Giáo dục Nhật Bản: Thứ hạng vẫn đứng xa so với kỳ vọng

Theo dõi VGT trên

Năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đưa ít nhất 10 trường đại học (ĐH) nước này nằm trong top 100 tổ chức giáo dục (GD) tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả như mong muốn.

Giáo dục Nhật Bản: Thứ hạng vẫn đứng xa so với kỳ vọng - Hình 1

Trường ĐH Tokyo, Nhật Bản

Chặng đường dài phía trước

Mặc dù, chính phủ Nhật Bản nỗ lực cải cách nền GD, bao gồm việc tạo ra quỹ 7,7 tỷ yên (982 triệu USD) cho các trường ĐH, tháng trước, kết quả từ Bảng xếp hạng ĐH quốc tế thế giới (THE) 2020 cho thấy, chỉ có 2 trường ĐH Nhật Bản lọt top 200 các trường có chất lượng tốt trên thế giới. Con số này thậm chí còn thấp hơn so với năm 2013, khi có tới 5 trường của Nhật Bản nằm trong top 200.

Theo bảng xếp hạng này, Trường ĐH Tokyo đứng ở vị trí thứ 36, ngang hàng với Trường ĐH King London. Trường ĐH Kyoto chỉ khiêm tốn ở hạng 65, sau Trường ĐH Quốc gia Seoul. Mặc dù có tổng cộng 604 cơ sở GDĐH, nhưng thứ hạng thấp của các trường tại Nhật Bản đang là một vấn đề nhức nhối suốt nhiều năm. Chia sẻ với SCMP, 5 chuyên gia GD Nhật Bản nhận định, nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu sót trong việc kết hợp đổi mới tiếng Anh, tài trợ ĐH và quốc tế hóa.

Bảng xếp hạng của THE đánh giá các trường theo 5 yếu tố: Giảng dạy hoặc môi trường học tập; Nghiên cứu, cả về khối lượng, thu nhập và danh tiếng; Thành quả được công nhận; Triển vọng quốc tế, đối với cả nhân viên, SV, nghiên cứu; Thu nhập của ngành. Mỗi hạng mục sẽ được tính điểm riêng và sau đó được cộng lại với con số tối đa là 100.

Ông Yasushi Matsunaga, GS về chiến lược nghiên cứu tại Trường ĐH Waseda nhận định, tại Nhật Bản, phần lớn các nghiên cứu vẫn được xuất bản bằng tiếng Nhật và chỉ có một số học giả người nước ngoài có thể hiểu được. “Trong các lĩnh vực khoa học như kỹ thuật, nghiên cứu hầu hết được viết bằng tiếng Nhật. Điều này cũng xảy ra tương tự trong ngành khoa học xã hội, do nghiên cứu được đánh giá bằng tiếng Nhật”, ông Matsunaga nói.

Nhà lãnh đạo THE, ông Phil Baty cho biết, nhiều ý kiến khuyến nghị rằng, bảng xếp hạng nên dựa trên nhiều tiêu chí khác, chẳng hạn như số cựu SV thành công, hoặc các khía cạnh xã hội dựa trên số lượng người nhận học bổng và trợ cấp. Tuy nhiên, ông Baty cho rằng, tiêu chí chung vẫn là yếu tố tốt nhất.

Lý giải nguyên nhân

Ông Jeff Kingston, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại Trường ĐH Temple Nhật Bản cho biết, mặc dù các trường phải tăng số lượng nghiên cứu bằng tiếng Anh, nhưng các học giả hầu như không có động lực để thực hiện điều đó. Cũng theo ông Kingston, các công ty công nghệ Nhật Bản như

Softbank và Sony là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trên toàn quốc. “Các công ty này vẫn cạnh tranh và có động lực để làm như vậy, trong khi các trường ĐH là bộ máy được điều hành bởi các quản trị viên không chú trọng vào nghiên cứu học thuật”, ông khẳng định.

Một vấn đề khác lý giải cho nền GD không có sự đột phá của Nhật Bản là thiếu công quỹ. Năm 2016, chính phủ Nhật Bản chỉ sử dụng 1,6% chi tiêu dành cho GDĐH – một trong những mức thấp nhất trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khi con số trung bình là 2,9%. “Chính phủ đầu tư rất ít vào GDĐH mà vẫn hy vọng các tổ chức này sẽ leo lên thứ hạng cao”, ông Kingston bức xúc cho biết.

