Giáo dục thụ động sẽ biến con người thành nô bộc

Theo dõi VGT trên

“Cuộc sống đã có nhiều thay đổi so với 30 năm trước. Chúng ta cần có sự thức thời, vượt qua ngăn cách của ý thức hệ để học lấy những gì là tinh hoa tốt đẹp về giáo dục của bất cứ dân tộc nào, bất kỳ chế độ nào”- Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên.

LTS: Trân trọng giới thiệu Phần 2 tọa đàm 30 năm đổi mới: Nhìn từ quốc sách giáo dục với các khách mời nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên và nhà nghiên cứu/ thành viên nhóm đối thoại giáo dục Phạm Hiệp.

Nhà báo Thu Hà:Các vị đều quả quyết giáo dục có vai trò quan trọng để tạo ra những thay đổi ở Việt Nam phải không ạ?

Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Gốc thì là như thế, nhưng thực tế phát triển kinh tế- XH cho thấy điều đó chưa rõ ràng về sức mạnh của giáo dục. Vì, mục tiêu học ở ta là “học để thi”, để đạt điểm cao nên thực chất hiện nay các nhà trường, các nhà quản lý giáo dục vẫn chú trọng vào kiến thức chứ chưa chú trọng vào kỹ năng.

Tôi bỗng nhớ đến trường hợp này ở Mỹ, cách đây ít lâu, tivi đưa, và khi đó, tôi nghĩ ngay rằng đó là sản phẩm của giáo dục, của giáo dục kỹ năng sống rất thiết thực, giúp cho con người biết cách xử lý trong các tình huống ngặt nghèo.

Một em bé 07 t.uổi, sống sót trong một vụ t.ai n.ạn máy bay ở Mỹ đã biết vượt qua quãng đường 03km để gõ cửa một gia đình kêu cứu. Rõ ràng giáo dục nhà trường ở Mỹ đã trang bị cho em bé kỹ năng biết cách giải quyết các tình huống, khắc nghiệt như thế.

Còn ở ta thì sao, mới đây, trên mặt báo có thông tin về câu chuyện giữa một vị nhân danh tiến sĩ với Bộ Giao thông, xung quanh vấn đề sân bay Long thành. Sự phản ứng giữa hai bên cũng vô tình phản chiếu điều tôi dẫn chứng- sự thiếu hụt của kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các vấn đề.

Trong trường hợp này nếu mỗi người chúng ta có kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng sống được giáo dục cẩn thận trong nhà trường thì chắc hai bên sẽ không để xảy ra những điều đáng tiếc, buồn cười cho xã hội.

Còn trong một quốc gia, một xã hội, nếu ngành giáo dục chỉ tập trung học để thi, bỏ qua không dạy kỹ năng sống thì sản phẩm người sẽ khiếm khuyết, sẽ luôn lúng túng, đầu bạc rồi vẫn… lúng túng trước những tình huống bất ngờ của thực tiễn.

Giáo dục là cốt lõi của nhiều vấn đề trong một xã hội, một quốc gia. Mục tiêu của mọi nền giáo dục là đào tạo một đội ngũ nhân lực có kỹ năng sống tốt, có phẩm chất tốt, có khả năng chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển.

Ông Phạm Hiệp: Nhìn từ góc độ giáo dục chỉ có 3 tiêu chí: chất lượng, số lượng, và công bằng. Và nhiệm vụ của giáo dục chỉ xoay quanh 3 câu chuyện này.

Trong 30 năm qua, các nghị quyết, các chiến lược phát triển cũng đã nhắc đến ba tiêu chí này rồi. Như vậy, về mục tiêu thì chúng ta cũng không xa rời so với yêu cầu chung của thế giới nhưng về cách làm thì đang có vấn đề.

Về chất lượng, như nhà báo Kim Dung từng đặt câu hỏi, tại sao chúng ta cứ tự biên soạn mà không nhập khẩu giáo trình từ một nước khác…. đây là tư duy về cách làm.

Trong thực tế, tất cả các chương trình liên kết với nước ngoài đã làm theo cách chị Kim Dung đề xuất. Ở khu vực giáo dục tư nhân, trường đại học Duy Tân cũng đã ký hợp đồng với một trường của của Mỹ để sử dụng giáo trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về khoa học máy tính theo chuẩn của họ. Hay đại học FPT cũng vậy, họ đã xin được cơ chế là dùng nguyên giáo trình của nước ngoài.

Giáo dục thụ động sẽ biến con người thành nô bộc - Hình 1

Video đang HOT

Các khách mời của tọa đàm. Ảnh: Lê Anh Dũng

Về vấn đề công bằng thì có hai cách, chúng ta cứ nghĩ bậc đại học, học phí phải thấp thì các em nhà nghèo mới có thể đi học được, điều này có đúng hay không?

