Giáo dục STEM trong Chương trình GD phổ thông mới
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới – cho rằng: Chương trình cải thiện rõ vị trí của GD tin học và GD công nghệ. Điều này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng giáo dục STEM, mà còn là sự điều chỉnh kịp thời của GDPT trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Học sinh hào hứng với không gian thực hành STEM tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng
Có đủ các môn học STEM
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, trongChương trình GDPT mới, vai trò của giáo dục STEM thể hiện ở những điểm sau: Có đầy đủ các môn học STEM; cải thiện rõ rệt vị trí của giáo dục tin học và giáo dục công nghệ; Yêu cầu dạy học tích hợp và đổi mớ i phương pháp giáo dục của Chương trình GDPT mới, tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM trong chương trình môn học, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh; Tính mở của Chương trình GDPT mới cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục của địa phương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và những hoạt động giáo dục được xã hội hoá.
Chia sẻ về một số hình thức giáo dục STEM trong Chương trình GDPT mới, GS Nguyễn Minh Thuyết nhắc đến việc dạy học theo chủ đề liên môn; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; câu lạc bộ khoa học – công nghệ; các hoạt động tham quan, thực hành, giao lưu với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Các hoạt động dạy và học có thể được thực hiện ở phòng học bộ môn, vườn trường, không gian sáng chế (makerspaces) hoặc ở các cơ sở giáo dục, đơn vị kinh tế – xã hội ngoài khuôn viên trường học.
“Giáo dục STEM còn được thể hiện rõ trong một số chương trình môn học, như chương trình môn Hóa học, Công nghệ, Toán và Tin học” – GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay.
Video đang HOT
Học sinh phổ thông hào hứng với các tiết học STEM
Nhiều cơ hội thể hiện tư tưởng giáo dục STEM
Các kiến thức trong môn Hoá học đều có mối quan hệ hữu cơ với các môn học khác như Toán học, Vật lí, Sinh học. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, thông qua mô hình STEM, học sinh được học Hoá học trong một chỉnh thể có tích hợp với Toán học, Công nghệ, Kĩ thuật và các môn khoa học khác. Không những thế, học sinh còn được trải nghiệm, được tương tác với xã hội, với các doanh nghiệp, từ đó kích thích được sự hứng thú, tự tin, chủ động trong học tập, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù; tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng với nhu cầu nguồn nhân lực hiện đại.
Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Với Chỉ thị trên, Việt Nam đã chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình GDPT, tạo điều kiện để liên kết các sáng kiến và hoạt động giáo dục STEM đơn lẻ hiện nay.
Giáo dục STEM trong môn Công nghệ được thực hiện thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập từ tiểu học tới trung học, như mô hình điện gió, điện mặt trời, ngôi nhà thông minh, các bài toán thiết kế kĩ thuật và công nghệ, nghề nghiệp STEM; các dự án nghiên cứu thuộc các lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, hệ thống nhúng, robot và máy thông minh. Khi triển khai chương trình, giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ sẽ tiếp tục được mở rộng thông qua dạy học các chủ đề liên môn giữa các môn học. Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, môn Công nghệ và giáo dục STEM đều chú trọng hoạt động, thực hành, trải nghiệm và định hướng sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để triển khai dạy học nhiều nội dung công nghệ tiếp cận STEM.
Với Chương trình môn Toán, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Toán là môn học công cụ. Kiến thức toán học được khai thác, sử dụng nhiều trong các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Địa lí…. Những khai thác có tính tích hợp như vậy vừa mang lại hiệu quả đối với việc học tập các môn học đã nêu, vừa góp phần củng cố kiến thức toán học, đồng thời góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.
