Giáo dục mở – cơ hội cho đào tạo bậc cao
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nhanh và mạnh hơn nữa. Một trong những hướng đổi mới cần quan tâm đó là phát triển giáo dục đại học theo hướng mở.
Giáo dục mở trong các cơ sở đào tạo bậc ĐH tạo cơ hội cho mọi người dân. Ảnh: Quý Trung
Cơ hội giáo dục bình đẳng cho người học
Hệ thống GD đại học hiện nay tạo điều kiện khá cởi mở cho người học. “Cung” đại học gần như đã vượt “cầu” ở nhiều địa phương khiến cho việc tiếp cận giáo dục đại học (GDĐH) không còn bị hạn chế như trước. Mọi đối tượng có nhu cầu học tập, không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính và tín ngưỡng tôn giáo đều có cơ hội học tập như nhau.
TS Mai Văn Tỉnh, nguyên Chuyên viên cao cấp Bộ GD&ĐT, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu và Phân tích Chính sách (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng: Giáo dục mở (GDM) là để khắc phục các rào cản của hệ thống GD “đóng” truyền thống nhằm cung cấp các cơ hội giáo dục bình đẳng hơn cho bất kỳ ai, ở mọi nơi và mọi lúc và cũng là cho việc học suốt đời của mọi người.
Video đang HOT
Trong GDM, người học là trung tâm ở mọi cấp độ, cá nhân hóa việc học từ bậc mẫu giáo đến đại học. Nếu như GD “đóng” là mô hình sản xuất cứng nhắc, không thỏa mãn các nhu cầu cá nhân thì GDM được dân chủ hóa bằng truy cập mở, tài nguyên GDM… Người học được học theo năng lực, tức GDM trao cho người học cái mà họ hiểu biết, chứ không theo các phương pháp họ học.
Ảnh minh họa/ Internet
Cần gỡ bỏ mọi rào cản
Hiện nay, GDM chính là giải pháp để khắc phục và giải quyết dứt điểm những yếu kém, cản trở mà nền giáo dục Việt Nam đã vấp phải bấy lâu nay. Tuy nhiên, hệ thống – tư duy về GDM hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.
TS Phạm Đỗ Nhật Tiến đã “điểm danh” 5 rào cản đối với phát triển hệ thống GDM ở Việt Nam là: Nhận thức, chính sách, kinh tế, sức ỳ và lợi ích từ hệ thống giáo dục truyền thống.
GDM tạo ra cơ hội lớn cho toàn ngành Giáo dục Việt Nam trong giảng dạy và học tập, đồng thời cũng tạo ra bầu không khí và môi trường thuận lợi cho tư tưởng học tập suốt đời, tái đào tạo. Vì thế, những rào cản đối với tinh thần GDM, cản trở người học, người dạy, cơ sở giáo dục cần phải được gỡ bỏ một cách kiên quyết. Cần đẩy nhanh việc xây dựng các chính sách, cơ chế và áp dụng đồng bộ các biện pháp tài chính, công nghệ thích hợp để tạo ra một hệ sinh thái cho GDM trong thời kỳ mới.
TS Mai Văn Tỉnh khuyến nghị, cần cải cách GDĐH theo hướng mở ở Việt Nam như: Không đầu tư vào GD “đóng” theo các cách truyền thống như xây dựng cơ sở hạ tầng nhà cửa, in ấn SGK, tài liệu học tập giấy… mà tập trung cải cách thiết chế kinh tế và thể chế nhà trường làm đòn bẩy chính sách mạnh cho quản lý GD từ quản trị nhà trường ĐH đến dân chủ hóa GD, cá nhân hóa việc học, trao quyền cho người học chọn lựa các dịch vụ GD.
Bên cạnh đó, mở rộng văn hóa kiểm định chất lượng cho mọi bên liên quan tham gia. Phương pháp e-learning là phù hợp cho học từ xa và linh hoạt. Tuy nhiên, cần có học pha trộn giữa phương pháp GD trực tiếp mặt đối mặt với phương thức học điện tử.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Algeria chuyển ngôn ngữ chính từ tiếng Pháp sang tiếng Anh
Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria vừa ra thông cáo, cho biết trong thời gian cận kề sẽ đổi 1 trong 2 ngôn ngữ chính thức của nước này từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Cụ thể, theo nguyên văn lời ông Tayeb Bouzid, đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học Algeria (ảnh), thì việc chuyển đổi sẽ bắt đầu trước hết trong lĩnh vực giáo dục cao học từ niên khóa 2019-2020 vào đầu tháng 9 tới đây.
"Chính phủ Algeria đã quyết định chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Anh đối với tất cả các tài liệu, cũng như việc thông tin mang tính chất học thuật giữa các trường đại học của đất nước - Bộ trưởng T. Bouzid cho biết thêm - Cho đến nay các tài liệu đang được phân phối bằng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Arab và tiếng Pháp. Việc bỏ tiếng Pháp là một phần của chính sách khuyến khích sử dụng tiếng Anh".
"Đồng thời giải pháp mang tính đột phá này cũng đáp ứng yêu cầu của đông đảo sinh viên, muốn bằng cấp của họ dễ dàng được nhận biết hơn ở nước ngoài", ông T. Bouzid giãi bày.
K.Dung
Theo BBC/anninhthegioi
Học tiếng Anh không thể 'ăn xổi' Phương pháp học tiếng Anh tóm lược ngữ pháp BBST có nhiều điểm tích cực song tính ứng ụng chưa cao LTS: Sau Diễn đàn khoa học "Phương pháp dạy và học tiếng Anh nhanh BBST để hội nhập quốc tế trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0" do Liên hiệp các Hội Khoa học- Kỹ thuật Việt Nam tổ chức, báo...