Trong khi đó, PGS Yuto Kitamura tại Trường ĐH Tokyo nhận định, các cơ sở GDĐH tại Singapore có điểm số triển vọng quốc tế rất cao vì nền GD của quốc gia này có sự đa dạng văn hóa hơn Nhật Bản. “Chắc chắn là các trường Singapore sẽ không chỉ có người học là công dân Singapore. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho ĐH Tokyo”, PGS Kitamura chia sẻ

Theo báo cáo của “Tổ chức xúc tiến và hỗ trợ các trường tư thục Nhật Bản”, trong năm 2018, có tới 40% trường CĐ, ĐH tư thục không thể đáp ứng chỉ tiêu tuyển sinh do chính phủ đề ra. Mặc dù số liệu từ Tổ chức Dịch vụ SV Nhật Bản cho thấy, số lượng SV quốc tế đã tăng 77,8% từ năm 2013 – 2018, nhưng hầu hết những người này đều đến để học tiếng Nhật. Trong số 298.980 SV nước ngoài đến Nhật Bản trong năm 2018, chưa đến 30% người ghi danh vào các trường ĐH địa phương.

Video đang HOT

Connie Look đến từ Mỹ – cựu SV của Trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo cho biết, nền GD Nhật Bản cần có sự sáng tạo hơn. “Giáo viên chỉ dạy tiếng Anh dựa trên sách giáo khoa và SV học theo giống như người máy. Chúng ta cần phải nghĩ xa hơn sách giáo khoa và bài kiểm tra. Đó là những gì Nhật Bản đang thiếu”, cô Look chia sẻ.

Phát biểu với truyền thông, ông Kingston cho rằng, hầu hết tổ chức GD Nhật Bản chưa sẵn sàng thực hiện những công việc cần thiết để tăng thứ hạng. “Họ cần tuyển nhiều SV và nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như chú trọng hơn vào thành tích”, ông khẳng định.

Một số học giả Nhật Bản nhận định, thay vì chạy theo các bảng xếp hạng quốc tế như THE, các trường ĐH Nhật Bản nên chú trọng vào việc tham gia các bảng xếp hạng khu vực và đặc thù của ngành. “Có rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu đang phải đối mặt với tình trạng tương tự ở các quốc gia không nói tiếng Anh. Tôi nghĩ chúng ta có thể tạo ra bảng xếp hạng của riêng mình”, GS Matsunaga nhấn mạnh.

Vân Huyền

Theo SCMP/GDTĐ

Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản

Nhật Bản đã thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa từ thế kỷ 19. Vậy đâu là kinh nghiệm từ đất nước Mặt trời mọc mà Việt Nam có thể học hỏi?

Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản - Hình 1

Sách giáo khoa công nghệ giáo dục. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Ý kiến của các chuyên gia, đại diện hội đồng thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo và đơn vị có sách được thẩm định là Trung tâm Công nghệ Giáo dục đều thống nhất việc thẩm định sách cần dựa trên tiêu chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, trên cùng một tiêu chuẩn này, kết luận không đạt của hội đồng thẩm định vẫn gây rất nhiều tranh cãi trái chiều.

Trong khi đó, dù bộ sách đã được thẩm định xong, hội đồng thẩm định vẫn không công khai biên chi tiết kết quả thẩm định.

Để có kênh tham chiếu, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người từng có nhiều năm du học và tìm hiểu rất sâu giáo dục tại Nhật Bản về vấn đề thẩm định sách giáo khoa ở đất nước Mặt trời mọc.

- Ngay lần đần tiên thẩm định sách cho chương trình mới, việc sách công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại bị loại đang khiến dư luận xôn xao với nhiều ý kiến trái chiều. Là một người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, quan điểm của ông như thế nào về sự việc trên?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Thực ra đối với tôi, chuyện này không có gì bất ngờ. Có thể thấy trước kết quả nếu như theo dõi sát tình hình giáo dục. Đây là lần đầu tiên cơ chế một chương trình-nhiều sách giáo khoa với công đoạn quan trọng là thẩm định sách giáo khoa được thực thi nên đương nhiên dư luận sẽ chú ý và quan tâm. Tôi nghĩ câu chuyện xoay quanh việc thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa mới chỉ bắt đầu. Những việc quan trọng nhất sẽ là từ giờ trở đi.

Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản - Hình 2

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương. (Ảnh: NVCC)

- Là người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản, quốc gia đã thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa từ rất lâu, ông có thể chia sẻ việc lập hội đồng thẩm định ở Nhật được thực hiện như thế nào?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Nhật Bản thực hiện kiểm định sách giáo khoa rất sớm, từ thế kỷ 19. Ưu điểm của thực hiện nhiều bộ sách là tận dụng được trí tuệ trong dân, những người nghiên cứu độc lập, những người nằm ngoài các cơ quan, các nhà xuất bản. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu không có cơ chế kiểm soát chéo, sự thanh tra giám sát chặt chẽ của ngành, sự giám sát của công luận thì sẽ dẫn đến tình trạng đi đêm giữa đơn vị xuất bản và đơn vị thẩm định, đơn vị tuyển chọn, dẫn đến học sinh không được học bộ sách tốt nhất.

Ở Nhật đã từng xảy ra vụ án sách giáo khoa vào thời Minh Trị, thế kỷ 19. Chính Thiên Hoàng Minh Trị đã phải chỉ đạo vụ án này và bắt hàng trăm người, trong đó có cả thứ trưởng Bộ Giáo dục.

Để tránh tình trạng này, sau 1945 hội đồng thẩm định phải có vị trí độc lập nhất định. Thành viên hội đồng thẩm định không có quyền lợi trực tiếp liên quan đến sách giáo khoa, nhà xuất bản. Hội đồng này cũng phải đặt dưới sự giám sát của bên thứ 3. Bên thứ 3 này cũng không có quyền lợi trực tiếp đến sách giáo khoa.

Thành phần hội đồng kiểm định của Nhật cũng rất đa dạng, không phải chỉ có viên chức nhà nước chịu trách nhiệm về mặt hành chính, vai trò nhà khoa học, mà còn phải có giáo viên, người dân thường và đại diện truyền thông là các nhà báo uy tín, hiểu biết về giáo dục, giám sát và đưa tin. Hội đồng tuyển chọn ở các địa phương cũng có thành phần phong phú, có quy chế hoạt động vừa đảm bảo dân chủ, kiểm soát lẫn nhau để tránh quyết định dựa trên cảm tính hay lợi ích. Thành viên hội đồng cũng phải là những người thực sự cởi mở, có tư tưởng cải cách.

Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản - Hình 3

Từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, với sách giáo khoa mới. (Ảnh: TTXVN)

- Nhật Bản đặt ra quy trình, tiêu chí thẩm định như thế nào, thưa ông?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Ở Nhật, trong quy chế thẩm định sách giáo khoa ban hành năm 1989 nêu rõ ở điều 1 là quy chế này được xây dựng dựa trên Luật giáo dục trường học. Các tiêu chuẩn cụ thể cho sách giáo khoa nói chung và từng loại sách sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục quy định.

Về quy trình thẩm định, họ quy định rất nghiêm ngặt. Tác giả hay nhà phát hành có thể đăng ký thẩm định với Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Danh mục sách có thể đăng ký, thời hạn đăng ký do Bộ trưởng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm thông báo.

Bộ nhận sách giáo khoa và tiến hành thẩm định. Bộ trưởng Bộ Giáo dục là người chịu trách nhiệm đánh giá đạt hay không đạt, có yêu cầu sửa chữa hay không và thông báo tới người đăng ký. Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi bộ trưởng đưa ra thông báo sách không đạt thì người đăng ký phải có văn bản phản biện, nếu quá thời hạn thì Bộ trưởng sẽ quyết định sách đó không đạt yêu cầu.

Sau khi tác giả, nhà phát hành chấp nhận sửa chữa theo yêu cầu, sách sẽ được thẩm định lại. Các sách giáo khoa không đạt có thể tái đăng ký thẩm định.

Quy trình này thực hiện rất nghiêm ngặt và họ công bố công khai, cập nhật thường xuyên các sách đăng ký thẩm định, kết quả thẩm định...

