Giáo dục trẻ trong xã hội hiện đại khả năng thích ứng và linh hoạt thay đổi
Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu trong dịch bệnh đã mở ra những góc nhìn mới về giáo dục – đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh và biến chuyển của xã hội.
Khoảnh khắc ý nghĩa của thầy – trò sau một năm học nhiều thử thách
Góc nhìn mới về giáo dục sau Covid-19
Năm học 2019-2020 là một năm học chưa từng có trong tiền lệ đối với ngành giáo dục trên toàn thế giới bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Lần đầu tiên các em học sinh phải trải qua một kỳ nghỉ dài, các giáo viên phải làm quen với việc giảng dạy và kiểm tra trực tuyến và các cơ sở giáo dục đều rơi vào tình trạng bị động, đợi chờ… Thành quả mà các em học sinh đạt được vào cuối năm học là một sự nỗ lực đáng ghi nhận của cả học sinh lẫn sự chung tay hỗ trợ giữa gia đình và nhà trường.
Phát biểu lại Lễ bế giảng năm học, Ban giám hiệu Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) chia sẻ: “Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu cũng đã mở ra cho tất cả chúng ta những góc nhìn mới về giáo dục. Đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi biến chuyển về kinh tế, xã hội lẫn khoa học công nghệ. Những điều không thể tìm thấy trong sách giáo khoa mà chỉ có thể được xây dựng và bồi đắp khi các em sở hữu một nền tảng kiến thức vững vàng, cùng những giá trị, kỹ năng được mài giũa tại nhà trường và trong thực tiễn cuộc sống”.
Niềm vui, niềm tự hào của học sinh trong lễ bế giảng
Vì thế, mỗi năm VAS đều tạo ra hàng chục sân chơi về học thuật, năng khiếu, môi trường và các hoạt động cộng đồng như cuộc thi Hùng biện tiếng Anh, lập trình và chế tạo Robot, VAS’s Got Talent, VAS Olympic, VASers vì cộng đồng… để các em có cơ hội được cọ xát và trưởng thành; khuyến khích các em tham gia các hoạt động xã hội và thử thách ở các cuộc thi cấp quốc tế để rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin cùng khả năng thích ứng và xử lý tình huống.
Những kết quả thuyết phục của học sinh VAS
Nhờ được bồi dưỡng và rèn luyện thường xuyên tại trường, năm học này, học sinh VAS đã xuất sắc chinh phục 469 giải thưởng về học thuật và năng khiếu tại các cuộc thi Toán quốc tế, English Champion, Olympic Tiếng Anh, Violympic Toán và Vật Lý trên Internet, TOEFL Junior, Nghiên cứu khoa học, Kiến thức khoa học và thực tiễn, World Scholar’s Cup và các cuộc tranh tài khác do Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Đặc biệt, nhà trường có 14 học sinh lớp 9 và 12 nhận được các học bổng du học tại các trường đại học, trung học danh tiếng từ Mỹ, Anh, Hà Lan và Hàn Quốc với tổng giá trị hơn 40 tỷ đồng. Trong đó, em Trần Bạch Dương, học sinh lớp 12, cơ sở Ba Tháng Hai đã xuất sắc chinh phục 5 học bổng tại 5 trường Đại học Mỹ với tổng giá trị khoảng 13,4 tỉ đồng gồm các trường Case Western Reserve, Miami University, Augustana College, University of Minnesota – Twin Cities và Lawrence University.
14 học sinh VAS nhận học bổng du học tại Mỹ, Anh, Hà Lan và Hàn Quốc trị giá hơn 40 tỷ đồng
Video đang HOT
Sau 7 năm đưa chương trình phổ thông Cambridge vào giảng dạy, kết quả học tập của học sinh VAS liên tục cao hơn so với điểm trung bình của học sinh thế giới và trong nước. Năm nay, nhà trường có 4 học sinh xuất sắc đoạt Giải cao nhất quốc gia – “Top in country” ở các kỳ thi IGCSE, AS và A Level (tháng 5 và 6/2020). Ở kỳ thi Trung học Đại cương IGCSE dành cho học sinh cuối lớp 10, có 84% học sinh VAS đạt điểm trung bình từ A*-C (xuất sắc đến khá), trong đó 30% học sinh đạt điểm giỏi đến xuất sắc A* -A. Và tại kỳ thi Tú tài nâng cao A Level cuối lớp 12, toàn trường có 72% học sinh đạt điểm trung bình từ A*-C ở tất cả các môn thi.
