống nhất cách giải quyết một cách căn cơ,triệt để, hoặc là để chỉnh sửa hoặc viết lại hoàn toàn. Tranh luận mà không xử lý và giải quyết thống nhất thì thêm rối. Tôi còn nhớ có lần, lãnh đạo Bộ đã cùng Nhà xuất bản và các Vụ quản lý bậc học, đã mất nhiều thời gian và cập rập để làm đính chính cho kịp năm học. Tôi cũng không có điều kiện để nghiên cứu, và cũng không có khả năng tìm hiểu hết sách giáo khoa của các lớp học ở bậc phổ thông, nhưng những gì tôi biết thì chương trình và nhiều bài học là nặng nề và quá tải và không phù hợp đối với lứa tuổi học sinh. Tôi cho rằng những bài đó chỉ hợp với học sinh năng khiếu.

Cần một Tổng công trình sư cho bài toán SGK - Hình 1

Chương trình SKG phổ thông hiện tại đang còn nhiều bất cập


Chương trình và sách giáo khoa là để giáo dục đại trà, vì vậy phải vừa sức, phải hết sức cơ bản, nhẹ nhàng, không mang tính đánh đố, tranh cãi, cần tăng bài tập, thực hành, trao đổi, thảo luận, chủ yếu vừa cung cấp kiến thức, vừa giáo dục nhân cách và tăng vốn sống tự nhiên cho các em. Đưa tất cả những nội dung, bài khó vào sách giáo khoa tham khảo. Viết sách là hết sức công phu và mất nhiều thời gian cho dù đó là sách phổ thông hay đại học. Viết cho lớp càng thấp thì càng khó viết. Cần lược bỏ những môn học, những kiến thức thừa, không thực tiễn, không cần thiết.

Về giải pháp khắc phục, tất cả phụ thuộc vào Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Sau khi có Đề án, cần thành lập Ban soạn thảo chương trình và viết sách giáo khoa. Nên có "Tổng công trình sư", "nhạc trưởng" về việc này cho cả hệ thống phổ thông để ghép nối các "Công trình sư" biên soạn sách của từng năm học. Cần làm tổng thể và "liền mạch". Đội ngũ phản biện cần độc lập. Không nên làm vội vàng. Đặc biệt là đội ngũ Ban soạn thảo và phản biện phải chịu trách nhiệm về kết quả và chất lượng trước Nhà nước. Cần có đủ kinh phí để họ làm việc. Việc tuyển chọn cán bộ chủ trì các công việc này có vai trò quyết định đến sự thành công của Đề án.

Nên rút bớt thời gian học phổ thông

Không ít chuyên gia giáo dục đề xuất nên rút bớt thời gian học phổ thông, từ 12 năm xuống còn 11 năm hay thậm chí 10 năm. GS nhìn nhận vấn đề này như thế nào và theo ông, tiêu chí cũng như mục đích chính khi xác định thời gian học phổ thông là gì?

Đây là một vấn đề rất hệ trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của giáo dục phổ thông, có hệ lụy tới giáo dục đại học, vì vậy cầnphải phân tích, xem xét, cân nhắc kỹ trước khi quyết định

Muốn trả lời câu hỏi bậc GDPT 12 năm hay rút xuống còn 11 năm hay 10 năm thì phải nghiên cứu, xem xét yêu cầu thiết lập hệ thống giáo dục quốc dân là gì? Nguyên tắc đề xuất cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào? Từ đó xây dựng mục tiêu chính và tiêu chí, điều kiện thực hiện khi xác định thời gian học phổ thông.

Giáo dục phổ thông là giai đoạn đầu chuẩn bị cho sự phát triển nguồn nhân lực toàn diện của đất nước: Cả về thể lực, trí tuệ và nghị lực, cả năng lực và đạo đức; trang bị cho người học những kiến thức văn hóa phổ thông cơ bản toàn diện, đủ để phân luồng vào các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và chuẩn bị cho việc đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ phục vụ đất nước.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là thực hiện nâng cao dân trí và phát triển phẩm chất, nhân cách công dân; giáo dục thế hệ trẻ về cả kiến thức chuyên môn và định hướng nghề nghiệp để trở thànhcông dân có đủ kiến thức, kỹ năng, có khả năng tự học, năng động, sáng tạo, tự tin và trách nhiệm, có đủ khả năng làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, là công dân tốt của Việt Nam, dễ dàng hội nhập quốc tế. Giáo dục phổ thông là nền tảng của cả hệ thống giáo dục quốc dân và là "pha đầu" của quá trình học tập suốt đời. Khi kết thúc giáo dục phổ thông học sinh có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn và phẩm chất để chuyển tiếp học trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hoặc học nghề hoặc có thể làm việc.

