Giáo dục New Zealand trong mắt phụ huynh Việt
New Zealand chú trọng cách học từ thực tế, giáo dục dựa vào thế mạnh của từng học sinh, không đặt áp lực học hành nên được lòng nhiều phụ huynh.
New Zealand là điểm đến du học được yêu thích nhất thế giới 2019 (theo trang Educations.com) và là quốc gia nói tiếng Anh đứng đầu thế giới về chỉ số Chuẩn bị kỹ năng Tương lai trong ba năm liên tiếp 2017-2019 (bình chọn của tổ chức Economist Intelligence Unit).
Điều gì giúp New Zealand trở thành một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới? Chia sẻ của những phụ huynh đã và đang có theo học New Zealand ở các cấp bậc sẽ hé mở những điều thú vị về nền giáo dục này.
Bậc mẫu giáo tôn trọng tính cá nhân của trẻ
“Những đứa trẻ ở New Zealand là những đứa trẻ hạnh phúc vì được lớn lên trong môi trường tự do, được yêu thương, tôn trọng và tạo cơ hội để phát triển những nét riêng biệt”, chị Đoan Hương, Tiến sĩ ngành Giáo dục Mầm non tại New Zealand, hiện là người sáng lập Mầm non Monties Preschool (tỉnh Quảng Nam) cho biết.
Trong quá trình chị Hương học Tiến sĩ tại New Zealand, con trai chị được đi theo học chương trình mẫu giáo ở đây. Nhờ đó, chị có cái cách nhìn sâu sắc hơn về cách giáo dục hiện đại và nhân văn của quốc gia này.
Chị Hương kể, bé sang New Zealand lúc gần hai tuổi. Trường mới, lớp mới, cô giáo nói toàn tiếng Anh, con lại chẳng hiểu gì nên rất sợ. Cô càng ra sức vỗ về, con lại càng khóc to hơn. Nhưng cô vẫn kiên nhẫn tìm hiểu từng sở thích của con: loại đồ chơi, bài hát con thích, món con hay ăn… Cô học cách để hiểu điều con muốn qua từng động tác, cử chỉ. Nhờ sự tận tâm của cô, con dần thấy tin tưởng và yêu mến trường lớp, bạn bè.
Chị Đoan Hương và gia đình khi còn du học ở New Zealand.
Những câu chuyện hàng ngày, cột mốc đáng nhớ trong sự phát triển của mỗi bé đều được cô ghi chép tỉ mỉ và lưu giữ trong quyển “profile book”. Đó là lúc con biết nói một từ mới, chủ động làm quen với bạn bè, nở nụ cười đầu tiên ở trường…
Trường lớp rộng rãi, nhiều khu vui chơi ngoài trời nên trẻ con tha hồ chạy nhảy, khám phá. Mỗi ngày đến trường với trẻ đều thú vị khi các tiết học luôn đa dạng với hoạt động như vẽ, âm nhạc, tiếng Anh, dạy kỹ năng…
Trường mẫu giáo rộng rãi với nhiều trò chơi ngoài trời cho các bé.
Bậc tiểu học dạy trẻ bài học làm người
Chị An Nhiên, quản lý dự án tại công ty Green Horizon (TP HCM) cho biết, trong thời gian chị học thạc sĩ Truyền thông quốc tế tại Học việc Kỹ nghệ Unitec (New Zealand), con chị được học tiểu học miễn phí tại nước này. Trong mắt đứa trẻ sáu tuổi lúc đó, tưởng chừng như trường học ở nơi đất khách sẽ lắm bỡ ngỡ, xa lạ, nhưng không ngờ bé con lại rất gắn bó với trường lớp, cứ như ngôi nhà thân thương của mình. Ngày nào bé cũng háo hức đến trường.
Video đang HOT
Chị An Nhiên và con khi theo học tại New Zealand.
