Giáo dục: “Quyền rơm, vạ đá”

Theo dõi VGT trên

Có “quyền” mà không có “lực”, dân gian gọi là “ quyền rơm”, nếu cơ quan công quyền rơi vào tình trạng “quyền rơm” thì không thể thực thi quyền lực…

Suốt thời gian dài, giáo dục được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ, được các cấp lãnh đạo khen ngợi, động viên song cũng nhận không ít “mưa đá” từ dư luận, trong đó phải kể đến những nhận xét không kém gay gắt từ một số đại biểu Quốc hội và cha mẹ học sinh.

Thời gian gần đây, xu hướng “ghét” hơn là “yêu” giáo dục có chiều hướng tăng cao, ghét vì chương trình nặng, ghét vì sách giáo khoa tốn t.iền, ghét nhà giáo vì nạn dạy thêm, nạn phong bì ngày lễ, vì một số cư xử không phù hợp trong nhà trường, không ít trường hợp, ngôn từ sử dụng không còn là góp ý mà trở nên cay nghiệt.

Vậy ngành Giáo dục đáng bị chê trách hay cần một sự thông cảm, nói chính xác là cần một sự đ.ánh giá công bằng, khoa học từ người dân, các phương tiện truyền thông và đặc biệt là từ những cơ quan có trách nhiệm định hướng dư luận như Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở phát thanh, truyền hình trung ương?

Giáo dục: Quyền rơm, vạ đá - Hình 1

Suốt thời gian dài, giáo dục được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ, được các cấp lãnh đạo khen ngợi, động viên song cũng nhận không ít “mưa đá” từ dư luận. Ảnh minh họa: VTV

Người viết cho rằng câu thành ngữ “Quyền rơm, vạ đá” vận vào giáo dục không phải là không có cơ sở.

Trong tiếng Việt, từ “quyền” không đứng đơn lẻ mà thường gắn với các từ khác để tạo nên nhóm từ ghép, chẳng hạn “quyền lực, quyền hành, quyền năng,…”.

Quyền lực của bất kỳ cá nhân, hội đoàn hay thể chế chính trị phải gồm cả “thực quyền” và “thực lực”, tuy nhiên quyền lực lại luôn tiềm ẩn hai trạng thái, có “quyền” không có “lực” hoặc có “lực” không có “quyền”.

Có “quyền” mà không có “lực”, dân gian gọi là “quyền rơm”, nếu cơ quan công quyền rơi vào tình trạng “quyền rơm” thì không thể thực thi quyền lực, sớm hay muộn thực thể mang “quyền rơm” cũng trở thành công cụ bị các thế lực khác điều khiển.

Trong quản trị nhà nước, nếu trong một quốc gia hay vũng lãnh thổ nào đó quyền của dân chúng trở thành “quyền rơm” thì ở đó tồn tại một thể chế chuyên quyền, độc đoán, lực lượng lãnh đạo có nguy cơ đi ngược lại lợi ích của dân chúng, chống lại nguyện vọng của dân chúng, trở thành rào cản sự phát triển xã hội.

Trường hợp có “lực” mà không có “quyền” sẽ dẫn tới tình trạng hoặc là “mua quyền” hoặc là “cướp quyền”.

Khái niệm “Tư bản lũng đoạn” chính là minh chứng cho những thế lực kinh tế hùng mạnh lấn át nhà nước, biến nhà nước thành công cụ phục vụ cho lợi ích của nhà tư bản hoặc chí ít cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của nhà tư bản hoạt động.

Vậy vì sao nói “quyền rơm” gắn với Giáo dục?

Thứ nhất, các định chế quản lý giáo dục

Video đang HOT

Các khoản 2, 3, 4 điều 100, Luật Giáo dục 2005 quy định:

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.

Như vậy bằng một đạo luật, Nhà nước chính thức chia quyền quản lý giáo dục cho ba chủ thể: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp.

Điều này hoàn toàn khác so với cách thức quản lý độc quyền trong các ngành khác như Quân đội, Công an, Hải quan, Thuế,…

Trong Giáo dục, chiếm tỷ trọng lớn nhất là bậc phổ thông được giao cho địa phương quản một cách “toàn diện, triệt để” vì theo luật, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về “ đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học” – như khoản 4 điều 100 Luật Giáo dục quy định.

