Giáo dục sẽ khó tháo được “nút thắt” nếu không đề cập đến tiền lương

Theo dõi VGT trên

GS Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, chính sách về tiền lương của nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết 2 khóa 8 không được đề cập đến trong dự thảo sửa đổi Luật giáo dục lần này sẽ rất khó tháo gỡ được những “ nút thắt” trong giáo dục hiện nay.

Đánh giá về dự thảo Luật Giáo dục được trình để lấy ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV lần này,GS Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, dự thảo Luật đã thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra trong các Nghị quyết, nhất là Nghị quyêt 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho các hoạt động giáo dục.

Tạo sự đồng bộ và thống nhất giữa Luật Giáo dục với các bộ luật mới được ban hành trong những năm gần đây, đảm bảo việc thực thi pháp luật được rõ ràng, nghiêm túc, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo.

Các quy định trong dự thảo sẽ giúp các nhà trường và những người tham gia hoạt động giáo dục tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc do các quy định cũ không rõ ràng hoặc không còn phù hợp, hoặc chưa có quy định. Nhiều sửa đổi, bổ sung tôi cho là rất mạnh dạn và hướng tới các chuẩn mực quốc tế.

“Tôi tin rằng nếu dự thảo Luật được các Đại biểu Quốc hội cho ý kiến và cơ quan soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp sau, thì chắc chắn chúng ta sẽ có một đạo luật về giáo dục đáp ứng được các yêu cầu của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới” – GS Hiển nhấn mạnh.

Giáo dục sẽ khó tháo được nút thắt nếu không đề cập đến tiền lương - Hình 1

GS Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Tránh tình trạng bao biện, ôm đồm

Thưa GS, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quản trị nhà trường nhằm hướng tới các mô hình quản trị cơ sở giáo dục theo xu hướng trao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục đại học. GS đánh giá như thế nào về những sửa đổi này?

Tôi cho rằng, những sửa đổi, bổ sung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục là cần thiết và mức độ như đã nêu trong dự thảo lần này là phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta, cũng như trình độ quản lý của các nhà trường và cơ quan quản lý.

Như vậy sẽ tránh được tình trạng bao biện, ôm đồm, phát huy được sự sáng tạo của cơ sở nhưng cũng không buông lỏng trách nhiệm quản lý, định hướng và có các hỗ trợ cần thiết.

Tuy nhiên, cũng cần có phân biệt rõ hơn về phạm vi và mức độ tự chủ của các loại cơ sở giáo dục. Chẳng hạn, đối với các trường đại học, các trường cần được tự chủ nhiều hơn. Mặc dù điều này đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học, nhưng vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng.

Còn đối với các trường phổ thông, do đặc điểm và nhiệm vụ của nhà trường rất khác so với các trường đại học, nên phạm vi và mức độ tự chủ, tuy vẫn phải được đề cao, nhưng nên ở mức vừa phải và cần làm từng bước để tránh sự ngộ nhận hoặc lo lắng, hiểu lầm không đáng có.

Nâng chuẩn trình độ giáo viên – nhiệm vụ nặng nề

Dự thảo Luật lần này có một quy định được dư luận hết sức quan tâm là nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, THCS từ trung cấp, cao đẳng lên đại học? GS đánh giá như thế nào về nội dung sửa đổi này?

Tôi hoàn toàn tán thành với đề xuất nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học và THCS từ tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng sư phạm lên trình độ đại học như quy định trong dự thảo.

Theo tôi, đây là giải pháp quan trọng, mang tính đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trước hết là ở 2 cấp học nền tảng là tiểu học và trung học cơ sở. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung ở nhiều nước là giáo viên phổ thông dù dạy ở lớp nào thì cũng đều phải có trình độ đại học và nghiệp vụ sư phạm.

Tuy nhiên, nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua thì đây sẽ là một nhiệm vụ rất nặng nề đối với ngành Giáo dục vì sẽ phải đào tạo lại để đạt chuẩn một số lượng rất lớn giáo viên tiểu học (khoảng 40%) và giáo viên trung học cơ sở (khoảng 25%) hiện mới chỉ có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng sư phạm.

Video đang HOT

Đồng thời, ngành Giáo dục cũng sẽ phải tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm, một nhiệm vụ không hề đơn giản, nhất là đối với các trường cao đẳng sư phạm ở các địa phương.

Nhưng tôi tin rằng, chủ trương này sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi và ngành Giáo dục sẽ thực hiện được yêu cầu đặt ra.

Sinh viên sư phạm phải có việc làm

Cũng liên quan đến vấn đề đội ngũ, cụ thể là đào tạo giáo viên, Dự thảo Luật thay đổi quy định về chính sách học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm. Theo GS, thay đổi này sẽ có tác động như thế nào tới chất lượng đào tạo sư phạm trong thời gian tới?