Nghiên cứu của chúng tôi và rất nhiều nhóm nghiên cứu khác trên thế giới chỉ ra rằng, với những nước không đủ nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học nhằm đảm bảo chất lượng, học phí càng thấp thì lại càng tăng bất bình đẳng.

Ví dụ cụ thể, ở thời điểm hiện tại hơn 40% sinh viên Việt Nam đến từ 20% gia đình giàu nhất, dưới 10% sinh viên đến từ 20% gia đình nghèo nhất. Những con số này tệ hơn so với thực tế của 10 năm trước. Tức là tình hình bất bình đẳng đang có chiều hướng xấu đi.

Cách làm của thế giới đối với nền giáo dục đại chúng là để công bằng thì học phí phải cao; đồng thời hỗ trợ cũng phải nhiều thông qua chính sách học bổng, vay vốn. Đây cũng là đề xuất của nhóm đối thoại giáo dục vừa được công bố.

Tóm lại, khi đối diện với tình hình giáo dục đại học mới thì không thể áp cách làm, cách quản lý cũ được nữa.

Nhà báo Thu Hà:Khi bàn về giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu và triết lý giáo dục của chúng ta lỗi nhịp chưa bắt kịp được sự phát triển của kinh tế, xã hội. Các vị chia sẻ như thế nào về nhận xét này?

Ông Nguyễn Minh Thuyết: Lúc nãy tôi đã nói đến câu chuyện mục tiêu rồi. Mục tiêu hài hòa đúng đắn là có thể chấp nhận được. Giáo dục là để hoàn thiện nhân cách phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, trên cơ sở đó xây dựng một đội ngũ nhân lực, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Mục tiêu luôn có hai mặt, phản ánh hai trường phái về mặt triết học trong giáo dục. Một trường phái là vị cá nhân, người ta cho rằng giáo dục chỉ có chức năng hoàn thiện nhân cách cá nhân, thứ hai là trường phái vị xã hội, giáo dục là đào tạo ra con người phục vụ xã hội.

Đối với Việt Nam thì phải hài hòa được hai mục tiêu đó thì mới có thể làm nền móng vững chắc phát triển giáo dục được. Hai mục tiêu đó đặt ra triết lý giáo dục nào, ở giai đoạn này chỉ có thể đề ra triết lý giáo dục phù hợp với giai đoạn này thôi. Chứ tôi cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng, nước ta chưa có triết lý giáo dục.

Làm sao có chuyện một Đảng cầm quyền đã được 80 năm mà chưa đưa ra được triết lý giáo dục được. Trong thực tế, chúng ta đã đưa ra có triết lý như học đi đôi với hành, lý luận gắn liền thực tiễn, giáo dục gia đình đi liền với giáo dục nhà trường và xã hội…, toàn triết lý đúng cả, và còn nguyên giá trị đến hôm nay và cả ngày mai.

Nhưng, đến giai đoạn này thì chúng ta phải bổ sung.

Về thực học: nếu xét từ mục tiêu đào tạo nhân lực cho xã hội, thực học có nghĩa là mình chú trọng phát triển những ngành có tác động trực tiếp đến phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, nước nghèo mà muốn đuổi kịp các nước khác thì chỉ một cách là đầu tư vào những ngành thực hành, ứng dụng để phát triển nhanh bằng các nước. Các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội thì đào tạo vừa phải thôi, đừng dàn trải.

Thực học còn được hiểu là tăng cường thời gian thực hành. Làm gì có nước nào suốt ngày ngồi khoanh tay học lý thuyết suông nữa. Việc thực hành cần phải được triển khai ngay từ các cấp học phổ thông.

Về tính dân chủ là phải tạo điều kiện để xã hội tham gia phát triển giáo dục, giám sát, quản lý giáo dục và hưởng thành quả từ giáo dục. Chúng ta phải xây dựng được xã hội học tập. Xã hội học tập tôi đang nói khác với kiểu xã hội học tập ngày trước, tức là ai cũng đi học tại chức để lấy bằng, đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ. Xã hội học tập chúng ta cần hiện nay là thiếu gì học đấy.

Hồi tôi sang Canada dạy tiếng việt, lớp của tôi có tới một nửa là ông già, bà già. Tôi tò mò tìm hiểu thì được biết họ là thợ ảnh, là giáo sư, là nhà ngoại giao, người nội trợ. Họ đi học không phải để lấy bằng, mà để bù đắp kiến thức họ thấy thiếu. Đó là xã hội học tập thật sự. Đó là triết lý dân chủ.

Xét từ mục tiêu đào tạo cá nhân để phát triển và hoàn thiện năng lực cá nhân, dân chủ là để cho người ta mở miệng ra và đầu được tự do. Tự do học thuật và tự do thảo luận.

