Giáo dục nghề nghiệp: Mùa tuyển sinh nhiều nỗi lo
Năm 2022 vừa đến cũng là lúc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) bắt đầu một mùa tuyển sinh mới.
Khó khăn, xoay xở và linh hoạt là từ khóa được nói đến nhiều nhất trong mùa tuyển sinh này.
Tuyển sinh vẫn là vấn đề khiến nhiều trường nghề trăn trở. Ảnh minh họa
Không giảm chỉ tiêu tuyển sinh
Mặc dù công tác tuyển sinh GDNN còn nhiều khó khăn nhưng nhiều trường không giảm chỉ tiêu mà tìm giải pháp tuyển sinh từ xa hiệu quả, linh hoạt mùa dịch.
TS Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TPHCM, cho biết, ngoài những đợt tuyển sinh quan trọng hằng năm là vào tháng 7 và tháng 10, năm nay trường chú trọng hơn đợt tuyển ngay sau Tết. Mục đích là nhằm đón được các bạn trẻ còn ở quê chưa nhập học trường nào từ năm 2021 đến nay.
Theo thống kê số lượng này là không ít. Dự kiến, các lớp của đợt 1 sẽ bắt đầu học từ tháng 3/2022, trong đó một số ngành được trường xem là chiến lược như logistics hay công nghệ ô tô.
Bà Phạm Thị Hường – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội – cho biết: Nhà trường đã hoàn thành khóa công tác tuyển sinh năm 2021 – 2022 vào cuối năm 2021. Trong bối cảnh dịch bệnh, kênh tuyển sinh trực tiếp đang gặp khó khăn nên trường thành lập bộ phận chuyên kết nối tuyển sinh từ xa ở các điểm trường THPT. Từ đó, trường sẽ gửi thông tin về để các trường đầu mối làm các kênh tuyển sinh tại các trường THPT ở các địa bàn quận, huyện Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc.
“Năm 2022 này, trường đặt mục tiêu tuyển sinh 1.500 học viên. Năm 2021, trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu 10% so với năm 2020. Cho nên năm nay, nhà trường vẫn đặt mục tiêu tuyển 1.500 em. Đây là mức đảm bảo tự chủ của nhà trường. Mặt khác, trường đang có một số mã tuyển sinh của các nghề mới đào tạo ngắn hạn 3 – 6 tháng, vẫn đang trong mùa tuyển sinh”, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội nói.
Video đang HOT
Hiện, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội có khoảng 4 mã nghề số lượng sinh viên đang vào đông. Đó là ngành Công nghệ ô tô, Thiết kế đồ họa, Kỹ thuật máy lạnh điều hòa không khí, Điện công nghiệp. Tuy nhiên, các nghề này, nhà trường chỉ công bố tuyển sinh đến một thời điểm nào đó. Sau đó, trường sẽ tập trung tuyển sinh cho các nghề những năm trước tuyển sinh đủ chỉ tiêu nhưng chưa nhiều đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhu cầu cao nhưng vẫn khó tuyển sinh
NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Hà Nội, cho biết, nhiều cơ sở đào tạo nghề có nhiều ngành nghề tương đồng nhau. Trong hệ thống GDNN hiện nay, mặc dù nhu cầu của xã hội cao ở một số nhóm ngành nhưng vẫn rất khó tuyển sinh. Cụ thể như chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng ở các nghề thuộc nhóm ngành kinh tế (kế toán, quản trị kinh doanh…); mỹ thuật (kĩ thuật điêu khắc gỗ, điêu khắc). Các nghề thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn, mỹ thuật ứng dụng, công nghệ kĩ thuật mỏ; kĩ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; nông – lâm nghiệp và thủy sản…
Ông Phạm Xuân Khánh cho biết thêm: “Đời sống của nhiều người lao động, nhiều gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dẫn đến một số người không thể học nghề. Thậm chí, chúng tôi nhận được đơn của một số gia đình đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được chậm đóng, giãn đóng học phí”.
Theo ông Khánh, cơ chế chính sách của Nhà nước đối với GDNN tuy đã có nhiều thay đổi, song vẫn chưa có chính sách đầu tư để đáp ứng yêu cầu trong việc phát triển, nâng cao chất lượng GDNN. Điều này dẫn đến đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Đồng thời, chưa có cơ chế cho các doanh nghiệp có trách nhiệm với các cơ sở GDNN khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường nghề.
Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác tuyển sinh trong hệ thống GDNN khó khăn hơn rất nhiều. Trong hệ thống GDNN hiện nay, mặc dù nhu cầu của xã hội cao ở một số nhóm ngành nhưng vẫn rất khó tuyển sinh.