Giáo dục đại học gồm hai bậc học là Cao đẳng và Đại học, hiện gần toàn bộ khối cao đẳng (trừ một số trường cao đẳng sư phạm) do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Phần lớn trường cao đẳng sư phạm địa phương lại do các tỉnh, thành phố quản lý.

Mảng giáo dục đại học ngoài công lập cũng không khác mấy. Theo quy định thì Hội đồng Quản trị các đại học ngoài công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh nơi trường đặt trụ sở công nhận.

Không những thế, mục d, khoản 1, điều 22 “Điều lệ trường đại học” ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg quy định:

Chủ tịch hội đồng quản trị đại học ngoài công lập phải trình văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị; đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị”.

Cách thức quản lý nhà nước nêu trên thực chất đã coi chính quyền địa phương là “chủ quản” của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đảm nhận vai trò giám sát nội dung, chương trình chứ không quản lý nhà nước toàn diện về giáo dục với các đại học ngoài công lập.

Những điều nêu trên đã được Tiến sĩ Dương Xuân Thành, thành viên Ban Nghiên cứu và phân tích chính sách Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trình bày trong bài viết “Quan niệm sai lầm về “địa phương chủ quản” – thực trạng và kiến nghị” đăng trên website của Hiệp hội ngày 27/4/2017. [1]

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực sự quản lý bao nhiêu cơ sở giáo dục và bao nhiêu nhân lực giáo dục? Câu hỏi này sẽ được trả lời ở phần sau.

Thứ hai, chia để quản lý

Nguyên tắc “Chia để quản lý” trong giáo dục không giống khái niệm “Chia để trị” thời thực dân – phong kiến nhưng có sự giống nhau kỳ lạ về kết quả mang lại, nó đều làm suy yếu cơ quan quản lý và đối tượng chịu sự quản lý.

Sự phân mảnh quyền quản lý nhà nước về giáo dục tạo nên sự độc lập của chính quyền địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngoại trừ mảng nội dung, chương trình, điều này chẳng những không tạo động lực phát triển mà ngược lại còn tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích biến giáo dục hay thành nơi kinh doanh, chẳng hạn qua việc sát hạch cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ cho giáo viên phổ thông, buôn bán sách giáo khoa hay tuyển dụng viên chức giáo dục,…

Địa phương giàu như Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất miễn học phí cho bậc trung học cơ sở, yêu cầu có bộ sách giáo khoa riêng của thành phố,…

Địa phương nghèo thì để học trò học trong những căn phòng rách nát không thể gọi là lớp học theo nghĩa đơn sơ nhất.

Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục ra đời đã hơn 5 năm, những cơ quan rất hoành tráng được thành lập như “Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực”, “Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo”, “Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa” và nhiều thứ khoác áo “quốc gia” khác như đề tài quốc gia về triết lý giáo dục Việt Nam,…

Có một vấn đề đúng là mang tầm quốc gia, được khẳng định là “Quốc sách hàng đầu”, được nhấn mạnh trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong Nghị quyết 29 của Trung ương là lương nhà giáo thì lại phải chờ đợi chưa biết đến bao giờ thực hiện.

Số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được tác giả Bùi Nam dẫn lại trong bài: “Lương giáo viên Việt Nam so với đồng nghiệp toàn cầu” đăng trên Giaoduc.net.vn cho thấy ở cấp tiểu học, ba quốc gia trả lương cho nhà giáo thấp nhất là Slovakia 19.000 USD/năm (khoảng 40 triệu đồng/tháng), Cộng hòa Séc 22.000 USD/năm (khoảng 46 triệu đồng/tháng) và Hungary 25.000 USD/năm (khoảng 52 triệu đồng/tháng).

Mức lương này tương đương lương một năm của giáo viên tiểu học Việt Nam.

Ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khá nhiều cơ quan, tổ chức có quyền tham gia định hướng giáo dục chẳng hạn: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực và Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo…

Giáo dục được “quan tâm” như thế hay là buộc phải cõng trên vai những “cơ chế quyền lực” to như thế, nặng như thế?

( Còn nữa)

Xuân Dương

Theo giaoduc.net.vn

Bệnh thành tích, những con số giật mình

Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện năm 2017 đã đưa ra những con số biết nói, đáng suy ngẫm về bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay.

