Giáo dục mầm non Tân Kỳ với mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện
Giáo dục mầm non của huyện Tân Kỳ thực sự được nâng cao chất lượng toàn diện sau 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016 – 2020″.
Ấn tượng những ngôi trường
Đến Trường Mầm non xã Tân An vào một ngày trung tuần tháng 6, trong thời tiết nắng nóng gay gắt, các giáo viên và học sinh vẫn miệt mài giờ học, chúng tôi thực sự ấn tượng với không gian xanh thoáng mát nhờ hệ thống cây xanh được trồng lâu năm và những bồn hoa đang khoe sắc làm sinh động lên khuôn viên với các thiết bị đồ chơi ngoài trời đáp ứng nhu cầu vui chơi, khám phá của trẻ.
Đến bữa cơm trưa, tất cả các cháu đều hào hứng với bữa cơm đủ chất dinh dưỡng, được tổ nuôi chế biến chu đáo, hấp dẫn… Phòng học, phòng ăn đều mát mẻ.
Giờ ra chơi của các cháu trường Mầm non xã Tân An. Ảnh Xuân Hoàng
Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tân An – cô giáo Chữ Thị Hoài Thu cho biết: Từ việc ăn uống của các cháu, nhà trường đều lên thực đơn cụ thể, chi tiết theo từng tuần, nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho các cháu trong mỗi bữa ăn. Theo đó, tổ nuôi của trường hàng ngày chủ động mua các loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng, đồng thời phải biết chế biến ra món ăn phù hợp với trẻ.
Được sự quan tâm của các cấp hội phụ huynh, các lớp học đã được đầu tư mua sắm quạt làm mát (hơi nước). Do vậy, vào các giờ học, bữa ăn và giờ ngủ trưa của các cháu không bị ảnh hưởng do nắng nóng. “Trong điều kiện được thuận lợi hơn bởi sự quan tâm của chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục, tập thể nhà trường luôn đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì các cháu học sinh thân yêu” – cô giáo Chữ Thị Hoài Thu chia sẻ.
Tập thể Trường Mầm non xã Tân An luôn đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì các cháu học sinh thân yêu. Ảnh: Xuân Hoàng
Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ được đánh giá là “cánh chim đầu đàn” của giáo dục mầm non Tân Kỳ. Từ cơ sở vật chất đến trang thiết bị phục vụ dạy học ở đây đều được chính quyền địa phương, phòng giáo dục và hội phụ huynh quan tâm.
Cô giáo Dương Thị Dung – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm qua, đơn vị thực hiện đúng quy định nền nếp chuyên môn và chương trình giáo dục mầm non; chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ và khuyến khích giáo viên tham gia các hội thi với chất lượng cao, năm học 2017 – 2018, trường có 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Nhà trường cũng luôn đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động của nhóm, của lớp; giao tiếp – tương tác tích cực theo phương châm “học mà chơi – chơi mà học” phù hợp với từng độ tuổi và khả năng của trẻ. Kết quả 100% trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, có kỹ năng sống cần thiết và phù hợp với độ tuổi, 100% số trẻ ăn bán trú tại trường, trong 3 năm học trở lại đây tỉ lệ suy dinh dưỡng đều giảm còn dưới 2,7%.
Điều đặc biệt của nhà trường hiện nay, được phụ huynh các lớp tự nguyện đóng góp tiền đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy, học, còn quan tâm lắp đặt máy điều hòa trong các phòng học.
Video đang HOT
Khuôn viên Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ. Ảnh Xuân Hoàng
Với những hoạt động có chiều sâu, năm học 2018 – 2019 Trường Mầm non Tân Kỳ đạt danh hiệu xuất sắc cấp tỉnh; năm 2018, đạt đơn vị văn hóa và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
“Trẻ em như những mầm ươm, vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và nhân cách luôn được các trường mầm non chú trọng. Đặc biệt, tình yêu và lòng nhiệt huyết của các cô giáo mầm non sẽ giúp trẻ luôn vững vàng phát triển từ những lớp học đầu đời” – cô Dương Thị Dung tâm sự.
