Giáo dục sẽ tạo ra nhân tố mới cho các cuộc cách mạng công nghiệp
Theo TS Trần Ngọc Sơn – Trường Đại học Đông Á, trong xu thế hiện nay, giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0, đồng thời giáo dục cũng sẽ góp phần tạo ra những nhân tố mới cho các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) tiếp theo.
Giáo dục sẽ tạo ra những nhân tố mới cho các cuộc cách mạng công nghiệp. Ảnh minh họa/internet
Đào tạo đáp ứng yêu cầu ngành nghề của cuộc CMCN 4.0
Trong bối cảnh công nghệ thay đối rất nhanh, việc trang bị cách thức tự học và ý thức học tập suốt đời càng quan trọng hơn kiến thức của chương trình đào tạo TS Trần Ngọc Sơn
Từ những ảnh hưởng sâu rộng nêu trên của CMCN 4.0 đối với nền giáo dục đại học nói riêng, TS Trần Ngọc Sơn cho rằng, người quản trị trường đại học cần phải tiệm cận với những đổi thay của cuộc cách mạng công nghiệp.
Vai trò của người quản trị trường đại học cần phải có năng lực với những điểm khác biệt trong 3 kỹ năng như: Tri thức, giao tiếp và tư duy, nhằm mục đích giải quyết được vấn đề đặt ra.
Theo TS Trần Ngọc Sơn, nền tảng của CMCN 4.0 là sự kết nối giữa thế giới thật và ảo thông qua phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số và kết nối mạng. Do vậy kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và kỹ thuật số có vai trò rất quan trọng đối với nhà cung cấp và người tiêu dùng.
“Nhiệm vụ của các trường đại học và năng lực tri thức người quản trị đại học trong giai đoạn tới phải đào tạo đủ chuyên gia công nghệ thông tin; tích cực trang bị cho người tốt nghiệp các kiến thức kỹ thuật số và kỹ năng có liên quan để đáp ứng nhu cầu xã hội trong CMCN 4.0″ – TS Trần Ngọc Sơn trao đổi.
Video đang HOT
Cùng với đó vấn đề việc làm và thất nghiệp là hiện tượng phổ biến của quá trình CMCN 4.0, nhất là thời kỳ đầu khi lực lượng lao động chưa thích ứng với điều kiện mới của công nghiệp và sự chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động giữa các lĩnh vực.
Nhấn mạnh thực tế đã có những thay đổi việc làm trên thị trường lao động, TS Trần Ngọc Sơn cho biết, người máy đã bắt đầu thực hiện các công việc phổ thông thay cho con người. Người máy với nguồn học liệu vô tận có thể thực hiện tốt các bài giảng ở một số môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, kể cả khoa học tự nhiên và có thể hoàn toàn thay thế đội ngũ giáo viên hiện nay.
Việc làm ở những lĩnh vực như: Tư vấn pháp luật, kế toán và tư vấn thuế cũng có thể bị thay thế hoàn toàn bởi các robot thông minh. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các trường đại học mà nhất là năng lực giao tiếp để làm việc với con người thì người quản trị định hướng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngành nghề của cuộc CMCN 4.0 và đào tạo lại để thích ứng với ngành nghề mới.
Mặt khác phải chấp nhận một thời kỳ mới trong việc tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực khác hẳn với quan điểm truyền thống vì trang thiết bị của CMCN 4.0 sẽ thay thế rất nhiều các trang thiết bị đào tạo hiện nay và không cần nhiều nhân lực.
Các hình thức đào tạo Online, đào tạo ảo, mô phỏng, số hoá bài giảng,… sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Ảnh minh họa/internet
Xu hướng “đào tạo ảo”…
Cũng theo TS Trần Ngọc Sơn, chương trình đào tạo hiện nay vẫn chưa được linh hoạt, nội dung chưa phù hợp với nhu cầu và xu thế thị trường lao động CMCN 4.0. Các trường đại học và người quản trị cần có năng lực tư duy thực hiện hoạt động đào tạo theo hai hướng: một mặt phải đáp ứng tính định hướng xã hội, mặt khác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động CMCN 4.0.