Bệnh thành tích, những con số giật mình - Hình 1

Vì áp lực thành tích mà một giáo viên của trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu học sinh tát bạn 231 cái

Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 140 cuộc tọa đàm với 710 đối tượng là học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh (HSSV, CMHS), giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ sở, phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương, cán bộ cộng đồng, các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục ở 4 tỉnh thành phổ được khảo sát là Hà Nội, TPHCM, Hưng Yên và Nghệ An.

Bệnh thành tích biểu hiện ở mọi đối tượng

Theo PGS. Vũ Trọng Rỹ, thành viên nhóm nghiên cứu, đối với học sinh, bệnh thành tích được biểu hiện ở khía cạnh là HS gian dối trong học tập cốt để có thành tích cao (73% HSSV, CMHS và giáo viên được hỏi khẳng định có biểu hiện này ở HS), HS nhờ can thiệp để làm đẹp học bạ, hồ sơ để được khen thưởng hoặc để được lên lớp (hơn 48% ý kiến đồng ý với ý kiến này). Đặc biệt, kết quả phỏng vấn HSSV cho thấy các em quá chú trọng vào các kỳ thi để lấy điểm số cao mà không chú tâm tới kiến thức mình thu nạp được. Vì vậy, nhiều HS không có những hiểu biết xã hội, thiếu kỹ năng sống, còn sinh viên ra trường thiếu kiến thức thực tế, không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Đối với giáo viên, có tới gần 38% đối tượng được khảo sát cho rằng, giáo viên thiếu trung thực trong đ.ánh giá kết quả học tập của học sinh lớp mình dạy/chủ nhiệm để được nhà trường công nhận danh hiệu thi đua. Có tới gần 65% các chuyên gia đ.ánh giá biểu hiện này ở giáo viên là tương đối phổ biến và phổ biến. 27% người được khảo sát cho rằng giáo viên thiếu trung thực trong báo cáo kết quả công tác của mình để được nhận danh hiệu thi đua cao hơn thực tế. Tuy nhiên, có tới 40% giáo viên, giảng viên né tránh không trả lời hai câu hỏi này. Trong đó, giáo viên THCS "né" không trả lời là 66,7%, THPT là 47,9% và tiểu học là 38,4%. Kết quả tọa đàm với giáo viên cho thấy biểu hiện bệnh thành tích ở giáo viên khá rõ nét, giáo viên dung túng, bao che lỗi của HS do sợ ảnh hưởng đến thi đua hàng tuần của lớp. Giáo viên có những biểu hiện đối phó như sát đến ngày kiểm tra, cho HS làm trước những bài gần giống đề kiểm tra để đạt điểm cao hơn, sẵn sàng nâng điểm cao hơn thực tế, làm đẹp học bạ để lớp mình được đ.ánh giá cao.

Đối với cấp lãnh đạo có 50% các chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng có 4 biểu hiện của bệnh thành tích : Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh vào cuối kỳ, cuối năm cao hơn thực tế để nhà trường đạt các chỉ tiêu thi đua; Lãnh đạo nhà trường báo cáo thiếu trung thực với cấp trên và CMHS; Lãnh đạo nhà trường dung túng, tạo điều kiện cho cấp dưới thổi phồng, ngụy tạo thành tích, che giấu những hạn chế yếu kém để nhà trường đạt danh hiệu thi đua; Lãnh đạo nhà trường mua chuộc cấp trên và những người có chức , quyền để lấp liếm những yếu kém, hạn chế của cá nhân cũng như của nhà trường để nhà trường đạt danh hiệu thi đua.

Còn đối với CMHS thì có 43,1% đ.ánh giá CMHS xin điểm, chạy chứng chỉ, giấy khen g.iải t.hưởng cho con mình để có hồ sơ học tập đẹp để có thành tích cao hơn thực lực là phổ biến và tương đối phổ biến. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chính quyền địa phương cũng góp phần tạo ra bệnh thành tích trong giáo dục khi có 46,2% đối tượng khảo sát cho rằng chính quyền địa phương gây áp lực cho ngành giáo dục bằng mọi cách đạt chỉ tiêu thi đua do địa phương đặt ra. 52,4% các đối tượng được khảo sát cho rằng cơ quan quản lý giáo dục các cấp báo cáo nâng cao thành tích so với thực tế và 59,2% cho rằng cơ quan quản lý còn có biểu hiện dung túng, làm ngơ sự gian dối của cấp dưới vì thành tích của ngành là biểu hiện của bệnh thành tích.

