Giáo dục phổ thông mới: Triển khai còn nhiều nỗi lo
Thời điểm triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đang cận kề, tuy nhiên đến nay vẫn còn những băn khoăn, lo lắng từ phía dư luận xã hội.
Học sinh tiểu học (Ảnh minh họa: HỒNG QUÂN)
Lãng phí thời gian
Từ cuối năm 2013, Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29-NQ/T.Ư về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đã qua sáu năm, Nghị quyết vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống một cách rộng rãi. Theo lộ trình đã được điều chỉnh thì từ năm học 2020-2021 bắt đầu thay sách giáo khoa (SGK) cho học sinh lớp 1. Như vậy, tới năm 2033 mới có lứa học sinh phổ thông đầu tiên được hưởng thụ trọn vẹn chương trình giáo dục mới. Thời gian quá lâu, mất 20 năm, chúng ta mới hoàn thành việc đưa chương trình mới vào thực tiễn.
Theo các nhà khoa học, thì ngày nay, cứ sau ba năm tri thức nhân loại tăng gấp đôi. Vì thế, thời gian để đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa của các nước thường là trong khoảng từ 12 tới 15 năm. Với cách làm chưa thật quyết liệt, để thời gian “chết” như vừa qua thì tính hiện đại của chương trình mới liệu có còn, hay lại lạc hậu so với chính giáo dục của chúng ta.
Đáng chú ý, còn chưa đầy một năm học nữa là thay SGK lớp 1. Nhưng hiện còn quá nhiều công việc quan trọng, đòi hỏi giáo dục phải chạy nước rút hoàn thành: Thẩm định và quyết định những bộ SGK được phép sử dụng; địa phương lựa chọn bộ SGK; in và phát hành SGK kịp năm học mới; tập huấn giáo viên dạy lớp 1, theo từng bộ SGK; tiếp tục chuẩn bị các bộ SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học tới.
Khó đủ điều kiện học 2 buổi/ngày
Không chỉ về mặt thời gian, điều đáng lo hiện nay là vấn đề học 2 buổi/ngày ở tiểu học. Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, hiện nay, cả nước có khoảng 80% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày. Như vậy, để triển khai chương trình mới cần lo cho 20% học sinh tiểu học còn lại. Nhìn vào tỷ lệ có vẻ như không nhiều nhưng việc bảo đảm điều kiện cho 20% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày không đơn giản. Bởi thực tế, nước ta phải mất hơn 20 năm mới có tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày như hiện nay. Trong khi những nơi dễ thì làm rồi, giờ còn lại là những địa phương có khó khăn gấp nhiều lần.
Mặt khác, cùng với học 2 buối/ngày là quy định 35 tiết/tuần, học sinh ăn trưa tại trường. Trong khi đó, tình trạng sĩ số học sinh tăng cơ học hằng năm, trường học xuống cấp, tỷ lệ giáo viên/ trên lớp không bảo đảm, huy động đóng góp của phụ huynh, xã hội hóa khó khăn, giảm biên chế giáo viên và thiếu quỹ đất làm trường. . . là những nguyên nhân chủ yếu kéo theo tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày khó có thể tăng lên, mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị giảm. Thí dụ, tại TP Hồ Chí Minh, năm học 2018-2019, giảm gần 4% số HS học 2 buổi/ngày so với năm học trước.
Video đang HOT
Để giải quyết cơ sở vật chất cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây mới và xóa phòng học tạm với gần 12 nghìn phòng học ở tiểu học, giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, đó mới là kế hoạch của đề án còn triển khai đến đâu, hiệu quả thế nào, có nhanh được không, vẫn còn là dấu hỏi. Đáng chú ý, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định: Sĩ số học sinh quyết định sự thành bại của chương trình mới.
Trong khi thực tế hiện nay, sĩ số học sinh các trường ở thành phố, thị xã, hoặc các khu công nghiệp quá cao, gấp trên ba lần so các nước có nền giáo dục tiên tiến (15 -20 học sinh/lớp) và vượt xa so quy định hiện hành (35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở THCS). Việc giảm sĩ số lớp học với ngành giáo dục dường như là bất khả kháng. Điều đó đồng nghĩa không thể đổi mới phương pháp theo hướng tổ chức hoạt động học, tăng cường tương tác cho học sinh và mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới khó có thể đạt được.
