Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ: Bắt đầu từ đâu?
Giáo dục tình cảm xã hội (GDTCXH) trở nên cần thiết với bậc học mầm non. Trẻ được GDTCXH sẽ phát triển toàn diện và trưởng thành tốt hơn. Để làm rõ nội dung này, Báo GD&TĐ có cuộc trò chuyện với bà Monisha Diwan – chuyên gia giáo dục đến từ Văn phòng UNICEF khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trẻ cần được GDTCXH để phát triển toàn diện.
Sự cần thiết phải GDTCXH
* GDTCXH có tác động tích cực thế nào đối với trẻ ở bậc học mầm non?
- Trong nội dung phát triển trẻ thơ và xây dựng năng lực, tôi xin nhấn mạnh nội dung quan trọng nhất là GDTCXH cho trẻ. Thông qua kết quả nghiên cứu thần kinh về não cho thấy, sự phát triển kỹ năng TCXH đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ hiện nay và sau này. Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Bộ GD&ĐT Việt Nam triển khai tập huấn đến các cán bộ, giáo viên mầm non ở các địa phương để hiểu rõ sự cần thiết và biện pháp xây dựng năng lực này, giúp cho việc xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu trên. Các năng lực TCXH là những phân khúc quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mầm non.
Khi chia sẻ việc GDTCXH cho trẻ với các giáo viên, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh những năng lực quan trọng nằm trong quá trình phát triển của trẻ, như năng lực áp dụng các quy tắc xã hội, hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng sự đa dạng, bảo vệ môi trường bảo vệ tự nhiên, tự chủ tích cực, giải quyết các xung đột tiếp nhận quan điểm của những người khác. Đây là những năng lực chúng tôi muốn phát triển ở trẻ, nhưng trước khi phát triển ở trẻ, chúng ta cần xây dựng sự hiểu biết cho người lớn, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo… để thông qua đó mới tác động tích cực đến việc xây dựng hành vi cho trẻ.
* Việt Nam là quốc gia đa dạng về văn hóa, dân tộc, điều kiện kinh tế – xã hội. Vậy việc triển khai GDTCXH cần phải thực hiện thế nào cho hợp lý, thưa bà?
Video đang HOT
Bà Monisha Diwan
- Ở Việt Nam tôi đã đến cả thành thị và nông thôn, đúng là có sự đa dạng về dân cư, dân tộc cũng như điều kiện kinh tế – xã hội nhưng hiệu quả công tác giáo dục ở Việt Nam rất đáng khen ngợi. Chúng tôi thấy cho dù có sự khác biệt về dân cư và điều kiện sống, nhưng việc GDTCXH cho trẻ thì không phân biệt vùng miền, dân tộc, xã hội, trẻ cần được GDTCXH để trưởng thành tốt hơn.
Chỉ có điều, tùy theo điều kiện KT-XH và văn hóa khác nhau, khi thực hiện công cụ GDTCXH thì chúng ta phải cùng một cách thực hiện đó là lồng ghép vào nhà trường, vào các khung chương trình đưa vào dạy trẻ. Ở Gia Lai, một tỉnh Tây Nguyên còn khó khăn, dù lớp học còn nghèo nàn, cô giáo cũng không phải có trình độ cao, nhưng đã đem đến cho trẻ điều tuyệt vời, đó là niềm đam mê với nghề, tình yêu của cô giáo dành cho trẻ và cô giáo luôn đặt trẻ làm trọng tâm của công tác giáo dục.
Ngày đầu vào lớp 1. Ảnh minh họa/ Internet
Các nhà trường Việt Nam cần làm gì
* Theo bà các trường đào tạo sư phạm ở Việt Nam cần nhận thức về việc này thế nào?
- Nói đến GDTCXH là chúng ta muốn xây dựng cho GV khả năng tự tin. Thực tế qua các khóa tập huấn, tôi muốn mỗi GV phải cảm nhận được giá trị của GDTCXH. Đối với trẻ, GDTCXH khiến các em phải thấy an toàn, vui vẻ và hạnh phúc thì mới hấp dẫn các cháu theo học và GV phải tạo được điều đó trong lớp học. Có một thực tế khi trẻ được trang bị kỹ năng TCXH, sẽ có tác động mạnh mẽ đến bạn bè, cộng đồng cùng xây dựng nên sức mạnh chung.
Ví dụ, khi trẻ nhỏ chơi với nhau, xảy ra những xung đột với bạn. Chúng ta giáo dục thế nào, quát mắng trẻ hay dạy trẻ biết thỏa thuận với bạn. Ở đây chúng ta dạy trẻ cách tìm ra những lựa chọn mà nó tốt đẹp hơn. Dạy cho trẻ sớm nhận biết con nên làm thế nào, cần làm gì để giải quyết thách thức đặt ra. Để thực hiện tốt điều đó không có cách nào khác là thông qua GDTCXH, để hình thành kỹ năng giải quyết sự việc ôn hòa, hợp lý. GDTCXH không chỉ có ở trẻ mà cận nhận thức ở cả gia đình, nhà trường và xã hội, những nhà quản lý. Đặc biệt là các nhà trường, các thầy cô giáo có được sự hiểu biết cần thiết về GDTCXH thì mới tạo ra được môi trường tốt GD cho trẻ.