Tuy nhiên, áp lực đối với các trường đại học càng lớn khi chương trình đào tạo vừa đáp ứng tính chuyên môn cao trong lĩnh vực nhất định, vừa đáp ứng tính liên ngành gồm: công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng, kiên thức chuyên ngành… và các kỹ năng khác không thể thiếu như: khả năng suy nghĩ có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng liên kết giữa thế giới thực và ảo, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác liên ngành.
Một vấn đề khác đặt ra cho nhà quản trị đại học là cách thức tổ chức để chuyển tải nội dung chương trình đào tạo đến người học. TS Trần Ngọc Sơn trao đổi, CMCN 4.0 đòi hỏi phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số và hệ thống mạng.
“Các hình thức đào tạo Online, đào tạo ảo, mô phỏng, số hoá bài giảng,… sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Điều này tạo áp lực lớn cho các trường đại học về chuẩn bị nguồn lực tổ chức giảng dạy, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, xây dựng không gian học tập, các trang thiết bị tương ứng mà người quản trị cần có năng lực tổ chức và triển khai” – TS Trần Ngọc Sơn nêu vấn đề.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chú trọng đào tạo sau đại học để cung cấp nguồn nhân lực bậc cao
Trong 5 năm gần đây, nhà trường đã đào tạo cho hơn 1.500 học viên sau đại học, trong đó hơn 100 học viên trình độ Tiến sĩ và hơn 1.400 học viên Thạc sĩ.
Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng khen thưởng thủ khoa đầu vào khóa 36. Ảnh: TT
Ngày 19/1, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai giảng lớp sau đại học khóa 36 cho 180 học viên cao học và một nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông.
Các học viên cao học thuộc các ngành như: Kỹ thuật cơ khí động lực, khoa học máy tính, Kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện...
Những học viên này đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào đầy cam go với những tiêu chí lựa chọn ngặt nghèo. Kết quả trúng tuyến của học viên được công nhận bởi Đại học Đà Nẵng.
Phó Giáo sư Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã chúc mừng các tân nghiên cứu sinh, tân học viên cao học khóa 36 của trường.
Thay mặt nhà trường, thầy Vinh đã khen thưởng thủ khoa đầu vào khóa 36.
Theo thầy Vinh, qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, nhà trường không ngừng mở rộng quy mô đào tạo đại học và sau đại học.
Trường đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
"Hướng đến là một trường đại học nghiên cứu nhà trường rất chú tâm đến việc gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu, luôn chú trọng đến công tác đào tạo sau đại học.
Nhà trường xem đây là một trong những nguồn cung cấp nhân lực bậc cao cho khu vực miền Trung - Tây nguyên và cả nước", thầy Vinh cho hay.
Trong 5 năm gần đây, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã đào tạo cho hơn 1.500 học viên sau đại học, trong đó có hơn 100 học viên đạt trình độ Tiến sĩ và hơn 1.400 học viên nhận bằng Thạc sĩ.
Trong hai năm 2016, 2017, nhà trường đã được Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Có hai chương trình được đánh giá và công nhân đạy chuẩn quốc tế AUN - QA, đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế bởi Tổ chức kiểm định châu Âu HCERES.
Theo Giaoduc.net
Sứ mệnh cao cả nghiệp trồng người Mỗi năm khi mùa xuân chạm ngõ, người ta thường có thói quen suy ngẫm về những chặng đường đã qua, đồng thời hoạch định cho chặng đường mới. Và đây cũng là dịp để mỗi người làm công tác giáo dục nhìn lại sứ mệnh nghiệp trồng người của mình ảnh minh họa Và mùa xuân này cũng vậy, nhưng nó có...