- Với một chương trình, nhiều sách giáo khoa, ông có thể cho biết sự đa dạng của các sách giáo khoa của Nhật Bản được thể hiện như thế nào?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Ở Nhật, nhà nước hoàn toàn không làm sách giáo khoa. Các sách giáo khoa là do các nhà xuất bản tư nhân làm như là sản phẩm thương mại. Sau khi các bản thảo do nhà xuất bản đăng ký thẩm định đạt yêu cầu và được công nhận là sách giáo khoa thì các nhà xuất bản đó được bán ra thị trường.

Đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở thì do nhà nước bao cấp sách giáo khoa (phát miễn phí) nên sau khi các địa phương, các trường (trường tư thì hiệu trưởng và hội đồng trường chọn sách, trường công thì ủy ban giáo dục - cơ quan hành chính giáo dục như sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chọn) báo cáo danh sách lên nhà nước sẽ chi kinh phí để mua.

[Giáo sư Hồ Ngọc Đại và sách công nghệ giáo dục: Hơn 40 năm thăng trầm]

Vì vậy sách ở Nhật rất phong phú. Ví dụ, riêng môn Xã hội ở tiểu học có đến 8 nhà xuất bản cùng phát hành. Hình thức, nội dung của sách rất đa dạng. Tất nhiên, thị phần của từng nhà xuất bản sẽ khác nhau tùy thuộc vào mặt mạnh của nhà xuất bản đó. Cùng là viết về chiến tranh thế giới thứ hai nhưng mỗi bộ sách của các nhà xuất bản lại có cách thể hiện khác nhau vì mỗi nhà xuất bản sẽ nhấn mạnh vào các điểm khác nhau.

- Từ việc thẩm định sách giáo khoa ở Nhật, soi chiếu lại với Việt Nam, ông thấy có điểm khác nào?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Việc thẩm định sách giáo khoa ở Việt Nam hiện nay tôi thấy một cái dở là không được minh bạch, rõ ràng lắm. Bản thân là một người nghiên cứu về giáo dục, tôi cũng cảm thấy rất rối rắm, không hình dung được dòng chảy thẩm định sách giáo khoa như thế nào, bước một, bước hai, bước ba đến đâu, cơ quan nào phụ trách. Quy trình đó lẽ ra phải có một trang web riêng, bộ phận truyền thông riêng cập nhật cho người dân biết, dòng chảy kết quả kiểm định chưa công khai, vì vậy tạo ra rất nhiều hệ lụy.

- Theo ông, trong kiểm định sách giáo khoa, những điểm gì Việt Nam có thể học hỏi từ Nhật Bản? Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để có thể hạn chế được những tranh cãi như việc thẩm định sách công nghệ giáo dục vừa qua?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Việt Nam thực hiện cơ chế một chương trình một sách giáo khoa quá lâu tạo ra tư duy coi sách giáo khoa là 'thánh thư,' tập hợp chân lý rất lớn ở người quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh. Việt Nam không có truyền thống rộng mở với sách giáo khoa nên khi thực hiện cơ chế này sẽ lúng túng ít nhiều. Một nhược điểm nữa là cơ chế hành chính chồng chéo, tập trung quyền lực lớn vào Bộ giáo dục như hiện tại sẽ gây khó khăn cho kiểm soát và minh bạch thông tin.

Việt Nam cần phải học hỏi nước ngoài và thực hiện tốt những điều sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tập trung xây dựng quy chế thẩm định, lựa chọn và giám sát, áp dụng triệt để cơ chế một chương trình-nhiều sách giáo khoa.

Xây dựng quy chế thẩm định, lựa chọn chặt chẽ, khoa học, hợp lý, tránh các khe hở để tạo ra lợi ích nhóm hay tiêu cực (rất dễ xảy ra).

Hội đồng thẩm định phải có thành phần đa dạng, có tính chất kiểm soát lẫn nhau như nhà báo, nhà nghiên cứu độc lập, giáo sư đại học, giáo viên phổ thông, thanh tra giáo dục, viên chức của bộ giáo dục.

Minh bạch hóa thông tin có liên quan đến việc thẩm định lựa chọn sách giáo khoa và cập nhật thường xuyên (trên một trang web hoặc cổng điện tử riêng để nhân dân, truyền thông và giới có chuyên môn theo dõi, giám sát).