* Xin cám ơn bà!
Tôi muốn nói rằng, chúng ta cần dành cho trẻ những yêu thương, quan tâm ngay từ những năm tháng đầu tiên đi học ở bậc mầm non. Trong đó GDTCXH cần được lồng ghép vào trong tổng thể cả một chương trình GDMN, đảm bảo xây dựng một chương trình GDMN tốt. Khi chúng ta đánh giá chương trình GDMN thì cũng cần đo lường được tác động của công tác GDTCXH để xem trong chương trình đó nó được lồng ghép thế nào, các phụ huynh có tham gia vào không, các GV đã được xây dựng các năng lực TCXH như thế nào. Tôi cho rằng các trường sư phạm cần phải đưa nội dung GDTCXH vào để giải thích cho sinh viên hiểu GDTCXH là gì, nó góp phần xây dựng, định hướng con người trong tương lai ra sao từ khi còn là một đứa trẻ nhỏ. Đã là dạy cho trẻ MN thì GDTCXH phải hết sức thực tiễn.
Dĩ Hạ (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Ngôi nhà thứ hai
Một trong những cuốn sách bán rất chạy của tác giả người Mỹ Robert Fulghum từng gây ấn tượng mạnh với tôi ngay từ tựa sách: "All I really need to know I learned in kindergarten", có nghĩa là: "Tất cả những gì cần biết tôi đều học từ lớp mẫu giáo". Đây cũng là câu nói thông dụng tại Mỹ khi nói về giáo dục mầm non.
Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa tại trường
Khác với suy nghĩ ban đầu của gia đình tôi, chọn trường mầm non cho con ở bang Virginia - nơi tôi đang sinh sống rất dễ dàng và thuận tiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, gia đình tôi đã đưa bé gái đầu đến học tại một trường gần nhà khi bé tròn 5 tuổi. Trước đây, khi con chưa đủ tuổi, tôi gửi con vào nhà trông trẻ vì trường mầm non ở Mỹ chỉ nhận học sinh vào độ tuổi này. Lúc đăng ký nhập học, chần chừ mãi tôi mới quyết định cho con đi học bằng xe buýt đưa rước. Chỉ khi quan sát con suốt một tuần, tôi mới yên tâm phần nào vì con không sợ hãi mà còn rất vui. Có một câu chuyện ở trường làm nhiều bậc phụ huynh rất cảm động đó là hình ảnh thầy hiệu trưởng luôn đứng trước trường đón học sinh mỗi ngày bất kể thời tiết như thế nào.
Theo quy định, ở bang Virginia, chỉ có một giáo viên phụ trách một lớp học có sĩ số giới hạn là 16 em. Vì nuôi dưỡng mầm non là công việc cực kỳ quan trọng và đòi hỏi những kỹ năng được đào tạo chuyên nghiệp, nên ngay từ khâu quản lý việc kinh doanh trường mầm non ở Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽ để tránh xảy ra những điều không nên có.
Có thể trong ấn tượng của nhiều người, giáo dục Mỹ thuộc kiểu tự thân phát huy, giáo viên tùy ý giảng dạy. Nhưng trên thực tế, nền giáo dục ở Mỹ rất linh hoạt. Tiêu chí chung của các trường là vừa học vừa chơi và chú trọng xây dựng tính tự lập cho trẻ từ rất sớm. Từ nhà trông trẻ đến trường mẫu giáo không bao giờ thiếu sách và đồ chơi. Giáo viên dạy trẻ biết cách đánh vần, làm toán, viết, vẽ và đọc những quyển sách nhỏ và đơn giản để các bé hiểu về khoa học đời sống, kỹ thuật, nghệ thuật... Ngoài ra, các cô còn hướng dẫn kỹ năng biết bảo vệ bản thân, cách tự chăm sóc đảm bảo vệ sinh sức khỏe và quy tắc ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như: "Nếu bạn hứa, hãy giữ đúng lời" hay "Cái gì không phải của bạn thì bạn đừng sờ vào", hoặc "Nếu bạn mượn thì bạn phải trả". Phụ huynh cũng luôn được khuyến khích tham gia nhiều hoạt động được tổ chức trong và ngoài lớp học cùng với con.
Tẻ không nghiêm khắc quản lý trẻ em, nhưng không phải thế mà các học sinh vô lễ. Sẽ có hình thức phạt nếu các em phạm lỗi. Tuy nhiên, đây là hình thức phạt như không phạt vì các bé chỉ được giáo viên nhắc nhở và nặng hơn là cho bé tự suy nghĩ trong vòng vài phút để nhận ra lỗi của mình. Trường mầm non ở Mỹ sẽ không đánh, không mắng học sinh do mọi hành vi đánh trẻ em đều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Môi trường lành mạnh, ấm áp ở trường khiến tôi cũng phần nào yên tâm hơn vì không phải lo lắng quá nhiều khi gửi con.
MINH LAN
Theo SGGP
Nhìn thấy cô, con khóc toáng lên thì cần chuyển lớp ngay Đến trường mầm non là một bước ngoặt quan trọng với trẻ. Đây là thời điểm đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời của trẻ. Để trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, cha mẹ cần có sự lựa chọn trường mầm non an toàn cho trẻ. Ảnh minh họa - nguồn internet Tâm lý lo lắng Chuyển tiếp...