Trong Luật Giáo dục ban hành năm 1998 có quy định, học sinh, sinh viên các trường sư phạm không phải đóng học phí. Quy định này đã có tác dụng nhất định trong việc thu hút học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm và góp phần đào tạo được đội ngũ giáo viên phổ thông có chất lượng.

Tuy nhiên, từ đó đến nay đã 20 năm, đã có nhiều thay đổi trong xã hội và trong hệ thống sư phạm, việc thực hiện quy định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, làm cho tác dụng của nó đang bị hạn chế dần. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, cũng đã đến lúc cần phải xem xét để thay đổi quy định này.

Theo tôi, đề xuất của Ban soạn thảo là học sinh, sinh viên các trường sư phạm được vay một khoản tiền nhất định từ quỹ tín dụng để đóng học phí và chi trả một phần sinh hoạt phí cho toàn bộ khóa học. Sau này, nếu tốt nghiệp, ra công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. Còn nếu không thì đương nhiên sẽ phải hoàn trả khoản vay này.

Quy định như vậy là hợp lý, vừa đảm bảo được ưu tiên cho những người theo đuổi nghề sư phạm (thực chất là vẫn được miễn học phí và các ưu đãi khác), vừa nâng cao được hiệu quả chính sách ưu đãi của nhà nước, đảm bảo sự công bằng.

Còn đánh giá sự thay đổi sẽ tác động thế nào đến chất lượng đào tạo sư phạm trong thời gian tới thì tôi chưa dám đưa ra các dự báo. Vì có một thực tế là hiện nay, đối với nhiều học sinh, sinh viên giỏi và gia đình họ, sức hấp dẫn của ngành sư phạm không dừng ở việc được miễn học phí nữa, mà quan trọng hơn là tìm được việc làm và có được mức lương thỏa đáng. Theo tôi, đây mới là cốt lõi của vấn đề mà chúng ta cần giải quyết.

Vậy, còn điều gì GS mong muốn mà chưa đề cập trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung hay không?

Trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp lần này, Ban soạn thảo đã đưa ra được rất nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, góp phần hoàn thiện bộ Luật cơ bản về giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, tôi rất tiếc và băn khoăn vì một số đề xuất có trong các dự thảo trước đây – những đề xuất rất mạnh dạn, mang tính đột phá – nhưng vì một số lý do nào đó đã không được đưa vào trong dự thảo lần này.

Thứ nhất, giáo dục phổ thông giai đoạn đầu (từ lớp 1 đến lớp 9) mới chỉ được coi là giáo dục cơ bản. Theo tôi, nên khẳng định đây là giai đoạn giáo dục bắt buộc và miễn phí như ở nhiều nước đã làm. Điều đó cũng là khẳng định trách nhiệm của nhà nước.

Thứ hai , chính sách về tiền lương của nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết 2 khóa 8 không được đề cập đến sẽ rất khó tháo gỡ được những “nút thắt” trong giáo dục hiện nay.

Tôi hy vọng, những vấn đề này sẽ được các Đại biểu Quốc hội xem xét, trao đổi trong quá trình soạn thảo dự án Luật và được các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền để đi đến quyết định phù hợp nhất.

Xin trân trọng cảm ơn GS !

Minh Thu (thực hiện)

Theo Dân trí

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã đưa ra sự đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những "nút thắt" cảm trở giáo dục đại học phát triển.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung sẽ được đưa ra thảo luận lấy ý kiến.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách - Hình 1

Cơ sở đào tạo còn được tự chủ trong việc: quy định các tiêu chuẩn đối với giảng viên quy định cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ để tuyển chọn, thu hút giảng viên, đặc biệt là giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học .

6 điểm mới căn bản trong dự thảo Luật Giáo dục đại học mà Bộ GD&ĐT đưa ra. Cụ thể:

Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học

Đây là chính sách lớn nhất thể hiện trong Dự thảo Luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở GDĐH phát huy tối đa nội lực, tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:

Về tự chủ trong hoạt động chuyên môn: Các cơ sở GDĐH được tự chủ mở ngành, tự chủ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo ở trong và ngoài nước; tự chủ trong hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học - công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐH.

Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo để Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn Hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên và tiêu chuẩn cac chức danh quản lý. Hiệu trưởng trường đại học công lập do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận trên cơ sở đề xuất của Hội đồng trường; Hiệu trưởng trường đại học tư thục do Hội đồng quản trị quyết định (bỏ quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận).