Ở bậc tiểu học, giáo viên chủ yếu dạy các em giá trị đạo đức như sự trung thực, có trách nhiệm, yêu thương mọi người… Học sinh được thấm nhuần phẩm chất đạo đức tốt đẹp, dạy cách trở thành người tử tế thông qua các bài văn, bài hát, những câu chuyện kể…
Chị An Nhiên kể, cách giáo dục đề cao tình yêu thương giúp con chị sống tình cảm với mọi người. Trong lần đưa con đến thăm cô giáo hướng dẫn của chị ở New Zealand, dù mới lần đầu gặp gỡ nhưng bé rất quý mến cô. Về đến nhà, con thủ thỉ với mẹ rằng sẽ viết thư để hỏi thăm cô thường xuyên.
Lớp học tiểu học của con trai chị An Nhiên ở New Zealand.
Chị Trịnh Thúy Liên, mẹ của tài năng âm nhạc Jayden Trịnh, chia sẻ thêm, nhờ nền giáo dục nhân văn mà người New Zealand thân thiện, biết tôn trọng, giúp đỡ người khác. Jayden thường được dạy, tính cách con người quan trọng hơn rất nhiều so với tài năng và sự nổi tiếng, nỗ lực phấn đấu quan trọng hơn thành công. Nhờ đó, con sống khiêm tốn, cởi mở, không coi trọng hào quang sâu khấu. Khi đã trải nghiệm và thỏa niềm đam mê âm nhạc, Jayden học cách buông bỏ để thử sức với những lĩnh vực mới mẻ hơn như học lái máy bay, mong muốn trở thành bác sĩ trong tương lai.
Bậc trung học tăng cường học từ trải nghiệm thực tế
Ở bậc trung học, các em học nhiều kiến thức tự nhiên và xã hội. Chương trình giảng dạy STEM với phương pháp giáo dục khai phóng giúp “học đi đôi với hành”. Công nghệ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực để các em tiếp cận với “thế giới phẳng”. Học sinh được trải nghiệm, học từ thực tế cuộc sống nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Giáo viên hướng dẫn lý thuyết, cách áp dụng vào thực tế trong mỗi bài. Học sinh tìm hiểu giải pháp hiện có của vấn đề, đưa ra nhận xét và giải thích. Mỗi em sẽ suy nghĩ và đưa ra giải pháp của bản thân. Điều này giúp thầy cô đánh giá học sinh có bỏ nhiều công sức vào bài học để cho điểm phù hợp. Các em thể hiện được khả năng sáng tạo, tư duy logic có thể đạt điểm số cao hơn.
“Cách giáo dục hiện đại, chú trọng học từ thực tế, chứ không phải cách học khô khan, lý thuyết suông được lòng nhiều phụ huynh. Mặt khác có thể thấy, đào tạo nghề và nghiên cứu học thuật đều được coi trọng ở quốc gia này. New Zealand còn làm tốt việc tiếp cận ý tưởng mới, học sinh cũng thể hiện rõ mặt này trong tư duy”, chị Liên nói.
Chị Liên chia sẻ thêm, New Zealand giáo dục dựa vào thế mạnh học sinh. Giáo viên sẽ quan sát, giúp từng em phát huy năng khiếu như thể thao, âm nhạc, cờ vua… Họ tin rằng khi các em tự tin ở lĩnh vực nào đó sẽ tiếp thêm sức mạnh để chinh phục cơ hội khác.
Chị Liên sát cánh cùng Jayden Trịnh trong học tập và con đường âm nhạc.
Từ lớp 9 đến lớp 13, các em được học theo kiểu tín chỉ, viết bài luận giống như ở bậc đại học. Chương trình chỉ có sáu môn, học sinh được chọn môn theo định hướng cá nhân để phù hợp với lựa chọn trường đại học. “Với cách học này, các em có thể học chuyên sâu hơn vào một số lĩnh vực, bắt nhịp tốt ở đại học”, chị Liên nhận định.
Hai năm trở lại đây, chính phủ New Zealand còn cấp học bổng riêng cho học sinh Việt ở bậc trung học. Học bổng Chính phủ New Zealand bậc Trung học (NZSS) 2020 là cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường giáo dục chất lượng ở quốc gia này.
