Giáo dục miền núi Sơn La vượt khó, chuyển mình ấn tượng
Lần đầu có học sinh mang cầu truyền hình Olympia về tỉnh; điểm trung bình tốt nghiệp THPT cao hơn 10 bậc so với năm trước… Những kết quả ấy đã minh chứng cho nỗ lực của thầy, trò miền núi Sơn La với quyết tâm vượt khó, chuyển mình, rút ngắn khoảng cách với miền xuôi.
Năm học vừa qua, Trường THPT Chuyên Sơn La – lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh này tiếp tục duy trì 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; có 8 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia. Đặc biệt, mới đây, nhà trường có em Bùi Anh Đức, học sinh lớp 12 Anh vinh dự vào chung kết năm 2022 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đoạt giải ba chung cuộc…
Nhà giáo ưu tú Trần La Giang, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng Trường THPT Chuyên Sơn La thành môi trường giáo dục toàn diện hàng đầu của tỉnh, nhà trường thực hiện đồng bộ việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, năng lực; nắm bắt xu hướng, tìm hiểu, tiếp cận, triển khai chương trình giáo dục phổ thông chất lượng cao. Đồng thời, xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng tiêu chuẩn của mô hình trường học ứng dụng công nghệ thông tin”.
Với quyết tâm, nỗ lực vượt khó, ngành giáo dục và đào tạo miền núi Sơn La đã có nhiều thành tích mới.
Là địa phương ở vùng khó khăn, với phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, những năm gần đây, ngành giáo dục huyện Vân Hồ cũng đã có bước chuyển mình rõ nét.
Ông Phạm Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ cho biết, trước đây, bậc mầm non và tiểu học gặp khó trong việc giúp trẻ thành thạo tiếng Việt, cấp THCS ít có các giải thưởng cấp tỉnh, xếp hạng thứ bậc so với các địa phương rất thấp…
“Việc giúp học trò dân tộc thiểu số thành thạo tiếng Việt là một bài toán khó với các thầy cô. Giáo viên đã tìm mọi giải pháp như thêm giờ, rèn luyện riêng… Đặc biệt, với quan điểm là hạn chế thi cử cấp tiểu học, chúng tôi không đặt nặng thi cử, mà tăng cường tổ chức các cuộc giao lưu để khuyến khích, động viên các con học tập. Còn với cấp THCS, để có được chất lượng giáo dục đại trà, chúng tôi nâng cao chất lượng từng lớp, từng bộ môn; đào tạo và tổ chức cuộc thi học sinh giỏi lớp 6,7,8 để tạo nguồn cho lớp 9. Từ vị trí thấp, đến nay, số lượng giải của huyện ngày càng tăng, nâng thứ hạng lên vị trí 9/12 huyện, thành phố”, ông Phạm Thanh Hải nói.
Video đang HOT
Tỉnh Sơn La lần đầu tiên có cầu truyền hình chương trình chung kết năm 2022 Đường lên đỉnh Olympia.
Với đặc thù của tỉnh miền núi, các trường tiểu học ở Sơn La thường có nhiều điểm lẻ cách xa trung tâm, ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Các giáo viên nơi đây đang ngày đêm miệt mài, vượt khó bám trường, bám bản, vừa duy trì sĩ số học sinh, vừa giúp các em hoàn thiện kỹ năng trước khi lên các bậc học cao hơn.
Thầy giáo Sồng Bá Hòa, điểm trường bản Háng Lìa, trường tiểu học Mường Cai, huyện Sông Mã (Sơn La) chia sẻ, bản thân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất biên giới này nên rất thấu hiểu những khó khăn, vất vả của học trò nơi đây. Anh quyết tâm trở thành giáo viên và trở về dạy học tại bản, chắp cánh ước mơ tới trường của các em.
“Thuận lợi là thầy và trò cùng ngôn ngữ, nhưng khó khăn nhất là phụ huynh học sinh ở đây không biết chữ, chưa quan tâm đến việc học của con em. Bởi vậy, tôi phải phụ đạo thêm cho học sinh; một ngày dạy 2 buổi thì tôi tranh thủ phụ đạo vào tiết phụ, 5h30 hết giờ thì phụ đạo đến khoảng 6-7h. Học sinh vắng học thì thầy cô giáo đến tận nhà xem tình hình, vận động phụ huynh, đưa các con đến lớp”, thầy Sồng Bá Hòa chia sẻ.