Giáo viên theo chuẩn nào?
Cùng với các điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp tới chất lượng giáo dục. Dạy học phân hóa, trải nghiệm và tích hợp là những phương pháp tiếp cận dạy học mới và hiện đại, được coi trọng trong chương trình giáo dục mới. Vì vậy, giáo viên cần năng lực trí tuệ nghề và hành nghề cao hơn, năng lực hành xử đạo đức và văn hóa nhà trường lành mạnh và văn minh hơn. Hiện nay, cả nước có hơn một triệu giáo viên phổ thông, trong đó cơ bản là đạt chuẩn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là chuẩn nào? Chuẩn lý luận hay chuẩn thực dạy theo phương pháp giáo dục mới?
Trong khoa học giáo dục, giáo viên được đào tạo dài hạn trong các trường sư phạm, nhưng vẫn phải đào tạo lại, ngắn hạn khi ra trường. Nhà trường mới là cần năng lực sáng tạo và sự trải nghiệm của giáo viên. Ngành giáo dục đã lo xa, đào tạo lại từ 5 năm trước cho đội ngũ giáo viên. Nhưng cái yếu là chỉ nâng cao năng lực về lý luận sư phạm, còn thực sự đổi mới phương pháp dạy học lại không được áp dụng thường xuyên. Mặt khác, cả nước thiếu khoảng 76.000 giáo viên khi chương trình mới đi vào thực tiễn. Đáng chú ý, cả nước thừa khoảng 12.000 giáo viên dạy bộ môn và cũng thiếu chừng đó giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ, công nghệ và dạy tích hợp cùng với tổ chức hoạt động trải nghiệm. Nỗi lo kép “thừa và thiếu giáo viên” đang hiện hữu, đòi hỏi người quản lý phải xử lý thế nào để vừa bảo đảm chất lượng giáo dục và vừa không gây xáo trộn đội ngũ.
Một chương trình và nhiều bộ SGK là xu hướng của giáo dục hiện đại, liệu chúng ta có phát huy thế mạnh có được hay chính nó lại trở thành những lo toan, khó làm. Nhiều bộ SGK, đồng nghĩa với nhiều đơn vị tổ chức, nhiều phương thức và nội dung tập huấn thay sách khác nhau. Vì vậy, bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 1 có những đặc điểm và yêu cầu khác với bồi dưỡng giáo viên dạy học các lớp khác. Cần “đầu xuôi đuôi lọt”. Lớp 1 chưa cần chú trọng nhiều tới nội dung kiến thức mà chủ yếu là giáo viên dạy học sinh các kỹ năng sống, cách hành xử hằng ngày. Đặc biệt tập làm quen cách nghĩ, hình thành bước đầu về cách học, phương pháp học theo đinh hướng tự học, sáng tạo trong chương trình mới.
Ngành giáo dục cần sớm tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 1 theo chương trình mới và bồi dưỡng không thể rộng quá, chung chung, nặng lý luận, xa thực tế giảng dạy. Mặc dù, không thể tập huấn kiểu “cầm tay chỉ việc” cho giáo viên như giai đoạn cũ, nhưng cũng không thể đánh giá quá cao đội ngũ giáo viên ở tiểu học trong việc sáng tạo, độc lập giải quyết tốt các tình huống, các kỹ thuật dạy cụ thể trên lớp.
Mặt khác, cần tập huấn cho giáo viên trong môi trường thực không giả định. Không thể bắt giáo viên phải tưởng tượng cách dạy, cách hướng dẫn học sinh hoạt động trong môi trường dạy học “ảo”. Tuyệt đối không tập huấn theo cách cũ là dạy các tiết mẫu và sau đó giáo viên ghi nhớ, về trường máy móc áp dụng làm theo. Giáo viên khi thảo luận nhóm cần phát huy tính dân chủ, nghệ thuật điều hành của báo cáo viên để làm sao mọi học viên được nói hết những suy nghĩ của mình. Kết hợp kiến thức của báo cáo viên và kinh nghiệm thực tế của giáo viên, nhưng cần tôn trọng và nhiều trường hợp cụ thể báo cáo viên phải nghe theo giáo viên..Bài học kinh nghiệm sinh hoạt chuyên môn trong mô hình trường học mới rất cần được nhắc tới và vận dụng vào thời điểm này. Bởi vì khoảng 30% các trường tiểu học và gần 18% các trường THCS đều có trải nghiệm về mô hình trường học mới.
