Giáo dục nghề nghiệp thời Covid-19: Nhà trường cam kết việc làm, điểm tựa vững chắc cho SV
Cùng trong dịp khai giảng năm học mới của các trường phổ thông, vừa qua Trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã làm thủ tục nhập học đợt đầu tiên cho hơn 600 sinh viên.
Trong bối cảnh dịch bệnh và các trường đại học còn chưa tuyển sinh, đây được xem là một điểm sáng về phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Lưu Đắc Đài làm thủ tục nhập học và nhận đồng phục sinh viên.
Quyết tâm học nghề
Là một học sinh vừa tốt nghiệp THPT với số điểm khối D là 19 điểm, Lưu Đắc Đài quê ở Yên Mô Ninh Bình cho biết: Ngay từ khi còn học lớp 9, em đã thích học nghề, đặc biệt là nghề điện. Đây là một lý do để em lựa chọn học nghề Điện Công nghiệp tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội.
Sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đài đã lên các trang web tìm hiểu và tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè về các chương trình học nghề. Em nhận thấy, Điện Công nghiệp là một nghề có “đầu ra” tốt với nhiều vị trí việc làm đa dạng ở các ngành, nghề cũng cho thu nhập ổn định.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Huê là mẹ của Lưu Đắc Đài chia sẻ: Con tôi đã học hết chương trình THPT và có nguyện vọng được học nghề, nên gia đình để con tự chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích. Gia đình nhận thấy học nghề là rất tích cực nên ủng hộ sự lựa chọn của con.
Tôi và con đã được thăm quan và nhận thấy môi trường đào tạo nghề rất lành mạnh, nhà trường có rất nhiều máy móc, thiết bị đào tạo hiện đại. Có nhiều ngành nghề đào tạo để các em học sinh lựa chọn học tập. Nhà trường cũng cam kết cung cấp việc làm tại các doanh nghiệp, công ty cho học sinh sinh viên sau tốt nghiệp.
Ông Điêu Chính Chuyên ở Yên Mô, Cò Nòi, Sơn La cũng là một phụ huynh cùng đồng hành với con trai về Hà Nội về để đăng ký học nghề tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, ông Chuyên vui vẻ cho biết: Con trai đã tốt nghiệp THPT, đến tuổi trưởng thành và đã có thể tự quyết định nghề nghiệp tương lai. Vì thế, gia đình chúng tôi ủng hộ sự lựa chọn nghề nghiệp chính đáng của con.
“Tôi tin rằng, học nghề sẽ giúp cho con tôi cũng như nhiều thanh niên khác có được việc làm ổn định và cơ hội phát triển bản thân trong tương lai” – ông Chuyên chia sẻ.
Con trai của ông Chuyên, sinh viên Điêu Chính Thắng cho biết, em đăng ký học nghề Cơ điện tử, vì đây là một nghề có nhiều tiềm năng phát triển trong thời đại 4.0. Thắng cho rằng, hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đã đưa robot và các dây chuyền tự động vào sản xuất, họ rất cần lao động có trình độ kỹ thuật, như vậy sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên nghề Cơ điện tử.
Bên cạnh đó, nhà trường khẳng định cam kết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp cũng là một điểm tựa vững chắc để sinh viên có thể yên tâm học tập, hoàn thành tốt chương trình đào tạo, tốt nghiệp với trình độ tay nghề vững chắc.
Bảo đảm thành công với nghề nghiệp
Ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết: Trong các ngày 5/9 và 6/9 nhà trường làm thủ tục nhập học đợt đầu tiên, ngay trong đợt nhập học này đã có khoảng 700 hồ sơ đăng ký tuyển sinh, nhập học. Sau khi lọc thí sinh ảo khoảng 15%, sẽ có hơn 600 sinh viên chính thức nhập học.
Điểm mới đáng chú ý của năm học này là nhà trường tuyển sinh đào tạo song hành cùng Công ty Ô tô Vinfast 2 nghề Cơ điện tử và Công nghệ ô tô theo chương trình ngương bảo đảm chất lượng đầu vào là tốt nghiệp THPT.
Sinh viên được kiểm tra năng lực đầu vào để đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo song hành, cũng như bảo đảm sự thành công về nghề nghiệp của sinh viên sau đào tạo.
Bên cạnh đó, nhà trường đồng thời thực hiện đào tạo nhiều nội dung theo chương trình hợp tác với Công ty Ô tô TOYOTA và đào tạo các ngành nghề khác theo chương trình hợp tác với doanh nghiệp.