Tự chủ tài chính, tài sản thể hiện ở quy định về nếu không sử dụng ngân sách, cơ sở GDĐH có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo; được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu hợp pháp.

Để nâng cao hiệu quả tự chủ, cơ sở GDĐH phải công khai, minh bạch về các điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng thực tế trong các hoạt động; có trách nhiệm giải trình về các hoạt động của mình về việc thực hiện các chuẩn chất lượng, thực hiện cam kết với người học và các bên liên quan.

Đổi mới quản trị đại học

Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ, quy định Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính... Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của Hội đồng trường.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục, bổ sung quy định về bộ máy quản lý theo tiêu chí chủ sở hữu để vận dụng mô hình quản trị doanh nghiệp; Thực hiện bình đẳng trường công và trường tư, bổ sung các quy định phù hợp để khuyến khích đầu tư, phát triển các trường tư thục.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, dự thảo quy định cơ chế quản trị tiệm cận với xu hướng quốc tế, không có Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị quyết định theo cơ chế phổ thông, đầu phiếu, không theo cơ chế đối vốn... để tương đồng với mục đích không vì lợi nhuận và phân biệt rõ với cơ chế quản trị của trường đại học tư thục khác.

Đổi mới quản lý đào tạo

Dự thảo Luật xây dựng một số chuẩn chất lượng cho GDĐH như chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn cơ sở GDĐH... làm công cụ quản lý nhà nước, tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới.

Dự thảo Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về hình thức đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian, chương trình, tổ chức và quản lý đào tạo, văn bằng chứng chỉ đối với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực chuyên môn đặc thù.

Đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học

Trước hết, Dự thảo Luật quy định các loại cơ sở đào tạo trong hệ thống GDĐH gồm: đại học, trường đại học (bao trường đại học, học viện) với các tiêu chí đặc trưng:

Đại học phải là cơ sở GDĐH đào tạo đa lĩnh vực, đào tạo đến trình độ tiến sĩ, bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên và/hoặc các trường chuyên ngành. Các cơ sở GDĐH ngoài công lập cũng có thể trở thành đại học nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trường đại học, học viện là chế định chung, học viện là một loại trường đại học, để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Dự thảo tiếp cận việc quản lý Nhà nước theo hướng: cơ quan quản lý nhà nước tập trung quy định chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, tạo hành lang pháp lý cho GDĐH. Cụ thể: quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH theo Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 19-NQ/TW; quy định việc phân loại, xếp hạng các cơ sở GDĐH theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam; quy định rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp văn bằng, kiểm định chất lượng... để các trường tự chủ thực hiện, yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong GDĐH.

Sửa đổi quy định về giảng viên theo hướng đảm bảo chuẩn chất lượng, giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH trong việc bổ nhiệm, suy tôn các chức danh giảng viên.

Dự thảo đã quy định việc xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ giảng viên, quy định tỷ lệ cụ thể của giảng viên tham gia Hội đồng trường công lập và đại diện giảng viên tham gia Ban kiểm soát của trường tư thục để phát huy năng lực của đội ngũ giảng viên, thực hiện dân chủ trong tự chủ, quy định việc thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng giảng viên; giữ quy định về chuẩn giảng viên đại học và giữ 5 chức danh nghề nghiệp của giảng viên theo xu hướng quốc tế (trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư), không phụ thuộc vào chức danh viên chức để thực hiện bình đẳng giữa giảng viên trường công và trường tư; quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ.

Việc giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH trong việc bổ nhiệm, suy tôn các chức danh giảng viên được thể hiện tại quy định: giảng viên đạt chuẩn chức danh theo quy định thì được hiệu trưởng bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định.

Cơ sở đào tạo còn được tự chủ trong việc: quy định các tiêu chuẩn đối với giảng viên quy định cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ để tuyển chọn, thu hút giảng viên, đặc biệt là giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học .

Các quy định trên vừa đáp ứng được cơ chế tự chủ của các trường đồng thời vừa đảm bảo tính thống nhất theo các chuẩn mực chung về chất lượng giảng viên trong toàn hệ thống, tạo cơ sở để quy định chế độ chính sách đối với giảng viên và sự suy tôn của xã hội đối với giảng viên, tránh tình trạng có cơ sở đào tạo bổ nhiệm, phong chức danh giảng viên chưa đạt chuẩn để tăng chỉ tiêu tuyển sinh.

Về tài chính, tài sản trong GDĐH

Đối với nhà nước, ngân sách để dùng để đầu tư, phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành, vùng đặc thù để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; có cơ chế phân bổ nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả.

Các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện thì Nhà nước quy định khung giá/ giá cụ thể. Các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ sở GDĐH xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật, công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động được quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ...