Dư luận quan tâm và chờ đợi những giải pháp tối ưu của Bộ giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương các cấp để những nỗi lo chỉ là lo xa mà không có thể trở thành hiện thực của giáo dục Việt Nam trong những năm tới.
ĐẶNG TỰ ÂN
Theo Nhân dân
Tháo gỡ khó khăn cơ sở vật chất trường, lớp học
Cơ sở vật chất trường, lớp học là một trong những yếu tố có tính quyết định để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, cơ sở vật chất trường, lớp học còn thiếu và lạc hậu.
Trường THPT Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: HÙNG SƠN
Vì vậy, ngành giáo dục và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu dạy học, nhất là trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai từ năm học 2020-2021.
Cơ sở vật chất thiếu và lạc hậu
Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học và THCS xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nằm trên núi đá cheo leo, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được so với nhu cầu dạy học. Cả trường có 51 lớp học với hơn 1.000 học sinh nhưng mới có 47 phòng học được xây kiên cố. Hiệu trưởng Trường PTDTBT tiểu học và THCS Lũng Pù Nguyễn Thanh Xuân cho biết: Do điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá cho nên diện tích khuôn viên của trường nhỏ hẹp. ối với bậc tiểu học, số phòng cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy hai buổi/ngày, nhưng bậc THCS thì còn thiếu sáu phòng học. Khó khăn nhất của nhà trường hiện nay còn thiếu tất cả các phòng học bộ môn (âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học, phòng chức năng của bộ môn hóa, sinh) và trang thiết bị... ảnh hưởng đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong khi đó, tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang những năm vừa qua đã kết hợp nhiều chương trình khác nhau như: kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng nông thôn mới, xã hội hóa giáo dục... để đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn thiếu 39 phòng học. Theo Trưởng phòng GD và T huyện Bắc Quang Phạm Hồng Thanh: Mặc dù là địa phương vùng thấp, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhất, nhì của tỉnh nhưng để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện còn thiếu khá nhiều phòng học bộ môn gồm: 36 phòng học tiếng Anh, 31 phòng học Tin học; nhiều trường chưa có phòng học mỹ thuật, âm nhạc, thí nghiệm...
Theo đại diện Sở GD và T tỉnh Hà Giang, tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học của tỉnh bậc tiểu học mới đạt gần 45%; cấp THCS đạt hơn 92%. Cùng địa bàn miền núi, Giám đốc Sở GD và T tỉnh iện Biên Nguyễn Văn Kiên cho biết, toàn tỉnh có 8.963 phòng học nhưng số phòng kiên cố mới chiếm tỷ lệ 62%, số phòng học tạm chiếm 13%, còn lại là phòng học bán kiên cố. Bên cạnh đó, hệ thống phòng học chức năng, thư viện, thí nghiệm, nhà bán trú, nhà công vụ, sân chơi, bãi tập của nhiều trường chưa bảo đảm được nhu cầu tối thiểu. Như vậy, cơ sở vật chất trường, lớp học của tỉnh chưa đáp ứng được cả về quy mô và yêu cầu đổi mới giáo dục.
Không chỉ các tỉnh miền núi, ngay tại Thủ đô Hà Nội, cũng có tình trạng cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu dạy học. Theo Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Thanh Bình, kết quả giám sát việc đầu tư cơ sở vật chất các trường công lập trên địa bàn cho thấy, từ năm 2016 đến giữa năm 2019, toàn thành phố chi ngân sách cho giáo dục là hơn 76 nghìn tỷ đồng, trong đó chi cho xây dựng cơ bản là hơn 27,8 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, một số nơi vẫn tồn tại phòng học nhờ, học tạm, xuống cấp; có 22% số trường có công trình vệ sinh chưa bảo đảm. Nhiều dự án đầu tư xây dựng trường học trong khu đô thị mới chậm triển khai khiến tình trạng thiếu trường, lớp xảy ra ở nhiều quận, huyện. iển hình như tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì có Khu đô thị tây nam Linh àm, Khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp đều có quy hoạch xây dựng sáu trường học mỗi khu, nhưng sau nhiều năm mới xây dựng được một trường ở mỗi khu...