Được biết, hệ thống trường học mầm non của huyện Tân Kỳ những năm gần đây đã có sự thay đổi về chất lượng dạy và học, đó là kết quả sau 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016-2020″.
Chuyên đề đổi mới chất lượng
Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Kỳ – ông Phạm Tân Phương cho biết, giáo dục bậc mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, là nền tảng đầu tiên của ngành; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đảm bảo có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục cho các bậc học tiếp theo. Xác định tầm quan trọng đó, giáo dục mầm non huyện Tân Kỳ đã xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016-2020″.
Giờ ra chơi với nhiều hoạt động bổ ích của các cháu Trường Mầm non xã Tân Long. Ảnh Xuân Hoàng
Sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề, đã nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung chuyên đề, nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, cải tạo ngày càng khang trang. Môi trường giáo dục trong lớp học được thiết kế sắp xếp khoa học, phù hợp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của từng chủ đề, theo từng độ tuổi; đồ dùng, đồ chơi mang tính mở, hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động tích cực.
Môi trường ngoài lớp học quy hoạch thiết kế khuôn viên sân vườn trường xanh, sạch, đẹp có đủ các khu vui chơi thực hành trải nghiệm, có đủ đồ chơi, đồ dùng đáp ứng nhu cầu hoạt động ngoài trời cho trẻ. Giáo viên được nâng cao kỹ năng lập Kế hoạch giáo dục; linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm, các trò chơi, tích cực tương tác với đồ dùng, đồ chơi; hình thành, phát triển khả năng tư duy, nhận thức tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức kỹ năng theo mục tiêu giáo dục đề ra. Phụ huynh đồng tình ủng hộ nhà trường về ngày công lao động vệ sinh khang trang trường lớp trồng cây, trồng rau, trồng hoa…
Giờ học múa của Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ. Ảnh: Xuân Hoàng
Trong 5 năm, hệ thống giáo dục mầm non Tân Kỳ đã xây mới 54 phòng học, 37 phòng chức năng, 82 công trình vệ sinh của trẻ, 8 công trình vệ sinh dành cho giáo viên. 26/26 trường đều đã đầu tư thiết kế xây dựng cải tạo các khu vui chơi thực hành trải nghiệm ngoài trời cho trẻ và tu sửa mua sắm bổ sung thêm đồ chơi ngoài trời, các trang bị nội thất trong các nhóm, lớp đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt vui chơi cho trẻ. Tổng kinh phí đầu tư hơn 86 tỷ đồng.
Ông Phạm Tân Phương cho biết thêm, kết quả nổi bật trong thực hiện chuyên đề chính là đối tượng trẻ trở thành trung tâm, trẻ phát triển khỏe mạnh, tích cực, hứng thú với các hoạt động trong môi trường phù hợp, mạnh dạn, tự tin; được rèn luyện và phát triển các tố chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi, từ đó phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và các kỹ năng xã hội. Những kết quả đạt được trong thực hiện chuyên đề, thực sự đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Tân Kỳ.
Hệ thống giáo dục mầm non Tân Kỳ hiện có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó 97% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, năm 2018 có 10 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Các danh hiệu được khen thưởng: nhiều năm liền được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận xuất sắc lĩnh vực Giáo dục mầm non. Trong 5 năm qua, Tân Kỳ có 8 đơn vị được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Giáo viên vẫn cần có Sáng kiến kinh nghiệm
Điều giáo viên canh cánh trong lòng là thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi có còn cần Sáng kiến kinh nghiệm nữa không?
Trước những bất cập của việc thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi mang tính hình thức và diễn nhiều hơn dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư Số: 22/2019/TT-BGDĐT quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông.
Thông tư 22 đã được giáo viên đón nhận, phấn khởi vì không còn cảnh bắt ép giáo viên phải tham gia thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi.
Thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi hay không, hoàn toàn tự nguyện của giáo viên.
Thế nhưng thực tế lại là một chuyện khác, nếu chỉ dựa trên tự nguyện của giáo viên, e rằng sẽ có cơ sở giáo dục không có thí sinh khi phát động Hội thi!