4 học sinh xuất sắc đoạt Giải cao nhất quốc gia – “Top in country” ở các kỳ thi Cambridge IGCSE, AS và A Level
Để khuyến khích các em tích cực học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ cộng đồng trong và ngoài VAS, mỗi năm nhà trường còn trao 17 suất học bổng khuyến học trị giá hơn 1 tỷ đồng cho những học sinh xuất sắc nhất các ở khối lớp và các chương trình học. Sự chuẩn bị sẵn sàng về nền tảng học thuật, các kỹ năng sống, kỹ năng mềm cùng các giá trị cốt lõi giúp học sinh VAS tự tin bước vào các bậc học cao hơn và dễ dàng thích nghi với mọi biến chuyển của cuộc sống.
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ Mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở. Hiện tại, trường cung cấp 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh với những bằng cấp, chứng chỉ quốc tế có giá trị vĩnh viễn và được công nhận trên toàn thế giới.
Liên hệ tìm hiểu và thi xếp lớp miễn phí tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc qua hotline 0911 2677 55.
"Lạm phát" giấy khen tại các trường học: Đừng đổ lỗi cho sức ép từ phụ huynh!
"Một số ý kiến cho rằng, việc quá nhiều học sinh được giấy khen là do sức ép từ phụ huynh, điều này chưa chính xác. Nguyên nhân của việc này đến từ chính bệnh thành tích của giáo viên, lãnh đạo nhà trường...", ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) nhận định.
"Phổ cập" giấy khen, chuyện không mới
Vừa qua, hình ảnh một cậu bé "đơn độc" giữa các bạn trong lớp ai cũng được giấy khen. Ông có cảm nhận gì khi xem bức ảnh đó?
-Tôi chưa kiểm chứng được hình ảnh đó xuất hiện từ khi nào, nhưng khi xem hình ảnh đó tôi thấy buồn vì nó xảy ra trong bối cảnh Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Bộ GD&ĐT đã và đang thực thi chương trình giáo dục dựa trên năng lực của học sinh trên toàn quốc, đồng thời đã có khá nhiều văn bản và chỉ thị được ban hành nhằm xoá bỏ nền giáo dục chạy theo thành tích. Nó khiến tôi trăn trở nhiều và đang cố lý giải căn nguyên.
Bức ảnh gây "bão mạng" về trường hợp một nam sinh không được giấy khen trong lớp học. Ảnh: TL
Câu chuyện giấy khen ngày càng được cho là "lạm phát" tại các trường học, nhất là ở các thành phố lớn. Là do học sinh đã giỏi hơn?
-Tôi thích cụm từ "lạm phát giấy khen", bởi câu hỏi đặt ra, liệu chúng ta đang có một nền giáo dục vượt trội hay không khi mà học kỳ nào, năm học nào hầu hết học sinh đều đạt thành tích tốt. Nếu chúng ta có được một nền giáo dục mà học sinh "vượt trội" thế thì tại sao chúng ta vẫn là quốc gia đang phát triển? Đây là câu hỏi cần được trả lời.
Hệ lụy của việc học sinh đơn độc không được giấy khen trái ngược với các bạn vui mừng trong lớp học được giấy khen?
- Quay lại hình ảnh em học sinh đơn độc không được nhận giấy khen giữa cả lớp giơ cao thành tích của mình, tôi có cảm tưởng là đây có thể là một hình thức theo cách nghĩ của giáo viên đó là tạo động lực cho học sinh để cố gắng đạt được như các bạn. Nhưng nếu giáo viên đó nhìn nhận theo cách đó thì tôi xin thưa rằng đó là cách tạo động lực phi tâm lý giáo dục và phi giáo dục.