Kim Uyên
Theo VNE
Nhiều nước cho học sinh nghỉ 3 đến 4 kỳ/năm
Nhiều nước trên thế giới chia học kỳ theo các ngày lễ lớn trong năm và cân nhắc lợi ích đối với phụ huynh, học sinh. Một năm học có thể gồm 3 đến 4 kỳ nghỉ.
Ở một số quốc gia, học sinh có kỳ nghỉ ít nhất hai lần mỗi năm. Thời gian học ở mỗi nước khác nhau, thậm chí mỗi bang, vùng trong một nước cũng không phân chia giống nhau.
Thời gian nghỉ xen kẽ giữa các học kỳ được sắp xếp phù hợp học sinh, phụ huynh và hoạt động của nước đó.
Học sinh Australia có 4 kỳ nghỉ mỗi năm. Ảnh: Alamy.
Tăng kỳ nghỉ từ 3 lên 4
Năm học ở Australia diễn ra từ tháng 1 đến tháng 12, chia làm 4 học kỳ với kỳ nghỉ xen giữa.
Học kỳ 1 bắt đầu vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2, kết thúc vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 (thường gần với lễ Phục sinh). Học kỳ 2 bắt đầu vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, kéo dài đến cuối tháng 6.
Học kỳ 3 diễn ra vào nửa cuối tháng 7 đến nửa cuối tháng 9. Học kỳ 4 bắt đầu vào giữa tháng 10, kết thúc vào giữa tháng 12. Ngoài ra, mỗi bang, vùng ở nước này quy định ngày bắt đầu, kết thúc khác nhau.
Theo State Library Victoria, từ năm 1987, Australia chia năm học thành 4 học kỳ sau khi cân nhắc lợi ích đối với học sinh, giáo viên và cộng đồng. Trong khi đó, bang Tasmania vẫn áp dụng chương trình 3 học kỳ đến hết năm 2012. Đến năm 2013, bang mới chia lại thành 4 học kỳ để đồng nhất với các vùng khác.
Thông thường, các trường cho học sinh nghỉ hai tuần sau học kỳ 1 và học kỳ 3, nghỉ 3 tuần sau học kỳ 2 và 4. Quy định này có thể thay đổi ở một số vùng.
Australia cũng linh hoạt trong việc cho học sinh nghỉ. Năm 2000, Thế vận hội diễn ra ở Sydney. Do đó, bang New South Wales kéo dài kỳ nghỉ sau học kỳ 3 lên 3 tuần và bổ sung thời gian học bằng cách rút bớt thời gian nghỉ sau học kỳ tiếp theo xuống hai tuần.
Tại New Zealand, năm học kéo dài từ giữa tháng 2 đến tháng 12 và được chia làm 4 học kỳ từ năm 1996. Ngày mở đầu và kết thúc năm học không đồng nhất cho tất cả trường trên toàn quốc. Kỳ nghỉ giữa các học kỳ thường kéo dài hai tuần.
Nếu lễ Phục sinh vào nửa đầu tháng 4, học kỳ một thường bắt đầu trong khoảng từ ngày kỷ niệm Auckland (thứ hai gần nhất với 29/1) đến trước 7/2.
Học kỳ 2 bắt đầu vào thứ hai thứ hai sau lễ Phục sinh, kết thúc vào đầu tháng 7. Học kỳ 3 kéo dài từ giữa tháng 7 đến nửa cuối tháng 9. Học kỳ 4 bắt đầu vào nửa đầu tháng 10 và kết thúc trước 20/12.
Singapore cũng chia năm học thành 4 học kỳ. Học kỳ 1 từ tháng 1 đến tháng 3, có một kỳ nghỉ một tuần. Học kỳ 2 từ tháng 3 đến tháng 5, theo sau là kỳ nghỉ 4 tuần. Học kỳ 3 diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9, nghỉ một tuần trước khi bước sang học kỳ 4 từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc cuối tháng 10. Sau học kỳ này là kỳ nghỉ dài nhất năm, 7 tuần.