Quan trọng nhất là quy chế phải làm sao thu hút được nhân tài làm sách và ngăn chặn được sự móc ngoặc giữa người viết, người thẩm định cũng như là các nhà xuất bản với những người có trách nhiệm thẩm định sau này. Đây là những rủi ro cần phải tính toán thật kỹ.

- Xin cảm ơn ông!

Hà An

Theo Vietnamplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Clip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờClip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờ
12:07:24 18/01/2025
Tăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt NamTăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt Nam
12:45:42 18/01/2025
Công ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồngCông ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồng
10:14:31 18/01/2025
Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?
13:52:18 18/01/2025
Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hìnhSao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình
11:58:30 18/01/2025
Song Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạoSong Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạo
11:49:41 18/01/2025
Lén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợLén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợ
09:50:10 18/01/2025
Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?
13:42:36 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lee Hyori nấu ăn cho chồng mỗi ngày, cảm thấy cô đơn về mặt tinh thần

Lee Hyori nấu ăn cho chồng mỗi ngày, cảm thấy cô đơn về mặt tinh thần

Sao châu á

15:48:32 18/01/2025
Lee Hyori đã xuất hiện trong chương trình Perfect Day with Lee Sang Soon vào ngày 16/1 (giờ địa phương) của đài MBC FM4U và chia sẻ về cuộc sống của phụ nữ nội trợ.
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Netizen

15:46:29 18/01/2025
Dù đã chia tay từ tháng 8/2024, song ồn ào liên quan đến Hằng Du Mục (tên thật: Nguyễn Thị Thái Hằng, SN 1995) và chồng cũ Tôn Bằng vẫn chưa chấm dứt. Cứ vài ba hôm, Tôn Bằng lại xuất hiện trên mạng đăng bài chêvợ cũ,
Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Hậu trường phim

15:44:09 18/01/2025
Phim truyền hình Hàn Quốc đang có sự chuyển mình mạnh mẽ khi các đài truyền hình bắt tay với các nền tảng trực tuyến (OTT).
Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phim âu mỹ

15:40:08 18/01/2025
Phi vụ nghìn cân (tựa gốc: Hitpig!) hé lộ chuyến phiêu lưu đầy cảm xúc của đội thú cầm đầu là chú heo săn tiền thưởng.
Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Thế giới

15:03:58 18/01/2025
Tòa cho rằng mối đe dọa an ninh quốc gia từ khả năng TikTok chuyển dữ liệu về Trung Quốc một cách trái phép đã vượt qua mối lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận của hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?

Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?

Sao việt

14:50:54 18/01/2025
Nhắc đến showbiz Việt trong năm 2021, chắc hẳn không ai quên được vụ bê bối chấn động liên quan đến Jack và Thiên An.
Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Nhạc việt

14:44:48 18/01/2025
Với anh chàng rapper 24 tuổi, xuất xưởng được album đầu tay có số tracks bằng số tuổi, có dung lượng dài nhất trong số các album Hip-hop tại Việt Nam, là một thành công lớn với chính Wxrdie lẫn ekip.
Những 'đại kỵ' cần tránh khi dùng mật ong ngày Tết để khỏe mạnh cả năm

Những 'đại kỵ' cần tránh khi dùng mật ong ngày Tết để khỏe mạnh cả năm

Trắc nghiệm

14:28:14 18/01/2025
Mật ong, một món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích.
Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Pháp luật

14:07:07 18/01/2025
Sau ba ngày xét xử liên tục vụ án Hạc Thành Tower, sáng 18/1, Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá tuyên án 11 bị cáo, trong đó cựu Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Đình Xứng và nhiều đồng phạm hưởng án tre...
Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Sao thể thao

13:07:16 18/01/2025
Chúng tôi vô cùng đau buồn khi thông báo với các bạn rằng cha của chúng tôi, ông Denis Law đã qua đời. Ông đã chiến đấu trong một trận chiến khó khăn nhưng cuối cùng đã được an nghỉ , CLB Mạnchester United đưa ra thông báo
Cách trị mụn đầu đen trên mặt hiệu quả

Cách trị mụn đầu đen trên mặt hiệu quả

Làm đẹp

12:14:57 18/01/2025
Ngoài các cách trị mụn đầu đen trên mặt, việc chăm sóc da cũng rất quan trọng. Nguyên tắc quan trọng và cốt lõi trong việc chăm sóc da chính là thực hiện tốt bước làm sạch.