Giáo dục quốc phòng và an ninh chính thức thành môn học chính khóa
Giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ là môn học chính khóa đối với học sinh sinh viên với bốn học phần có tổng thời lượng 165 tiết. Thời điểm áp dụng bắt đầu từ ngày 1-7.
Hoạt động học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU)
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT kèm theo Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, trường đại học, học, đại học, đại học quốc gia, đại học vùng là môn học chính khóa.
Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết gồm các nội dung: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam (Học phần 1 – 45 tiết); Công tác quốc phòng và an ninh (Học phần 2 – 30 tiết) ; Quân sự chung (Học phần 3 – 30 tiết); Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật (Học phần 4- 60 tiết).
Các tiết học của cả bốn học phần đều được chia ra gồm lý thuyết và thực hành. Ở nội dung của học phần 4, Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật, sinh viên chỉ có 4 tiết lý thuyết, còn lại 56 tiết thực hành.
Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh được giảng dạy thống nhất cho sinh viên cả hệ chính quy và không chính quy.
Đối với đào tạo trình độ trung cấp sư phạm học hai học phần 1 và 3 với 75 tiết. Đào tạo trình độ liên thông từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng, đại học học bổ sung hai học phần 2 và 4. Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học học đủ bốn học phần.
Bộ GD-ĐT đánh giá đây là môn học đặc thù nên yêu cầu các cơ sở giáo dục căn cứ vào chương trình của Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm đủ thời gian cho các hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành, phù hợp với quy trình, tiến trình và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ hay niên chế học phần, thời gian quy định trong chương trình không bao gồm thời gian ôn thi, kiểm tra.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT yêu cầu trong khóa học Giáo dục an ninh và quốc phòng, căn cứ vào tình hình thực tế, các trường tổ chức cho học sinh, sinh viên đi tham quan, học tập thực tế tại bảo tàng lịch sử quân sự, lực lượng vũ trang hoặc các đơn vị, nhà trường quân đội, công an trên địa bàn.
HOA LÊ
Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm: Loại giỏi ghi Very good!
Bộ trưởng bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ban hành Thông tư Quy định mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm và mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Theo đó, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm và bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 19 cm x 13,5 cm. Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ. Trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng. Trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Tên bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, tên bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm bằng tiếng Việt và tiếng Anh có màu đỏ, các chữ khác có màu đen.
Mẫu bằng và cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm quy định như sau:
Mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm
(1) Ghi chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, bằng tiếng Việt.
(2) Ghi tên cơ sở giáo dục, bằng tiếng Việt.
(3) Ghi tên ngành đào tạo người học đã theo học, bằng tiếng Việt (đối với bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ghi theo Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành).
(4) Ghi họ tên của người được cấp văn bằng, theo giấy khai sinh.
(5) Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 04 chữ số (Ví dụ: 07/02/1981).
(6) Ghi Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá hoặc Trung bình theo Quy chế đào tạo.
(7) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính.
(8) Ghi ngày, tháng, năm cấp văn bằng.
(9) Ghi rõ chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục; thủ trưởng cơ sở giáo dục ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.
(10) Do cơ quan in phôi văn bằng ghi khi cấp phôi.
(11) Do cơ sở giáo dục ghi vào sổ gốc cấp văn bằng khi cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm và bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
(12), (13) Ghi chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục và tên cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm bằng tiếng Anh.
(14) Ghi tên ngành đào tạo người học đã theo học, bằng tiếng Anh.
(15) Ghi đầy đủ họ tên như đã ghi ở điểm (4) bằng tiếng Việt nhưng không có dấu.
(16), (19) Ghi ngày và năm bằng số, ghi tháng bằng chữ tiếng Anh. (Ví dụ: tiếng Việt ghi "ngày 07 tháng 10 năm 2005" thì tiếng Anh ghi "07 October 2005").
(17) Loại Xuất sắc ghi "Excellent", loại Giỏi ghi "Very good", loại Khá ghi "Good", loại Trung bình khá ghi "Average good", loại Trung bình ghi "Ordinary".
(18) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính, bằng tiếng Anh (Ví dụ: tiếng Việt ghi "Hà Nội" thì tiếng Anh ghi "Hanoi").
Ghi chú: Nếu người được cấp văn bằng là người nước ngoài thì ghi các thông tin tại điểm (4), (5), (16), (17) căn cứ theo hộ chiếu.
Thanh Tùng
Giữ vững chất lượng khi tuyển sinh đại học muộn Do học sinh phải nghỉ học kéo dài phòng tránh dịch Covid-19, cho nên Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) đã điều chỉnh lùi thời gian tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020. Vì vậy, kế hoạch thời gian tuyển sinh của phần lớn các trường đại học trên cả nước đều phải thay đổi, muộn hơn so với...