Làm mất niềm tin của xã hội vào giáo dục

Theo PGS. Vũ Trọng Rỹ, qua những cuộc tọa đàm trực tiếp tại địa phương, có một điều dễ nhận thấy là khi hỏi trực tiếp, các giáo viên, cán bộ quản lý đều khẳng định có bệnh thành tích trong giáo dục nhưng ở địa phương mình không có. Đây là một thực tế khi ngành giáo dục muốn chống lại bệnh thành tích sẽ phải đối mặt. PGS. Vũ Trọng Rỹ cũng cho biết, sau khi khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác hại của bệnh thành tích đối với giáo dục. Trong đó, bệnh thành tích đã làm mất niềm tin của xã hội vào giáo dục (82% đối tượng khảo sát đồng ý với ý kiến này). Bệnh thành tích đã tạo ra chất lượng giáo dục ảo, khiến cho người dân và xã hội không thể nhìn nhận được chính xác chất lượng của các cơ sở giáo dục. Tác hại của nó là nguy cơ kéo giáo dục tụt hậu, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, bệnh thành tích đã tạo sự bất bình đẳng trong giáo dục.

Nguyên nhân của bệnh thành tích cũng được nhóm nghiên cứu chỉ ra. Ngoài nguyên nhân khách quan thì có một nguyên nhân quan trọng đó chính là một số chính sách, chủ trương, quy định của Bộ GD&ĐT, của địa phương chưa hợp lý, dễ tạo điều kiện cho bệnh thành tích nảy sinh, phát triển. Trong đó, có các phong trào thi đua còn nặng về hình thức như thi giáo viên giỏi hàng năm. Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm cũng được thực hiện một cách hình thức. Các quy định về đ.ánh giá giáo viên, giảng viên. "Các chỉ tiêu quy định trường chuẩn chỉ được dưới 5% HS yếu kém vì vậy các trường phải "ép" theo con số đó để đảm bảo thành tích chung. Rồi tiêu chí trong quy định về phổ cập giáo dục: bỏ học dưới 1%. Vì vậy, các trường không dám cho HS lưu ban vì nếu lưu ban, HS có thể bỏ học, từ đó ảnh hưởng đến thi đua của trường" - nhóm nghiên cứu nêu thực tế.

"Cũng vì bệnh thành tích" mà trong các kỳ thi hết cấp, nhiều học sinh đã được "đỗ ép" để trường nâng cao tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình, nâng được uy tín của trường. Một lớp có 4 HS cá biệt, hư hỏng nhưng cuối năm, giáo viên chủ nhiệm lại toàn xếp hạnh kiểm khá, tốt. Một lớp bậc tiểu học gồm 43 HS, cuối năm có 42 HS giỏi, 1 HS tiên tiến. Một lớp 12 gồm 40 HS, kỳ 1 có 5-6 HS giỏi đến cuối năm tăng vọt lên 20 em. Hai năm nay, điểm số, các danh hiệu của HS lớp 12 ở nhiều địa phương cũng có bước nhảy vọt vì điểm số, học bạ của các em tham gia xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ", Nhóm nghiên cứu thông tin

NGHIÊM HUÊ

Theo T.iền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kinh hãi lời khai nghi phạm ra tay với cả nhà, từng lập lời thề 20 năm trước
13:34:02 24/06/2024
Vừa dắt tay Midu bước vào biệt thự hào môn, mẹ thiếu gia Minh Đạt loay hoay làm 1 hành động gây bất ngờ
13:51:23 24/06/2024
Hằng Du Mục bị chồng làm khó dễ, buôn bán khó khăn, sống chật vật ở Trung Quốc?
15:08:55 24/06/2024
Thái Trinh tổ chức lễ ăn hỏi, diện mạo chú rể "ăn đứt" tình cũ Quang Đăng?
13:30:36 24/06/2024
Thùy Lâm: Nàng hậu không sử dụng tên thật lúc đăng quang, "ở ẩn" suốt 15 năm
15:39:13 24/06/2024
Trộm 50 chỉ vàng ở đền Bắc Lệ bán lấy t.iền mua xe máy tặng bạn gái
14:54:01 24/06/2024
Cháy nhà ở Đà Lạt, 3 cháu bé t.ử v.ong
13:44:05 24/06/2024
Thần đồng diễn xuất dậy thì thất bại sau 26 năm, hết dao kéo đến đóng p.him 1.8+ vẫn chẳng ai quan tâm
13:26:18 24/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngày Gia đình ASEAN 2024 tại New York

Thế giới

18:41:51 24/06/2024
Các món phở bò, nem rán, bánh mì ba tê, chả và cà phê sữa của Việt Nam đã được bạn bè ASEAN và khách mời đặc biệt quan tâm và khen ngợi.