Việc chia năm học thành 4 học kỳ với 4 kỳ nghỉ cũng được áp dụng tại một số nước như Brazil, Philippines, Nam Phi.
Nhật Bản chia năm học thành 3 học kỳ, học sinh có 3 kỳ nghỉ mỗi năm. Ảnh: Toyokeizai.
3 kỳ nghỉ mỗi năm
Các trường ở Nhật Bản bắt đầu năm học mới vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Mỗi năm học được chia làm 3 học kỳ, phân cách bởi 3 kỳ nghỉ hè, đông và xuân.
Học kỳ thứ nhất kết thúc vào khoảng ngày 20/7. Với hầu hết trường tiểu học, THCS, THPT, kỳ nghỉ hè kéo dài từ 20/7 đến 31/8. Tuy nhiên, mỗi vùng có thể quy định thời gian nghỉ hè khác nhau.
Vì kỳ nghỉ hè không rơi vào thời điểm kết thúc năm học, giáo viên thường giao bài tập về nhà. Học sinh thậm chí vẫn phải đến trường tham gia các hoạt động câu lạc bộ trong kỳ nghỉ.
Học kỳ thứ hai bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào 20/12. Sau đó, học sinh được nghỉ đông. Học kỳ thứ 3 bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc giữa tháng 3.
Học sinh ở Nigeria cũng có 3 kỳ nghỉ mỗi năm. Năm học bắt đầu từ tháng 9 kéo dài đến tháng 7 năm sau. Kỳ nghỉ đầu tiên kéo dài 3 tuần, rơi vào đầu tuần thứ ba của tháng 12 đến tuần đầu tiên tháng 1. Kỳ nghỉ thứ hai dài 10 ngày, thường rơi vào nửa cuối tháng 4. Kỳ nghỉ hè dài nhất, 8 tuần, vào khoảng 22/7 đến 13/9.
Hệ thống trường học ở Vương quốc Anh (Anh, Bắc Ireland, Scotland, xứ Wales) cũng chia làm 3 học kỳ với 3 kỳ nghỉ xen giữa. Tuy nhiên, ngày bắt đầu học kỳ ở Scotland và Bắc Ireland khác với các vùng còn lại.
Nhìn chung, học kỳ mùa thu bắt đầu vào đầu tháng 9, kết thúc vào tuần thứ hai của tháng 12. Trong đó, học sinh được nghỉ một tuần vào cuối tháng 10 và kỳ nghỉ Giáng sinh hai tuần trước khi chuyển sang học kỳ mùa xuân.
Học kỳ có nghỉ giữa kỳ dài một tuần vào giữa hoặc cuối tháng 2. Đến đầu tháng 4, học sinh nghỉ lễ Phục sinh dài hai tuần.
Học kỳ hè bắt đầu sau lễ Phục sinh, kết thúc vào tuần thứ 3 của tháng 7. Trong đó, cuối tháng 5, học sinh nghỉ một tuần giữa kỳ. Trường ở Vương quốc Anh kết thúc năm học bằng kỳ nghỉ hè dài 6 tuần.
Hệ thống giáo dục Anh với các phân chia như vậy được áp dụng ở nhiều nước, vùng lãnh thổ như Barbados, Hong Kong (Trung Quốc).
Nhiều nước khác như Pháp, Estonia, Malta, Guyana, Bồ Đào Nha cũng chia năm học thành 3 học kỳ, phân tách bởi các kỳ nghỉ.
Theo Zing
New Zealand giành 40 suất học bổng chính phủ cho bậc trung học Cơ quan Giáo dục New Zealand công bố tiếp tục triển khai năm thứ hai liên tiếp Học bổng Chính phủ New Zealand bậc Trung học - Chương trình học bổng danh giá dành riêng cho học sinh Việt Nam. Tiếp nối thành công của năm đầu tiên, Chương trình Học bổng Chính phủ New Zealand bậc Trung học (NZSS) năm 2020 có...