Những khai thác có tính đa môn, tích hợp giữa giáo dục Toán học và giáo dục Vật lí sẽ giải quyết được đồng thời ba vấn đề: Củng cố kiến thức toán học, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn (thông qua giáo dục Vật lí) của khái niệm “trọng tâm của một hệ điểm” – một khái niệm khó đối với học sinh, nếu chỉ tiếp cận thuần túy Toán học. Giúp học sinh hiểu rõ kiến thức vật lí; thay vì học những phép tổng hợp lực phức tạp, học sinh có thể vận dụng kiến thức Toán học để hiểu các kiến thức Vật lí một cách dễ dàng hơn. Góp phần rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng tổng hợp cả kiến thức về Toán học và Vật lí vào việc giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Môn có nhiều cơ hội thể hiện tư tưởng giáo dục STEM là Tin học. Chia sẻ điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: Tin học có nhiều điểm chung nhất với đồng thời tất cả các thành phần của STEM là S (Science), T (Technology), E (Engineering), M (Mathematics). Ví dụ, định hướng Khoa học máy tính liên quan rất nhiều đến sự hiểu biết, ứng dụng, đánh giá các công nghệ của nhiều chuyên ngành khác nhau. “Có thể nói tư duy máy tính, các nguyên tắc cơ bản của tính toán, các cơ sở lí thuyết giải quyết vấn đề dựa trên máy tính là chìa khoá dẫn đến thành công của các nhánh khoa học khác như kĩ nghệ, kinh doanh và thương mại trong thế kỉ XXI” – GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Khuyến khích các nữ sinh tự khám phá tiềm năng qua giáo dục STEM
Sáng nay (24/11), Hội đồng Anh tại Việt Nam phối hợp cùng Microsoft tổ chức hội thảo và khóa tâp huấn về 'Thúc đẩy sự quan tâm và tham gia của nữ sinh trong khoa học và đổi mới sáng tạo thông qua giáo dục STEM và các kỹ năng số'. 130 đại sứ STEM sẽ được tập huấn bởi các chuyên gia từ Vương quốc Anh.
Hội thảo khuyến khích các nữ sinh tự khám phá tiềm năng qua giáo dục STEM
Hội thảo nhằm khuyến khích các nữ sinh tự khám phá tiềm năng bằng cách lựa chọn các môn học STEM ở bậc ĐH cũng như định hướng theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp.
Tai buổi hội thảo, Hội đồng Anh và Microsoft đa cùng công bố triển khai dự án 'Thúc đẩy sự quan tâm và tham gia của nữ sinh trong khoa học và đổi mới sáng tạo thông qua giáo dục STEM và các kỹ năng số'. Dự án được tài trợ bởi Bô Ngoai giao Anh và Microsoft Việt Nam nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực STEM và đáp ứng nhu cầu nhân lực lớn cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới.
Dự án sẽ bắt đầu với Trại tâp huấn (boot camp) diên ra từ ngay 24-26/11 cho 130 đại sứ STEM. Các đại sứ sẽ được các chuyên gia từ Vương quốc Anh tâp huấn cách nhận biết và giải quyết các vấn đề tại địa phương bằng cách áp dụng các hoạt động STEM kết hợp với kinh doanh và các yếu tố hợp tác và sáng tạo. Theo đó, 600 học sinh từ 20 trường phổ thông trên toàn quốc, trong đó chiếm đa số là các nữ sinh sẽ được thụ hưởng tư các khóa tập huấn. Các hoạt động của dự án sẽ được triển khai thông qua Trung tâm Giáo dục và Phát triển và Dự án Tuổi trẻ Khởi nghiệp, một thành viên của BK-Holdings.
Các nữ sinh ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin nhận học bổng
Cung trong buổi hội thảo, Microsoft Viêt Nam đã trao 80 suất học bổng 'YouthSpark' cho các học sinh nữ xuất sắc đang theo học cac ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin tại 9 trường ĐH kỹ thuật hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.
STEM, viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học là hình thức giáo dục khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức tổng hợp của các môn liên quan để vận dụng vào các hoạt động giải quyết vấn đề trong thực tế. Thế kỷ 21, các sáng kiến về khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh các quốc gia đang được hưởng lợi nhưng đồng thời cũng phai đối mặt với những thách thức của xu thê toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức. Để thành công trong môt xã hội phụ thuộc nhiều vào thông tin và công nghệ cao như ngày nay, viêc hoc va phát triển khả năng của hoc sinh trong lĩnh vực STEM ơ các cấp học cao hơn la rât cân thiêt.
N.Minh
Theo phunuvietnam
4 lí do giáo dục STEM được nhắc nhiều nhưng chưa triển khai rộng ở Việt Nam Bên cạnh phân tích nguyên nhân, các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước tại Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu cũng phân tích thực tiến phát triển STEM trên thế giới, đề xuất biện pháp phát triển STEM tại Việt Nam, không chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn đi sâu về STEM cho các giới,...