Tranh cãi bài viết "Bí quyết làm người thứ ba hạnh phúc", coi thường phụ nữ

Netizen

18:41:20 24/06/2024
Mới đây, trên MXH bất ngờ lan truyền một bài viết có tựa đề: Bí quyết làm người thứ ba hạnh phúc. Dù nội dung chưa được xác thực song hàng loạt cư dân mạng đã bày tỏ sự ngỡ ngàng, phẫn nộ với những điều tác giả đề cập trong bài viết này...

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Asanzo bị thay đổi biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giam

Pháp luật

18:32:01 24/06/2024
Trước đó, cả hai bị can này bị cơ quan điều tra khởi tố nhưng cho tại ngoại, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tung teaser hoành tráng và đầy chiêu trò, BB Trần liền vào "đòi công lý"

Tv show

18:02:33 24/06/2024
Qua đoạn teaser, netizen dễ dàng nhận thấy các anh tài không chỉ hát hay nhảy trên sân khấu mà còn kèm thêm nhiều tài lẻ khác như chơi nhạc cụ, đấu võ, thậm chí có thể còn làm cả... ảo thuật.

Kiều nữ trùm sòng bạc Macau lần đầu lộ diện bên Đậu Kiêu, tình trạng hôn nhân hậu ồn ào đổ vỡ gây chú ý

Sao châu á

17:58:39 24/06/2024
Ngày 25/6, tờ On đăng tải ảnh chụp ái nữ trùm sòng bạc Macau Hà Siêu Liên và tài tử Đậu Kiêu hẹn hò giản dị ở 1 quán vỉa hè tại Hong Kong (Trung Quốc).

VCS 2024 mùa Hè: Hủy diệt Team Secret, Vikings Esports thắng trận thứ hai

Mọt game

17:48:15 24/06/2024
Đối đầu đội tuyển mạnh Team Secret, Vikings Esports không gặp nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-0, theo đó giữ chuỗi bất bại tại VCS 2024 mùa Hè.

Ốc Thanh Vân ngày nào cũng khóc kể từ khi sang Úc định cư, CĐM xót xa

Sao việt

17:46:30 24/06/2024
Dõi theo cuộc sống trong khoảng nửa năm qua của Ốc Thanh Vân tại Úc, nhiều khán giả bày tỏ sự ngưỡng mộ trước độ chịu thương chịu khó, chăm chỉ, nỗ lực thích nghi môi trường mới của nữ diễn viên.

Liên tiếp xuất hiện 'hố tử thần' ở thành phố Cẩm Phả

Tin nổi bật

17:12:28 24/06/2024
Địa phương đã nhanh chóng xử lý các hố sụt và lập hồ sơ, ra thông báo đến các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Tinh tinh hoang dã biết tìm cây thuốc để trị bệnh, trị thương

Lạ vui

17:09:36 24/06/2024
Tinh tinh ăn rất nhiều loại thực vật nên việc hiểu là liệu chúng ăn loại cây nào đó do đói hay do tốt cho sức khỏe thật không đơn giản. Các nghiên cứu trong 2 thập kỷ qua đã cho thấy động vật có khả năng tự chữa bệnh.

Chồng "lằng nhằng" với đồng nghiệp nhưng vợ cũ của anh lại nhảy dựng lên rủ vợ mới đi đ.ánh g.hen

Góc tâm tình

17:06:20 24/06/2024
Tình huống bất ngờ, tôi tự nhiên bị treo máy không biết nên phản ứng ra sao. Đời ấy mà, chuyện gì cũng có thể xảy ra được.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng với 3 món dễ nấu

Ẩm thực

16:59:49 24/06/2024
Bữa tối ngon miệng với 3 món ngon miệng mà dễ nấu. Mỗi món ăn đem lại sức hấp dẫn riêng, ai thưởng thức cũng sẽ thích.