Giáo dục nghề nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đào tạo song hành
Nằm trong các hoạt động của Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 11, sáng 5/10/2020, tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, Ban tổ chức Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ XI năm 2020 đã tổ chức Hội thảo “ Giáo dục nghề nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đào tạo song hành”.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội phát biểu tại Hội thảo
Tham dự hội thảo có đại diện Vụ kỹ năng nghề – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Công ty TNHH Siemens Việt Nam, Công ty TNHH FESTO Việt Nam, Trung tâm đào tạo Công ty TNHH SX & KD VINFAST, cùng lãnh đạo các trường cao đẳng nghề trên cả nước. Về phía trường đăng cai có TS Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội
TS Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội Hội cho biết, Hội thảo tạo cơ hội để các diễn giả đến từ các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp, gồm Siemens và Festo, chia sẻ về sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 và giúp cho đại biểu đến từ các đơn vị giáo dục nghề nghiệp có cách tiếp cận gần hơn với công nghiệp 4.0 thông qua hoạt động đào tạo kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, công ty Vinfast cũng chia sẻ về mô hình đào tạo song hành trong bối cảnh sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng năng động và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
: Ông Võ Hồng Kỳ, Giám đốc chi nhánh Siemens Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Siemens và Festo chia sẻ về sự phát triển của nền công nghiệp 4.0. Theo đó, hội thảo diễn ra với 3 phiên gồm: Phiên 1 do Công ty TNHH Siemens Việt Nam chủ trì; Phiên 2 do Công ty TNHH FESTO Việt Nam chủ trì; Phiên 3 do Công ty TNHH SX&KD VINFAST chủ trì
Ông Trương Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty Festo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo
Triển khai học trực tuyến E-learning tại trường nghề
Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội là một trong số những trường tiên phong của hệ thống giáo dục nghề nghiệp chính thức vận hành hệ thống học trực tuyến E-learning vào giảng dạy và quản trị số trong dạy và học.
Trường cao đẳng cơ điện Hà Nội chính thức vận hành học trực tuyến E-leaning.
Thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội cho biết: Trường đã tiếp cận, phân tích, thử nghiệm nhiều giải pháp về học trực tuyến như sử dụng phần mềm miễn phí có sẵn trên mạng như Zoom, Classroom... Những phần mềm này chỉ có tiện ích kết nối thày và trò; không có hoạt động quản lý, quản trị, kiểm tra, đánh giá... của một cơ sở giáo dục.
"Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quản trị số trong dạy và học đã được trường nghiên cứu. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, quá trình này được nhà trường đẩy nhanh; đảm bảo hệ thống quản lý, quản trị có phân cấp từ hiệu trưởng đến các khoa, bộ phân, giáo viên, học sinh. Với hệ thống E-learning mới, nhà trường sẽ đánh giá được việc học, sự tương tác giữa thầy và trò, đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật... Bên cạnh đó, cũng sẽ tạo ra không gian mở đào tạo không biến giới, nhất là ngoại ngữ. Hiện trường đang liên kết với đào tạo nghề với Australia, Đức nên chỉ cần cấp acount cho giảng viên đối tác là có thể tương tác với học sinh, sinh viên nhà trường", thầy Đồng Văn Ngọc chia sẻ.
Trước mắt, Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội sẽ triển khai ứng dụng E-learning với học lý thuyết. Học thực hành sẽ triển khai ngay sau khi hết dịch COVID-19. Từ mô hình triển khai của Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường báo cáo để có thể nhân rộng tại các trường nghề.
Mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa có công văn hướng dẫn các trường nghề triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các trường đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến, hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas,... phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài.
Với các trường chưa có hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đề nghị các trường khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet.
Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến nêu trên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các trường thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường.
Đồng thời, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu các trường hỗ trợ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học trực tuyến, máy tính có trang bị camera, microphone; máy chụp ảnh, quay phim...) cho các khoa chuyên môn và giáo viên giảng dạy trực tiếp; xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến, quy định rõ quyền và trách nhiệm của giáo viên, học sinh, sinh viên trong đào tạo trực tuyến để bảo đảm tiến độ, chất lượng đào tạo theo yêu cầu.
XC
Học nghề, lập nghiệp sớm Thời điểm này nhiều trường cao đẳng nghề đã tổ chức nhập học cho các học viên của mình. Trong 2 ngày 5-6/9/2020, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM) nhập học cho hơn 600 học sinh, sinh viên trong tổng số 1.500 chỉ tiêu chính quy, trong đó 1.200 chỉ tiêu hệ Cao đẳng. Nhiều học sinh đã tin tưởng, lựa...