Theo Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc, năm học này bối cảnh phải thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường bảo đảm đúng kế hoạch đề ra.
Nhà trường đa chủ động xây dựng và đưa vào ứng dụng hệ sinh thái hoàn chỉnh. Bao gồm phần mềm tuyển sinh được phát triển và sử dụng trên nền tảng Web và App di động, phần mềm đào tạo trực tuyến đáp ứng nhu cầu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn… đáp ứng được nhiệm vụ chính trong trạng thái mới, chủ động phòng chống hiệu quả dịch Covid-19.
Học nghề, lập nghiệp sớm
Thời điểm này nhiều trường cao đẳng nghề đã tổ chức nhập học cho các học viên của mình.
Trong 2 ngày 5-6/9/2020, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM) nhập học cho hơn 600 học sinh, sinh viên trong tổng số 1.500 chỉ tiêu chính quy, trong đó 1.200 chỉ tiêu hệ Cao đẳng.
Nhiều học sinh đã tin tưởng, lựa chọn học nghề.
Thầy Thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết năm học này, HCEM tuyển sinh 2 nghề đào tạo song hành cùng Công ty ô tô Vinfast (Cơ điện tử và Công nghệ ô tô). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tốt nghiệp THPT và HCEM tổ chức kiểm tra năng lực đầu vào. Mặc dù mới thực hiện tuyển sinh và nhập học tập trung vào tháng 9/2020, tuy nhiên đến thời điểm này, theo thống kê số hồ sơ thí sinh đăng ký tuyển sinh một số nghề đã gần hết chỉ tiêu (như nghề Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cơ điện tử).
"Điểm khác trong tuyển sinh năm nay là HCEM tuyển sinh chương trình 9 , HCEM xác đào tạo các em mới tốt nghiệp THCS theo học hệ 9 . Đây là cách tiếp cận không mới nhưng HCEM cần đổi mới và đột phá để học sinh, phụ huynh từng bước thay đổi tư duy về hướng nghiệp. HCEM đã xác định mục tiêu đào tạo đối tượng 9 phải đảm bảo thương hiệu kép"- thầy Ngọc nhấn mạnh.
Cụ thể, về văn hóa phải đảm bảo các em đỗ tốt nghiệp THPT tỷ lệ cao nhất, phấn đấu nhiều em đạt thành tích trong học chương trình văn hóa, đồng thời đào tạo các em là những người giỏi nghề, ra trường làm việc được ngay, được các doanh nghiệp đón nhận và đánh giá tốt, được chính học sinh thừa nhận, được xã hội nghi nhận.
Với mục tiêu này của nhà trường, nhiều học sinh tin tưởng để đăng ký theo học là điều dễ hiểu. Hiểu rõ ngành nghề mình chọn sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trên con đường theo đuổi sự nghiệp sau này. Theo các chuyên gia, các em muốn biết lĩnh vực nghề nghiệp nào đang thu hút nhiều lao động có thể lên trang web tuyển dụng hay đọc báo phần tuyển dụng để biết xã hội đang cần nhân lực ngành nghề gì, xem nghề đó đòi hỏi phẩm chất kỹ năng gì và mình có đáp ứng được không. Những thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn nghề nghiệp đúng nhất.
Thứ hai, học sinh cần lưu ý, phải xuất phát lựa chọn ngành nghề dựa vào sở thích, sở trường của mình cũng như giá trị mà mình mong muốn. Bởi nghề nghiệp sẽ theo mình suốt cả cuộc đời, nếu không hợp bản thân sẽ không hạnh phúc khi làm, gắn bó với nó và rất khó có thể thành công.
Thứ ba, khi lựa chọn nghề, học sinh cần mở rộng diện ngành nghề lựa chọn, từ lĩnh vực để làm cơ sở để chọn ngành, từ đó dẫn đến chọn chuyên môn và cuối cùng là chọn trường phù hợp, đáp ứng cơ sở vật chất. Ngay cả lĩnh vực hẹp, nếu chúng ta lựa chọn, học tập tốt, có năng lực thật sự thì chúng ta vẫn có cơ hội việc làm rất cao.
Muốn làm nghề tốt cần kỹ năng, thái độ tốt Đây là một trong những nội dung được đại diện các doanh nghiệp, các trường cao đẳng trao đổi sôi nổi trong tọa đàm 'Chọn trường nghề cho lối vào đời' do báo Tuổi Trẻ và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức sáng 25-8. Các khách mời tham gia buổi tọa đàm sáng 25-8 tại tòa soạn báo Tuổi...