Giáo dục phổ thông: Nhiều thay đổi
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông đang được Bộ GD&ĐT hoàn thành sẽ sớm công bố để lấy ý kiến dư luận.
Theo dự thảo, chương trình giáo dục dự kiến được phân thành 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học, THCS và giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT.
Giảm môn học
Cụ thể, học sinh tiểu học sẽ học các môn bắt buộc toàn phần gồm: Tiếng Việt, Ngoại ngữ 1, Toán học, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta/tìm hiểu xã hội, tìm hiểu tự nhiên.
Nội dung bắt buộc có phân hóa (tự chọn module) gồm: Kỹ thuật và tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và hoạt động tự học có hướng dẫn.
Chương trình giáo dục phổ thông mới khuyến khích trải nghiệm, sáng tạo. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Đối với học sinh THCS, các môn học bắt buộc toàn phần gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1,Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Các môn bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn ở cấp học này là Ngoại ngữ 2.
Video đang HOT
Học sinh THPT chia thành 2 giai đoạn định hướng nghề nghiệp nhỏ gồm: Hướng cho lớp 10 và tiếp cận nghề nghiệp ở lớp 11, 12. Ở lớp 11 và 12, học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn (trong các môn: Ngữ văn 1, Ngữ văn 2, Toán 1, Toán 2, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học 1, Tin học 2, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc).
Tổng số tiết của các môn tự chọn không được thấp hơn 20 tiết/tuần. Ngoài ra, dự thảo mới cũng sẽ không tích hợp môn Lịch sử và Địa lý thành môn khoa học xã hội ở cấp THCS. Ở cấp THPT cũng không gộp lịch sử vào môn học mới là công dân với Tổ quốc như dự thảo trước đó.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ở bậc THPT, phương án mà chương trình tổng thể đưa ra chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Học sinh vẫn phải học quá nhiều môn, không có điều kiện đi sâu vào những lĩnh vực cần cho nghề nghiệp tương lai.
Ngoài ra, nội dung học tập chủ yếu vẫn giới hạn trong một số môn học truyền thống (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học); không đáp ứng được nhu cầu định hướng nghề nghiệp rất đa dạng của học sinh.
Tăng hoạt động trải nghiệm
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình cấp THPT phải thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn. Theo đó, chương trình sẽ dành năm lớp 10 làm năm dự hướng, lớp 11 và lớp 12 để học sinh tự chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp.
Cụ thể, ở lớp 10, học sinh vẫn được học đủ các môn với nội dung hướng nghiệp của từng môn rõ hơn chương trình hiện hành. Trừ 3 môn công cụ Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được dạy suốt năm học, các môn còn lại mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ.
Môn Giáo dục thể chất sẽ được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn. Như vậy, số lượng các môn học ở mỗi học kỳ lớp 10 chỉ vào khoảng 6 hoặc 7.
Sau giai đoạn dự hướng, từ lớp 11 trở đi, học sinh cần được tập trung vào các môn học chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Mỗi học sinh cần chọn khoảng 4 hoặc 5 môn học.
Theo giải pháp này, số môn học sẽ giảm được hơn một nửa. Các học sinh vừa có điều kiện học sâu hơn vừa có thời gian thực hành nhiều hơn để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai
GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay ngoài việc giảm môn học thì chương trình mới sẽ thiết kế tăng thêm các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Cụ thể, hoạt động trải nghiệm sẽ được chia làm 2 loại, một loại gắn với nội dung từng môn học và loại mang tính tích hợp liên môn hoặc xuyên môn.
Loại hoạt động trải nghiệm sáng tạo thứ nhất do giáo viên môn học thực hiện trong số giờ quy định cho môn học đó. Loại hoạt động trải nghiệm sáng tạo thứ hai do từng trường xác định phù hợp với yêu cầu của địa phương, đặc điểm và điều kiện cụ thể của trường.
Chương trình này cũng dự kiến coi việc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo là điều kiện bắt buộc để xét tốt nghiệp, đồng thời khuyến khích các trường ĐH, CĐ lấy đó làm điều kiện ưu tiên xét tuyển.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được dự thảo chương trình tổng thể dành số giờ tương đương môn Toán ở các cấp tiểu học, THCS và bằng hoặc hơn tổng số giờ dành cho hai môn toán, ngữ văn cộng lại ở cấp THPT.
Theo Yến Anh / Người lao động
Hàng chục giáo viên nghỉ Tết không được nhận lương
Vì chưa có hiệu trưởng mới, 26 giáo viên công tác tại trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh (Thanh Hóa) nghỉ Tết mà không được nhận lương.
Nhiều giáo viên công tác tại trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) phản ánh đến hết ngày 21/1, tất cả giáo viên, nhân viên của trường chưa nhận được lương tháng 1.
Từ ngày 1/1, hiệu trưởng và hiệu phó của trường nhận quyết định nghỉ hưu. Mọi công việc quản lý, duy trì hoạt động giảng dạy giao cho thư ký.
Hàng tháng, từ ngày 10 đến 15, giáo viên sẽ được trả lương. Dịp nghỉ Tết Nguyên đán, họ thường được nhận cả lương tháng 1 và 2.
Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh. Ảnh: N.D .
Theo lịch nghỉ Tết năm nay, đến hết ngày 20/1, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được nghỉ.
"Chiều 20/1, sau buổi học cuối, chúng tôi tủi thân chia tay nhau mà không lương, không quà", một giáo viên chia sẻ và cho hay 26 người chưa được nhận lương.
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hóa, xác nhận trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh vẫn chưa có hiệu trưởng (đến ngày 21/1) nên chưa có ai ký để giáo viên nhận lương.
"Phòng đang lên phương án để một vài ngày tới giải quyết lương cho giáo viên về quê ăn Tết", ông Phúc nói.
Theo Zing
Hoàng hậu duy nhất cầm quân đánh giặc Bà Phạm Thị Uyển - vợ Mai Thúc Loan - được cho là hoàng hậu duy nhất trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc. Theo sách Những Phi - Hậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và thần tích của đình làng Hòa Mục ở Cầu Giấy, Hà Nội (nơi bà được thờ làm thành hoàng), Phạm Thị Uyển...