Về các tiêu chí để xác định số năm học phổ thông thì chúng ta cũng phải tham khảo phân loại giáo dục theo chuẩn quốc tế UNESCO và lưu ý rằng, trước đây, ta quyết định chọn hệ 12 năm cũng như đa số các nước trên thế giới là dựa vào cơ sở tâm sinh lý lứa tuổi 18. Tuy nhiên, sau mấy chục năm, ngày nay do xã hội thông tin và do sự phát triển của đời sống vật chất mà tâm sinh lý lứa tuổi đã phát triển sớm hơn trước một vài năm.

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ, phương tiện dạy và học đã tiên tiến hơn, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, dân số già hóa nhanh, thanh niên Việt Nam hiện trưởng thành sớm hơn thế hệ trước, học hết 11 năm tức là đã 17 tuổi, thanh niên đã có nhận thức xã hội tốt và có thể tham gia ngay thị trường lao động. Đây cũng là lứa tuổi tâm sinh lý phát triển cao hơn cùng lứa tuổi cách đây 20, 30 năm.

Có thể nói đây là những tiêu chí để xem xét giảm thời gian giáo dục phổ thông từ 12 năm xuống còn 11 năm. Có một thực tế là, trước đây các thế hệthanh niên học 11 năm, thậm chí thế hệ kháng chiến chỉ 10 năm nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ học tập cao hơn, ra nước ngoài học tập vẫn cạnh tranh được với sinh viên ngoại quốc vàvẫn sản sinh ra rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ... giỏi.

Hơn nữa giảm được 1 năm học tập là tăng lợi ích kinh tế cho xã hội và cho gia đình, cá nhân. Từ những lý do trên đây tôi cho rằng, có thể tiến hành thiết lập cấu trúc hệ phổ thông 11 năm. Tôi chỉ băn khoăn một điều: hiện nay tình hình kinh tế nước ta đang rất khó khăn, con người và vật chấthuy động làm sao để có thể triến khai được là một vấn đề rất lớn.

Một số ý kiến cho rằng thực chất vấn đề nằm ở chỗ GD Việt Nam vẫn chưa làm tốt bài toán phân luồng, dẫn đến tình trạng "thừa thày, thiếu thợ", tiêu cực trong các hệ đào tạo do tâm lý sính bằng cấp. Ý kiến của GS về vấn đề này như thế nào?

Đúng là giáo dục Việt Nam vẫn chưa làm tốt bài toán phân luồng làm cho mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì vậy cần tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân. Chúng ta nên nghiên cứu để tổ chức hệ thống giáo dục phổ thông 11 năm trong đó 9 năm phổ thông bắt buộc, là giáo dục miễn phí. Sau 9 năm phổ thông bắt buộc là phải phân luồng ngay. Một bộ phận học sinh vào học phổ thông công nghiệp hoặc học nghề. Một bộ phận học tiếp 2 năm trước khi vào học đại học.

Số sinh viên học đại học cũng phải thực hiện 70-80% sinh viên đào tạo theo chương trình nghề nghiệp ứng dụng, chỉ 20-30% đào tạo theo chương trình nghiên cứu (tỷ lệ này đã có trong HERA- Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện GD ĐH VN giai đoạn 2006-2020). Cần rút ngắn thời gian đào tạo đại học. Cần thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo và giáo dục nghề. Hợp nhất cao đẳng nghề và cao đẳng, hợp nhất trung cấp nghề vàtrung cấp chuyên nghiệp. Đây là sự thay đổi rất cần thiết. Chúng ta nói "thừa thầy thiếu thợ" cũng chỉ là một cách nói thôi vì thực chất chúng ta đang thiếu cả thầy cả thợ nhưng cũng lại thừa cả thợ, cả thầy. Thiếu cả thầy giỏi, thầy đạt chuẩn và thiếu cả thợ giỏi, thợ lành nghề.

Nếu đào tạo chất lượng tốt, nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng thực hành giỏi thì không những sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sẽ dễ dàng kiếm được việc làm ở các doanh nghiệp trong nước và liên doanh với nước ngoài mà còn tham gia được thị trường lao động quốc tế. Sinh viên lại còn có khả năng sáng tạo ra việc làm, làm phong phú sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng sản xuất, thu hút người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thị trường sẽ tự điều tiết một cách lành mạnh.

Đào tạo và cấp bằng là hai việc song hành và là trách nhiệm thông thường của công tác đào tạo. Nhưng tâm lý sính bằng cấp là một sai lầm, là một hậu họa cho xã hội. Ngày xưa, ngay cả khi giáo dục chỉ dành cho số ít, còn gọi là giáo dục "tinh hoa" thì tâm lý sính bằng cấp cũng không có. Việc này là do cơ chế chính sách không hợp lý cần được cấp bách giải quyết, nhất là trong quản lý.

Mạnh Hải

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump
22:51:48 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức - Việt

Thế giới

05:11:40 09/11/2024
Ngoài vai trò của Hội Đức - Việt là cầu nối giữa nhân dân hai nước, Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội trong 33 năm qua vào việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.