Hãy đặt chúng ta vào em đó xem, chúng ta sẻ cảm nhận như thế nào khi tất cả các bạn đều được tuyên dương còn mình thì không?. Chắc chắn là tự ti và thấy mình thật yếu kém, là kẻ thất bại. Và cảm giác đó theo thời gian sẽ lớn dần lên vì thiếu tự tin vì sợ thất bại, dẫn đến sẽ xảy ra tình trạng em học sinh đó đánh mất tương lai của mình.
Không thể đổ lỗi sức ép từ phụ huynh
Th.S Nguyễn Sóng Hiền. Ảnh: NVCC
Như vậy, một bộ phận giáo viên không tinh tế hay đã bị "bệnh thành tích" gây áp lực dẫn đến "ban phát" giấy khen, phân biệt giữa các học sinh?
-Tôi cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là năng lực sư phạm của giáo viên, nhưng nếu nó xảy ra ở một vài trường hợp giáo viên ở một vài nơi thì chúng ta có thể tạm chấp nhận được. Đáng tiếc, đây không phải là hình ảnh đơn nhất mà đã xảy ra ở đa số các cấp học trên cả nước. Nếu Bộ GD&ĐT không có chủ trương đánh giá học sinh như vậy thì nguyên do từ đâu "bệnh thành tích" đó vẫn len lỏi ở nhiều trường học trên cả nước? Nếu các trường, các hiệu trưởng, các giáo viên không bị áp lực để lấy thành tích cho mình thì chắc chắn học sinh chúng ta không trở thành nạn nhân của căn bệnh này.
Có một số ý kiến cho rằng, ngoài áp lực thành tích từ nhà trường, chính phụ huynh cũng là một phần lý do khiến giấy khen ngày càng tăng lên?
-Ý kiến này chưa thật chính xác bởi một số giáo viên quay sang đổ lỗi phụ huynh. Họ cho rằng họ duy trì hình thức khen thưởng vậy để làm hài lòng phụ huynh. Nhưng đó chỉ là ngụy biện, bởi có một bộ phận giáo viên "bán điểm" cho phụ huynh qua những buổi học thêm, có đi học thêm với cô thì học trò mới có thể đạt điểm cao và đạt danh hiệu trong học tập. Nhưng tôi tin số phụ huynh và giáo viên này không nhiều.
Căn nguyên nhất cho hiện tượng khen thưởng vô tội vạ không gì khác ngoài áp lực thành tích của giáo viên, hiệu trưởng và nhà trường. Chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục không phải vì sự phát triển tương lai của con em chúng ta, mà chúng ta đang tạo nên một nền giáo dục để phục vụ cho những mục đích của người lớn, đó là tham vọng của phụ huynh, thành tích của giáo viên và hiệu trưởng.
Bệnh thành tích trong giáo dục còn thể hiện ở những khía cạnh nào, thưa ông?
-"Bệnh thành tích" trong giáo dục nói chung là nằm ở chỗ chúng ta đã và đang thiết kế một hệ thống giáo dục chỉ hướng tới con đường đi theo học vấn đại học mà không chú trọng đến giáo dục nghề nghiệp. Tư tưởng "học để làm quan" vẫn còn ăn sâu trong nếp nghĩ của chúng ta. Vì thế chúng ta vẫn đang duy trì một hệ thống giáo dục THPT theo mô tuýp cũ cổ súy cho giáo dục học thuật chỉ phục vụ vào đại học mà xem nhẹ giáo dục nghề nghiệp. Sự tồn tại hàng loạt trường chuyên, lớp chọn là sản phẩm của nó.
Ở các quốc gia phát triển như: Đức, Singapore, Nhật... chương trình THPT được thiết kế theo hướng chuyên biệt theo từng lĩnh vực theo năng lực của mỗi học sinh. Họ có những trường trung học chuyên về kỹ thuật, kinh tế, các môn để các em theo con đường đại học, giảm tải các môn văn hóa vì nó không phục vụ gì cho nghề nghiệp các em sẽ làm.