Học sinh vùng dân tộc thiểu số được quan tâm bồi dưỡng, tăng cường Tiếng Việt từ bậc mầm non, tiểu học…
Từ những giải pháp thiết thực của ngành, cùng nỗ lực vượt khó, sáng tạo của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên, chất lượng giáo dục ở tỉnh miền núi Sơn La đã từng bước gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ. Qua khảo sát, số lượng học sinh lớp 5 toàn tỉnh được đánh giá hoàn thành trở lên đối với môn Toán, Tiếng Việt từ năm 2020 – 2022 đạt trên 99%; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn tỉnh đạt 99,6%; Sơn La đứng thứ 49/63 tỉnh, thành phố về điểm trung bình các môn thi, tăng 10 bậc so với năm 2021… Bên cạnh đó, ngành giáo dục Sơn La còn góp sức đào tạo nhân lực cho vùng Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào qua hệ thống 6 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn.
Giáo viên vùng cao Sơn La đã, đang nỗ lực vượt khó, bám trường, bám bản, chắp cánh ước mơ tới trường của học trò.
Ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết: “Mục tiêu thời gian tới là đưa Sơn La trở thành một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo nhân lực đa ngành vùng Tây Bắc, với hạt nhân là trường Đại học Tây Bắc; có hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp, đại học và cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập. Tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm phát triển toàn diện về kiến thức, nhân cách và nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh”.
Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng những thành tựu đạt được chính là động lực để thầy và trò miền núi Sơn La tiếp tục đổi mới, sáng tạo, với phương châm “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, có thêm những thành tích nổi bật, nâng thứ hạng của Sơn La trên bản đồ giáo dục toàn quốc./.
Mang niềm vui đến với học sinh nghèo vượt khó tại huyện miền núi Quảng Bình
20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng đã được trao tặng đến các em học sinh nghèo vượt khó tại huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình).
Ban tổ chức đã trao 20 suất học bổng cho 20 học sinh nghèo vượt khó, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.
Nhằm động viên, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó tại địa bàn huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), Công ty xi măng Sông Gianh đã phối hợp với chính quyền các xã Tiến Hóa và Văn Hóa tổ chức trao học bổng cho học sinh trên địa bàn.
Ngoài các suất học bổng, học sinh còn nhận được cặp sách, mũ...
Trong đợt này, ban tổ chức đã tiến hành trao 20 suất học bổng đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên học giỏi tại 2 xã Văn Hóa và Tiến Hóa. Mỗi suất học bổng trị giá 1 triệu đồng tiền mặt kèm theo cặp sách, mũ.
Đại diện ban tổ chức cho biết, đây là hoạt động thường xuyên, được tổ chức nhằm hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho gia đình các em học sinh, đồng thời tạo động lực để các em tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, chăm ngoan, học giỏi, phát triển tương lai.
Thông qua những suất học bổng sẽ giúp các em học sinh tiếp tục nỗ lực, cố gắng học tập tốt.
Đón nhận học bổng, em Nguyễn Nhân Kiệt, học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Lê Trực vui mừng cho biết sẽ cố gắng, nỗ lực học tập trong năm học mới.
"Nhận được học bổng em rất vui, em sẽ dành số tiền này để mua đồ dùng học tập và cố gắng để học thật tốt. Em cảm ơn các nhà tài trợ rất nhiều".
Chàng trai mê Sử đưa cầu truyền hình chung kết Olympia về Hải Phòng sau 11 năm Vũ Bùi Đình Tùng xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi Olympia quý 2, thành công đưa cầu truyền hình trận chung kết về Hải Phòng sau 11 năm. Liên tiếp "ẵm" giải Nhất Những ngày qua, ngành Giáo dục Hải Phòng đón tin vui khi em Vũ Bùi Đình Tùng, học sinh lớp Chuyên Toán, Trường Trung học phổ thông Chuyên...