Tôi nhớ, Giáo sư Hoàng Tụy từng nói, người Việt Nam mình không phải là không thông minh nhưng óc tưởng tượng của mình kém quá. Bị gò ép qua hàng ngàn năm phong kiến đã triệt tiêu mất óc tưởng tượng. Giờ chúng ta đã đổi mới, chấp nhận sự sáng tạo, chấp nhận những suy nghĩ khác lạ phải được xem là điều bình thường, có như vậy thì mới thoát ra được, thì mới phát triển được.

Tóm lại, phải xây dựng cho được một nền giáo dục thực học, một nền giáo dục dân chủ thì ta mới đi nhanh được.

Giáo dục thụ động sẽ biến con người thành nô bộc - Hình 2

Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Phạm Hiệp: Cái mà tôi quan tâm là triển khai những triết lý thành tiêu chí như thế nào; và nó sẽ được tích hợp ra sao; tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh trải nghiệm như thế nào là cái mà tôi quan tâm.

Giáo dục Việt Nam vẫn chưa có phương pháp triển khai những triết lý, biến nó trở thành những mục tiêu có lộ trình, có tính toán có kỳ vọng khó khăn và thuận lợi.

Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Chúng ta đã tranh luận, có thể nói là cãi nhau rất nhiều về triết lý giáo dục. Cuối cùng thì cuộc tranh cãi bị bỏ lửng, chưa ai giải thích được triết lý giáo dục ở Việt Nam như thế nào.

Quay lại với những tranh cãi quanh triết lý giáo dục. Điều này phản ánh rằng người Việt rất hàn lâm. Lý luận thì rất ghê nhưng đi vào vấn đề cụ thể thì yếu.

Về mục tiêu và triết lý hãy đi theo hướng “Giáo dục đ.ứa t.rẻ trở thành chính nó”. Bản thân con người từ khi là đ.ứa t.rẻ đã có bản ngã riêng, nhưng giáo dục phải làm sao giúp đ.ứa t.rẻ đó khi trưởng thành, vừa có kiến thức của nhà trường trang bị, vừa phát triển nhân cách, và có tính cách, cá tính riêng. Tính cách này là “sản phẩm” của giáo dục ở nhà trường, trong gia đình, và ngoài xã hội.

Mục tiêu quan trọng của giáo dục là khơi dậy, phát huy một cách tốt nhất sự sáng tạo, trí tuệ, bản lĩnh, và tính chủ động của mỗi cá thể.

Có điều, nền giáo dục của ta thoát thai từ thời phong kiến, rồi ảnh hưởng nền giáo dục Pháp (giáo dục thuộc địa) tiếp đến áp dụng mô hình giáo dục Nga Xô Viết. Sự ảnh hưởng của cả ba nền giáo dục đó là mang nặng tính hàn lâm, thụ động.

Cuộc sống đã đúc kết một thực tế, nền giáo dục nào mà không dạy cho con người tính chủ động, thì sẽ có xu thế đào luyện nô bộc, bản ngã cá nhân bị xóa nhòa. Khi mà bản ngã cá nhân, sự khác biệt bị xóa nhòa, không được tôn trọng, sự sáng tạo, tư duy phản biện của con người bị gò ép thì sẽ kéo theo hệ lụy là sự chậm phát triển của cả một dân tộc.

Tôi nhớ ngày xưa đi học, những đ.ứa t.rẻ cá tính khác biệt một tí lập tức bị quy cho là học sinh cá biệt, mà khái niệm cá biệt là khái niệm tiêu cực trong khi thực tế, rất có thể những đ.ứa t.rẻ cá biệt, khác biệt đó là dấu hiệu của tài năng (tuy không phải tất cả). Nhưng thời đó, những đ.ứa t.rẻ như vậy luôn bị định kiến, v.ùi d.ập.

Từ những trải nghiệm, thực tiễn được cuộc sống đúc kết tôi cho rằng làm sao để “Giáo dục chính là giáo dục”. Điều này mang ý nghĩa giống anh Thuyết đã nhắc tới là một nền giáo dục thực học, thứ hai là có dân chủ.

Tôi đặc biệt chú ý tới tính dân chủ trong giáo dục. Cách đây ít lâu trong các trường ĐH, có chủ trương là để sinh viên góp ý giảng viên. Lúc đó có một cuộc tranh luận rất quyết liệt cho rằng làm như thế là làm cho hình ảnh người thầy mất thiêng. Đã là thầy thì phải luôn luôn đúng.

Thế mới thấy, giáo dục mà không giúp con người khai phóng, không giúp sinh viên năng lực phản biện thì họ sẽ chỉ ru rú trong sợ hãi.