Học giỏi và thành công chưa chắc song hành
Nhiều người đánh giá cao và mong muốn học sinh nào cũng giỏi, vậy đối với những học sinh trung bình liệu có thành công trong cuộc sống sau này?
-Nhiều ví dụ sống điển hình không chỉ trong nước mà còn trên thế giới mà nhắc đến không ai không biết về năng lực học của họ và thành công của họ. Như Steve Jobs, Bill Gates... không học hết đại học hoặc bỏ giữa chừng. Nhiều ngôi sao, doanh nhân thành công ở Việt Nam cũng chưa học hết đại học...
Nền giáo dục chúng ta khá nặng và khó hơn nên học sinh trung bình của Việt Nam có thể tương đương với khá của học sinh Úc. Tuy nhiên, ở Úc xã hội chưa bao giờ quan niệm rằng học sinh học giỏi sẽ thành công trong cuộc sống sau này. Với trường học, giáo dục đơn nhất theo hướng học thuật như Việt Nam, trong thực tế thì nhiều học sinh học rất giỏi nhưng lại thất bại trong cuộc sống thực tế. Trong khi đó, có những người chưa tốt nghiệp đại học, thậm chí học chỉ trung bình nhưng lại rất thành công trong lĩnh vực của mình.
Là người nghiên cứu về giáo dục tại Úc, ông cảm thấy có những điểm khác biệt nào giữa đánh giá, xếp loại học sinh giữa hai nước?
-Từ hiện tượng trên có thể thấy vấn đề đánh giá trong giáo dục của chúng ta có nhiều điều đáng bàn. So với các quốc gia khác như Úc chẳng hạn. Họ đánh giá năng lực học sinh dựa trên sự tiến bộ của học sinh đó chứ không phải dùng để so sánh với học sinh khác. Cách đánh giá cũng rất đa dạng chứ không nhất thiết là chỉ giấy khen.
Thường tất cả kết quả đánh giá - dù điểm số hay bất kỳ ở hình thức nào - đều gửi riêng cho học sinh đó và được luật giáo dục xem nó là quyền riêng tư của học sinh. Nếu muốn công khai phải xin ý kiến học sinh đó. Như vậy, có sự khác biệt lớn giữa hai nước và rõ ràng đó sẽ không được xem như là tiêu chí để đánh giá giáo viên có nhiều học sinh giỏi hay không.
Qua câu chuyện giấy khen, ông có kiến nghị đối với ngành giáo dục?
-Học để làm quan còn ăn sâu vào tiềm thức chúng ta. Để xóa bỏ, trước hết cần thay đổi lại tư duy nhận thức của xã hội, của các nhà quản lý giáo dục, của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục các em.
Hãy trả nền giáo dục về với đúng bản chất của nó là để đào tạo những cá nhân được phát triển một cách toàn diện đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng sống cũng như năng lực nghề để có thể thành người tự do và công dân có ích cho xã hội. Cần phải thiết kế lại hệ thống giáo dục, hướng nó phát triển theo đa dạng để có thể phát triển hết năng lực của mỗi học sinh, chứ không nên định hướng giáo dục học thuật như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Vừa qua, trước thông tin xuất hiện hình ảnh một nam sinh "lọt thỏm" trong lớp học giữa các bạn ai cũng được giấy khen, Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu bức ảnh được chia sẻ trên mạng có thật, giáo viên làm sai hướng dẫn, quan điểm của bộ trong đánh giá học sinh. Đó là không được so sánh các học sinh với nhau. Hiện, Bộ GD&ĐT dự thảo thông tư mới về đánh giá học sinh tiểu học. Hình thức khen thưởng trong dự thảo thông tư có nhiều điểm khác với hiện nay, trong đó không có sự so sánh giữa các học sinh.
Tiếp tục ưu tiên phát triển nguồn nhân lực Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề cập cụ thể, toàn diện về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đánh giá kết quả đạt được và nêu lên những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ tới. Để xây dựng, phát triển Hà Nội thành...