Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học
Ngày 28.12, tại Đà Nẵng, Hội đồng quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (Ủy ban về Giáo dục và phát triển nhân lực) tổ chức hội thảo Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững.
Đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao – AN DY
Hội thảo là diễn đàn để các thành viên Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực, các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia trình bày, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến, giải pháp định hướng đổi mới GD-ĐT. Đổi mới trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế của đất nước.
Chủ trì hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ tịch Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực, nhận định: Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam đang đi theo hướng phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học. Giáo dục vì sự phát triển bền vững hướng tới các kiến thức, kỹ năng, giá trị và năng lục hành động để thực hiện các mục tiêu quốc gia theo các trụ cột của phát triển bền vững, để trong phát triển kinh tế nhưng các mục tiêu kinh tế – văn hóa, xã hội và môi trường vẫn giữ được.
Đi theo hướng phát triển nhân lực bền vững, hội thảo tập trung thảo luận về đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới trong quản lý giáo dục để cải thiện công bằng và bình đẳng trong giáo dục.
Cụ thể, đối với ngành GD-ĐT, mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam là “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.
Video đang HOT
Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất rằng đường lối, chiến lược, chính sách đổi mới và phát triển bền vững hệ thống giáo dục đại học và sau đại học là một trong những chiến lược cần quan tâm và đầu tư phát triển lâu dài tại Việt Nam.
Để bắt nhịp với xu thế phát triển giáo dục đại học và sau đại học trên thế giới, gắn liền với bối cảnh mới do đại dịch Covid-19 tác động, cần có sự đầu tư đổi mới về chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giảng viên chất lượng cao và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.
Phát triển giáo dục thường xuyên theo hướng mở
Bước vào năm học mới 2020-2021, Sở GD&ĐT đã đặt ra mục tiêu trọng tâm với giáo dục thường xuyên (GDTX) là duy trì và phát huy vai trò linh hoạt theo hướng "hệ thống giáo dục mở" của các cơ sở GDTX để đáp ứng các yêu cầu mới về xây dựng xã hội học tập (XHHT), đảm bảo việc học tập suốt đời (HTSĐ) cho mọi đối tượng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Tiết học tin học của học viên Trung tâm HN&GDTX tỉnh.
Hoạt động đi vào chiều sâu
Nhìn lại năm học 2019-2020, có thể thấy, công tác GDTX của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các địa phương đã tích cực duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau THCS, công tác giáo dục hướng nghiệp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên trong các cơ sở GDTX ngày càng nâng cao về chất lượng.
Các loại hình đào tạo từ xa phát triển. Tỷ lệ xóa mù chữ có nhiều chuyển biến. Một số Phòng GD&ĐT đã tích cực phối hợp với trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ tổ chức có hiệu quả các lớp xóa mù chữ. Riêng năm 2019, toàn tỉnh tổ chức được 16 lớp xóa mù chữ cho 428 học viên tại 3 địa phương là: Hạ Long, Bình Liêu, Tiên Yên. Đi cùng với đó, hoạt động của hệ thống TTHTCĐ cũng ngày càng đi vào chiều sâu, được nhân dân đánh giá cao.
Toàn tỉnh hiện có 177 trung tâm HTCĐ ở 177 đơn vị hành chính cấp xã. Chương trình đào tạo tại đây cơ bản đáp ứng yêu cầu người học, từ đó, giúp người học cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật KHCN mới trong sản xuất. Riêng năm học 2019-2020, ở các địa phương trong tỉnh đã có trên 185.000 lượt người theo học tại các Trung tâm HTCĐ.
Đặc biệt, năm học vừa qua, Trung tâm HN&GDTX tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện cũng đã tích cực đổi mới hoạt động quản lý, phương pháp giảng dạy. Các trung tâm đều tăng cường tổ chức và nâng cao hiệu quả mô hình dạy văn hóa cấp THPT theo chương trình GDTX kết hợp với học nghề hoặc học trung cấp.
Đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực người học
Theo Sở GD&ĐT, số lượng học viên học THPT theo chương trình GDTX năm học 2019-2020 là 6.716 học viên, trong đó có 6.665 học viên ở độ tuổi phổ thông. Số lượng học viên trong độ tuổi THPT theo học chương trình GDTX kết hợp học trung cấp là 6.544 học viên. Tỷ lệ học viên khối GDTX toàn tỉnh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt 93,96% (tăng 2,21% so với năm học trước).
Để nâng cao chất lượng, hiện nay, các trung tâm cũng tăng cường rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục các môn học đảm bảo thực hiện đúng quy định của chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời phù hợp với việc đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, cũng như tình hình, điều kiện thực tiễn của đơn vị.
Tiết học của cô và trò Trung tâm HN&GDTX tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Tiến Lộc, Giám đốc Trung tâm HN&GDTX tỉnh cho biết: Trung tâm đang rất chú trọng động viên, khuyến khích giáo viên tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học viên. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đào tạo, Trung tâm còn thường xuyên triển khai tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học của các tổ chuyên môn; tích cực triển khai dạy học lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học phù hợp, linh hoạt, hiệu quả.
Cùng với đó, hiện nay, nhiều trung tâm còn đang chú trọng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học viên. Cụ thể là kết hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ; cho điểm, nhận xét, đánh giá qua các sản phẩm học tập của học viên qua các bài kiểm tra và các bài thực hành. Đối với kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra học kỳ, các trung tâm đều xây dựng ma trận đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm chi tiết.
Lớp thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi do TTHTCĐ phường Mạo Khê, TX Đông Triều tổ chức.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống GDTX, được biết, thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của việc xây dựng XHHT, HTSĐ. Duy trì và phát huy vai trò linh hoạt theo hướng "hệ thống giáo dục mở" của các cơ sở GDTX để đáp ứng các yêu cầu mới về xây dựng XHHT, đảm bảo việc HTSĐ cho mọi đối tượng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Thi tốt nghiệp THPT: Bình Dương thay 70 giám thị do bị cách ly vì dịch Covid-19 Trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, tỉnh Bình Dương có 70 giáo viên Trường THPT Nguyễn An Ninh đi từ Đà Nẵng về phải tự cách ly phòng chống Covid-19 nên Ban chỉ đạo thi phải thay thế bằng các giáo viên THCS. Thí sinh đến điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi (tỉnh Bình Dương) - ĐĂNG NGUYÊN Sáng ngày...