Tài sản của cơ sở giáo dục đại học công lập được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc quan ly, sử dụng tài sản công; cơ sở được tự chủ sử dụng một phần tài sản vào kinh doanh, cho thuê, liên kết nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển theo quy định của Chính phủ.

Cơ sở GDĐH ngoài công lập: Các trường tư thục cần để lại tối thiểu 25% chênh lệch thu chi để đầu tư phát triển trường nhưng không bắt buộc đưa vào khối tài sản chung không chia. Các trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không được chia lãi theo thông lệ quốc tế; chênh lệch thu chi để đầu tư phát triển trường là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Tài sản chung hợp nhất không phân chia (gồm: tài sản được viện trợ, tài trợ, hiến tặng, cho tặng và tài sản khác được pháp luật quy định) thuộc sở hữu của cộng đồng nhà trường, do hội đồng quản trị đại diện quản lý, sử dụng vì mục đích phát triển trường và phục vụ lợi ích của cộng đồng, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào.

Các cơ sở GDĐH được liên doanh, liên kết, thành lập doanh nghiệp... để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, phát triển dịch vụ đào tạo; phải thực hiện kiểm toán và công khai nguồn tài chính, việc sử dụng các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật.

Nhật Hồng

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Cực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệpCực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệp
07:49:36 02/02/2025
6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may
06:00:17 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Không được về ngoại, vợ tôi đi nhậu suốt 3 ngày Tết

Không được về ngoại, vợ tôi đi nhậu suốt 3 ngày Tết

Góc tâm tình

09:26:37 02/02/2025
Năm đầu làm dâu, vợ nằng nặc đòi về ngoại đón Tết nhưng không được bố mẹ tôi đồng ý; vậy là cô ấy tỏ thái độ bằng việc đi nhậu triền miên suốt mấy ngày đầu năm.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Sức khỏe

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định

Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định

Tin nổi bật

09:13:47 02/02/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đang xác minh một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội về vụ việc một tài xế ô tô bị hành hung ở bến phà Cồn Nhất, thị trấn Giao Thủy, huyện Giao Thủy.
11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

Thế giới

09:11:31 02/02/2025
Tối 1/2, một lãnh đạo huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai thanh niên đuối nước và mất tích.
Vẻ đẹp cuốn hút của khách sạn hơn 1.300 tuổi ở Nhật Bản

Vẻ đẹp cuốn hút của khách sạn hơn 1.300 tuổi ở Nhật Bản

Du lịch

09:02:24 02/02/2025
Khách sạn cổ mang tên Nishiyama Onsen Keiunkan tọa lạc ở tỉnh Yamanashi của Nhật Bản là khách sạn duy nhất trên thế giới tồn tại hơn 1.300 năm.
Áo khoác và váy: Combo trang phục sang ngút ngàn cho dịp Tết

Áo khoác và váy: Combo trang phục sang ngút ngàn cho dịp Tết

Thời trang

08:46:08 02/02/2025
Váy liền và chân váy luôn là kiểu trang phục được yêu thích trong dịp Tết. Lý do cho sự phổ biến của váy chính là nét nữ tính, nổi bật, giúp người mặc trông long lanh hơn.
5 kiểu tóc đơn giản rất hợp khi mặc váy

5 kiểu tóc đơn giản rất hợp khi mặc váy

Làm đẹp

08:43:10 02/02/2025
Đây là 5 kiểu tóc đơn giản mà điệu đà, rất thích hợp để diện cùng váy vóc, giúp bạn tự tin tỏa sáng trong mọi dịp.
Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Chú chó cảnh sát mất 'thưởng cuối năm' vì ngủ gật trong giờ làm

Netizen

08:03:26 02/02/2025
Khi mới 2 tháng tuổi, trong một lần được chủ dắt đi công viên, tiềm năng của chú chó đã được huấn luyện viên chó nghiệp vụ Zhao Qingshuai phát hiện. Người chủ quyết định trao tặng Fuzai cho đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ.
'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

Hậu trường phim

08:01:04 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành là một nỗi thất vọng lớn khi mang đến một kịch bản yếu, diễn xuất kém thuyết phục, tràn ngập những tình tiết gượng ép...
BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

Nhạc việt

07:45:26 02/02/2025
Viberate, trang web chuyên phân tích và đánh giá dữ liệu các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, đã công bố BXH nghệ sĩ Vpop hot nhất.
Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?

Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?

Sao việt

07:42:19 02/02/2025
Mới đây, nữ diễn viên đăng tải clip tình tứ bên Võ Cảnh tại Thụy Sĩ. Cư dân mạng cho rằng khoảnh khắc này của cặp đôi như đang ngầm công khai chuyện tình cảm.