Cụ thể như chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng ở các nghề thuộc nhóm ngành kinh tế (kế toán, quản trị kinh doanh…); mỹ thuật (kĩ thuật điêu khắc gỗ, điêu khắc). Các nghề thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn, mỹ thuật ứng dụng, công nghệ kĩ thuật mỏ; kĩ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; nông – lâm nghiệp và thủy sản…
Theo ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội: Không thể kết nối với thí sinh qua hình thức trực tiếp, nhiều cơ sở GDNN trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuyển hướng tư vấn tuyển sinh. Theo đó, nhiều trường nhận hồ sơ đăng ký học nghề qua hình thức trực tuyến. Đây là kênh tuyển sinh phổ biến, phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng hiệu quả chưa cao.
Việc tư vấn, tuyển sinh trực tuyến thu hút đông người tham gia do học sinh đang nghỉ học, nhiều lao động đang nghỉ làm, nên có thời gian tìm hiểu. Tuy nhiên, số người để lại thông tin để được tư vấn sâu hơn hoặc đăng ký tuyển sinh không nhiều, nhất là đối tượng học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS, THPT. Theo ông Ngọc, người học còn “nghe ngóng” thời gian, kế hoạch tuyển sinh cao đẳng, đại học. Sau khi có mốc thời gian chính thức, họ mới xác định con đường lập nghiệp cho bản thân.
Ông Đồng Văn Ngọc cũng cho biết thêm, nhiều ngành nghề khiến tuyển sinh GDNN khó khăn. Đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, ngành nghề năng khiếu… Kể cả những ngành nghề được nhiều người ưa thích như nấu ăn, hướng dẫn du lịch, chăm sóc sức khỏe… cũng “lao đao” do ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19.
Một thực tế đáng lo ngại nữa, đó là cách làm của một số địa phương về chủ trương phân luồng còn nhiều bất cập. Các đơn vị trung tâm GDNN – giáo dục thường xuyên, các trường cao đẳng, trung cấp có chức năng đào tạo hệ THPT đóng trên địa bàn chưa đồng đều. Thậm chí, hướng nghiệp trong GDNN tại các cơ sở còn bị “lép vế” khi liên hệ với các trường.
Kiến nghị từ các trường nghề
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, vấn đề tuyển sinh của các trường nghề hiện đang gặp khó khăn, thậm chí khó đảm bảo mục tiêu đã đặt ra trong năm nay.
Ảnh minh họa.
Tuyển sinh "3 khó"
TS Hoàng Minh Cương, Hiệu trưởng trường cao đẳng (CĐ) Kỹ thuật Đắk Lắk nêu lên những khó khăn của việc tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) hiện nay. Một trong những nguyên nhân là chuẩn đầu vào điểm sàn ĐH không còn. Tôi kiến nghị đề nghị Bộ GDĐT cần có quy định chuẩn đầu vào của ĐH bởi đây là đào tạo nhân lực chất lượng cao, tinh túy trong hệ thống giáo dục nên cần có chuẩn. Với cơ chế hiện nay học sinh ưu tiên vào các cơ sở GDNN vẫn là sau cùng.
Thứ hai, các cơ sở GDNN bị rào cản khi trên cùng một địa bàn quá nhiều cơ sở, trùng lặp, chưa được sáp nhập nên khó tuyển sinh.
Thứ ba, quản lý về giáo dục văn hóa phổ thông tôi hiện vẫn do Bộ GDĐT quản lý, các trung tâm giáo dục thường xuyên quản lý. Các trường CĐ phải ký hợp đồng mặc dù 10 năm qua trường CĐ tổ chức quản lý và báo cáo Bộ GDĐT. Hiện nay, trường muốn ký kết thì toàn bộ người dạy và chương trình, đánh giá học sinh phải là trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhưng ở nhiều nơi trung tâm GDTX nhỏ, số lượng người ít, cơ sở vật chất không đủ nên chúng tôi phải lấy con người của chúng tôi dạy còn để nơi khác quản lý, đây là điều bất hợp lý.
"Tôi đề nghị cần sớm có kiến nghị để thống nhất, đảm bảo cho người học và thúc đẩy quá trình đào tạo" - TS Cương kiến nghị và cho rằng đây là nguyên nhân thu hút tuyển sinh khó khăn và vì thế năm nay trương chúng tôi lựa chọn phương án dạy 4 môn.