Theo Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T), kết thúc năm học 2018-2019, cả nước có 27.693 trường phổ thông với tổng số 584.732 phòng học. Cơ sở vật chất trường, lớp học chưa đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trong tổng số phòng học mới có hơn 74,86% số phòng học kiên cố, hơn 19,95% phòng học bán kiên cố và 5,18% phòng học mượn tạm. Một số tỉnh có tỷ lệ phòng học kiên cố đạt thấp như: Tuyên Quang 51,1%; Cao Bằng 51,2%; ác Nông 54,7%; Bình Phước 52,5%; Sóc Trăng 48,1%...
Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư
Theo Bộ GD và T, để tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu, toàn ngành giáo dục tập trung quan tâm việc đầu tư xây dựng trường, lớp; trong đó, ưu tiên các hạng mục như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch...
Thứ trưởng GD và T Nguyễn Hữu ộ cho biết, bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khảo sát tất cả các trường và nhận diện được những khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở từng cấp học, từng địa phương, từ đó tổ chức rà soát, điều chỉnh các chuẩn, tiêu chuẩn về trường, lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD và T đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; phối hợp với Bộ Kế hoạch và ầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017-2020.
Ngoài ra, Bộ GD và T đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất trường, lớp học như: Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020; tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm để các địa phương huy động nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học. Bộ GD và T đã ban hành quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục. Ngay trong năm học 2019-2020, ngoài việc triển khai các chương trình, đề án bổ sung xây mới, sửa chữa trường, lớp học, ngành giáo dục sẽ rà soát các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia; xây dựng kế hoạch bổ sung, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị đối với các tiêu chí trường chuẩn quốc gia...
Cùng với Bộ GD và T, các địa phương tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực để xây dựng, tu sửa phòng, lớp học. Giai đoạn 2017-2019, các địa phương đã lồng ghép các nguồn vốn, đầu tư xây dựng bổ sung 14.308 phòng học. iển hình như Bắc Giang bổ sung 1.271 phòng học, Vĩnh Phúc 1.178 phòng học, Thanh Hóa 1.820 phòng học, Thừa Thiên - Huế 1.176 phòng học.
Tại Hà Nội, theo Giám đốc Sở GD và T Hà Nội Chử Xuân Dũng, ngành giáo dục đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành các văn bản quy hoạch xây dựng trường, lớp như Quyết định 3552/Q-UBND năm 2017, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài ra, để đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp học, từ năm 2016 đến năm 2018 khối các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã đầu tư xây mới được 194 trường học, cải tạo, sửa chữa 436 trường. ối với các trường trực thuộc Sở GD và T Hà Nội cũng được chú trọng cải tạo, sửa chữa từ năm 2016 đến 2019 là 131 dự án. Trong đó, riêng năm 2019 cải tạo, sửa chữa 51 dự án với nguồn kinh phí 135 tỷ đồng và xây mới 11 trường với kinh phí 424 tỷ đồng...
Trong thời gian tới, Hà Nội xác định triển khai xây dựng các trường công lập theo vị trí, quy mô quy hoạch đô thị để đáp ứng nhu cầu học tập của cư dân sinh sống trong các khu đô thị. Cân đối phù hợp việc xây dựng trường công lập và trường tư thục tại các dự án khu đô thị mới, nhất là các khu vực còn thiếu trường, lớp học.
Tại Hà Giang, trước những khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm cho chương trình giáo dục phổ thông mới, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025. Theo đó, tổng nhu cầu kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học là hơn 7.469 tỷ đồng. ây là số kinh phí rất lớn đối với tỉnh nghèo miền núi. Do đó, tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn khác nhau, huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa, cân đối, bố trí ngân sách địa phương nhằm bảo đảm đủ nguồn vốn, đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch, bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD và T...
MẠNH XUÂN VÀ KHÁNH TOÀN
Theo Nhân dân
Tuần Giáo chuẩn bị các điều kiện cho chương trình GDPT mới ở bậc tiểu học Như vậy, chỉ còn 1 năm nữa sẽ chính thức triển khai chương trình giáo dục mới (GDPT). Do đó, ngay từ bây giờ, công tác chuẩn bị cho chương trình GDPT mới đã được huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên triển khai. Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được chính thức triển khai từ năm học 2020 - 2021,...