Tôi còn nhớ tại một cuộc họp của Bộ Giáo dục chủ trì đã loan báo, “một trong những nét mới của cuộc cải cách sắp tới là tôn trọng học thuật”. Nếu làm được như vậy thì thật đáng mừng. Nhưng tôi vẫn lo là không biết chúng ta có thực hiện không, hay chỉ nói xong để đấy.

Tôi không khỏi nghi ngờ bởi trong giáo dục vẫn còn những người không chấp nhận sự khác biệt. Mới đây thôi, chỉ trong quy mô một hội thảo nhỏ của trường sư phạm, một ý kiến khác biệt đã bị “lôi ra để mà trị” còn gì. Điều đó khiến tôi không thể không trăn trở, liệu mục tiêu dân chủ của chúng ta trong cuộc cải cách giáo dục sắp tới đây có thành công hay không?!

Nhà báo Thu Hà: Băn khoăn của chị cũng là băn khoăn của cả xã hội hiện nay. Là người gắn bó với ngành giáo dục lâu năm, theo chị ai, điều gì sẽ tác động và sự thành bại của cuộc cải cách sắp tới của Bộ Giáo dục?

Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Mọi sự đều do những người cầm cân nảy mực của giáo dục và những đồng sự cùng toàn thể ngành giáo dục quyết định.

Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi tư duy chiến lược, sự am hiểu về giáo dục và cả tấm lòng vì con trẻ của người lãnh đạo rất quan trọng. Từng có vị cán bộ quản lý khi nói về triết lý giáo dục ông ấy bảo “nghị quyết là triết lý giáo dục rồi, cứ thế mà thực hiện thôi!”(?)

Những cách hiểu, cách tư duy như thế cần phải thay đổi. Để sự cải cách giáo dục thành công chúng ta cần sự đổi mới từ não trạng của từng người, từ lãnh đạo ngành, chính quyền các địa phương cho đến từng thầy cô giáo, từng người dân.

Tư duy giáo dục cần đón kịp sự chuyển biến của xã hội. Nên nhớ rằng chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, sự phát triển của công nghệ thông tin cho đến thông tin đa chiều khiến con người ta thay đổi cách nghĩ, bởi lượng tiếp nhận thông tin hằng ngày rất là lớn và sự thay đổi của thế giới tác động vào người VN cũng rất mạnh.

Đó cũng là xu hướng tích cực. Nếu như những người lãnh đạo, những người đầu não của ngành giáo dục chỉ khuôn sáo trong nguyên tắc, theo đuổi những chính sách mà thực tế rất xa rời cuộc sống thì mãi mãi chẳng bao giờ thoát ra khỏi thế kẹt.

Bài học thì chúng ta có nhiều rồi, nhưng rút được gì từ những bài học đó thì chúng ta chưa làm được. Tôi dám cược rằng nếu vẫn giữ cách làm, cách nghĩ như hiện nay thì trong 5-7 năm nữa chúng ta sẽ lại tranh cãi về chuyện đổi mới chương trình sách giáo khoa. Chúng ta sẽ lại nói về những chuyện mà chúng ta đang nói hôm nay.

Nếu mà bộ máy đầu não của giáo dục không thay đổi, vẫn… cần mẫn đi theo lối mòn xưa cũ thì cuộc cải cách giáo dục chúng ta đang mong mỏi sẽ khó thành công.

(Còn tiếp kỳ 3)

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"
23:13:31 20/09/2024
NTK Thái Công công bố chính thức kết hôn với bạn trai Huy Yves sau 10 năm đồng hành
19:09:08 20/09/2024
Xôn xao hình ảnh khác lạ của "người hùng" U23 Việt Nam Vũ Văn Thanh: Góc nghiêng hốc hác không thể nhận ra
20:30:07 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo bất ngờ được ủng hộ chỉ trích HLV Ten Hag

Sao thể thao

00:57:20 21/09/2024
Cựu hậu vệ Manchester United, Paul Parker, đã ủng hộ những bình luận của Cristiano Ronaldo khi anh chỉ trích tinh thần của HLV Ten Hag không dám cổ vũ các học trò vô địch Premier League lẫn Champions League.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng ở Hà Giang

Pháp luật

23:53:38 20/09/2024
Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Đặng Ngọc Luyến.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Chồng bác sĩ bay vào Sài Gòn cổ vũ Thanh Lam đến tận 12h đêm

Sao việt

23:09:27 20/09/2024
Trên trang cá nhân, ca sĩ Thanh Lam kể chị nhận lời tham gia một gameshow tại Sài Gòn vì bị MC Trấn Thành dụ dỗ. Đây là điều mà chị gọi là cuộc cách mạng đổi mới với mình.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.