Chia sẻ thêm, TS Cương đề nghị cần nhanh chóng có cơ chế chính sách hỗ trợ cho cơ sở GDNN nói chung trên toàn quốc. Cùng với hỗ trợ đối tượng người lao động thì cơ sở cũng bị thiệt thòi vì người học không tuyển được, có tuyển được nhưng không đào tạo được, thất thu nhưng lại giao tự chủ.
Tự chủ đã có lộ trình nhưng khó thực hiện
Ông Hoàng Quang Đạt - Hiệu trưởng Trường CĐ Lào Cai tâm tư, nhiều nơi đang có quan niệm rằng các trường nghề tự chủ được như các trường ĐH. Đây là 2 vấn đề khác nhau. Trong lĩnh vực dạy nghề, phải thấy rằng các trường đang ở phân khúc giáo dục cực kỳ khó khăn. Nếu như giáo dục đại học, giáo dục phổ thông được sự đồng tình hưởng ứng của toàn dân thì GDNN đang phải đi vận động, đi tìm tòi.
Vì vậy, ông Đạt đề nghị Bộ LĐTBXH có ý kiến làm rõ với các địa phương rằng các trường CĐ, trung cấp nghề không/chưa tự chủ hoàn toàn hoặc nói cách khác, cần làm rõ mô hình tự chủ ở các trường CĐ nghề. Nếu coi rằng tất cả các trường phải tiến tới lộ trình tự chủ tài chính hoàn toàn thì rất khó khăn.
Nêu ví dụ thực tế, ông Đạt cho biết năm nay, Lào Cai tuyển sinh được 1.300 học viên sau THCS và xấp xỉ 1.000 học viên CĐ. Với mức độ tuyển sinh thế này, nhà trường vẫn chưa tự chủ được. Đây cũng là khó khăn chung của các địa phương. Vì vậy, mong Bộ có hướng dẫn cụ thể về việc tự chủ của các trường CĐ để các trường "dễ thở" hơn trong vấn đề này.
"Quan điểm ngành tài chính khác, ngành LĐTBXH khác. Nếu cứ "dập khuôn" đến năm 2025-2030 các trường phải tự chủ hoàn toàn thì chúng tôi không biết phải "cựa quậy" thế nào?" - ông Đạt lo lắng.
TS Hoàng Minh Cương cũng chia sẻ, hiện Tổng cục đã có dự thảo ban hành thay thế Thông tư 46 về điều lệ trường CĐ đề nghị sớm ban hành để tổ chức cập nhật hướng dẫn ngay, đặc biệt khi các đơn vị, các tỉnh các trường có xu hướng sáp nhập thực hiện. Thứ 2 là xem xét điều chỉnh ban hành lại thông tư quy định định mức chế độ làm việc của nhà giáo, trong đó có khoản 2 Điều 11 tôi thấy cần xem xét lại. Trong đó có việc quy đổi các hoạt động khác thành giờ dạy gồm ra đề, coi thi, chấm thi tạo nên một khoảng khó trong quản lý dự báo trước và khi thực hiện tự chủ thì rất khó thực hiện. Các giờ quy đổi cộng lại thành thừa giờ nhiều, gây khó, khó trong việc thực hiện tự chủ của nhà trường.
Là một trong ba trường tiên phong thực hiện "tự chủ", theo Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 4/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, TS Nguyễn Thị Hằng, hiệu trưởng trường CĐ Kỹ nghệ II cho biết những khó khăn khi triển khai tự chủ. Đó là nhà trường phải thu học phí theo nguyên tắc lấy thu bù chi để tái mở rộng hoạt động đào tạo, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh trong tuyển sinh, đặc biệt so với các trường công lập. Thời gian đầu, nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ theo quyết định của Chính phủ trên nền tảng các quy định pháp luật chưa được sửa đổi, do đó không tránh khỏi những bất cập và "chênh".
Cụ thể, trong khi các trường xung quanh học phí chỉ 8, 9 triệu đồng trong khi trường CĐ Kỹ nghệ II thu học phí từ 15-20 triệu đồng. Đây cũng là lý do nhiều trường nghe đến tự chủ hoàn toàn là lo dù lộ trình xây dựng đến năm 2025- 2030.
Vì vậy, TS Hằng kiến nghị cần có cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở GDNN để các trường chủ động trong đào tạo, tránh "thiệt thòi" vì tự chủ, học phí cao trong khi có nhiều ngành cần thiết phải đào tạo cho xã hội.
Nhiều trường nghề đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp để đáp ứng công tác quản lý của nhà trường không phải chỉ trong giai đoạn dịch bệnh mà cho lâu dài như một xu hướng mới trong tổ chức, quản lý đào tạo. Năm 2021 đại dịch COVID-19 tiếp tục...