Bên cạnh đó, điều giáo viên canh cánh trong lòng, thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi có còn cần Sáng kiến kinh nghiệm nữa không?
Đọc toàn bộ Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT tuyệt nhiên không có cụm từ Sáng kiến kinh nghiệm. Như vậy thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi không cần Sáng kiến kinh nghiệm?
Giáo viên vẫn cần có Sáng kiến kinh nghiệm. (Ảnh minh họa: Baoquangngai.vn)
Nội dung thi của giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi lần lượt có điểm chung (khoản 1 điểm b Điều 6,7,8,) là: "Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác (chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em - giáo dục mầm non), (chất lượng công tác giảng dạy - giáo dục phổ thông); (chủ nhiệm lớp - giáo viên chủ nhiệm lớp) của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc.
Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi.
Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, chủ nhiệm giỏi và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó".
Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác (chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; chất lượng công tác giảng dạy; chủ nhiệm lớp) bản chất là sáng kiến, sáng tạo của giáo viên.
Sáng kiến, sáng tạo đó được thực hiện lặp đi, lặp lại có hiệu quả, được giới thiệu trong cơ sở giáo dục, được lãnh đạo xác nhận, thành Sáng kiến kinh nghiệm.
Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác (chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; chất lượng công tác giảng dạy; chủ nhiệm lớp) giáo viên cũng phải viết thành báo cáo; báo cáo đó phải được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, chủ nhiệm giỏi và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Báo cáo những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác (chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; chất lượng công tác giảng dạy; chủ nhiệm lớp) không phải là báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm, nhưng bản chất là Sáng kiến kinh nghiệm!
Có giáo viên không có sáng kiến, sáng tạo nhưng họ biết học hỏi kinh nghiệm của những người khác qua dự giờ, trò chuyện... đọc Sáng kiến kinh nghiệm người khác; tích lũy kinh nghiệm người khác thành kinh nghiệm của mình, họ vẫn dạy giỏi.
Vì vậy, Hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi không cần một bản Sáng kiến kinh nghiệm mà chỉ cần một biện pháp là phù hợp với thực tế; biện pháp giáo viên đưa ra có thể là sáng kiến của bản thân hoặc bài học từ Sáng kiến kinh nghiệm của người khác.
Như vậy Hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi không cần Sáng kiến kinh nghiệm là chưa hoàn toàn chính xác.
Đã là cá nhân giỏi hơn người khác trên bất cứ lĩnh vực gì cũng cần sáng kiến, sáng tạo, kinh nghiệm; chỉ có sáng kiến, sáng tạo, kinh nghiệm mới làm người lao động cùng một công việc nhưng người này khác với người khác.
Người có sáng kiến, sáng tạo, kinh nghiệm thì hiệu quả công việc tất yếu tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, trong giáo dục cũng vậy.
Giaó viên có sáng kiến, sáng tạo, kinh nghiệm sẽ truyền được cảm hứng cho học sinh, phát hiện và phát triển được năng lực cho học trò; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; chất lượng công tác giảng dạy; chủ nhiệm lớp.
Giáo viên giỏi không chỉ kiến thức, chuyên môn vững vàng, có phương pháp truyền thụ phù hợp; giáo viên giỏi cần gieo được mầm thiện lương, chia sẻ, sống có trách nhiệm với cộng đồng vào tâm hồn, tình cảm học trò.
Dù muốn hay không muốn, dù dị ứng thế nào với Sáng kiến kinh nghiệm đi chăng nữa, muốn trở thành giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên cũng cần có sáng kiến, kinh nghiệm trong công tác.
Tài liệu tham khảo:
1: luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-22-2019-tt-bgddt-quy-dinh-ve-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-179675-d1.html
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Giáo viên chính thức thoát "ám ảnh" các hội thi giáo viên giỏi? Theo quy định mới của Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục không được ép buộc, tạo áp lực cho giáo viên tham gia các hội thi giáo viên giỏi. Đây là tin vui đối với giáo viên trước thềm năm mới 2020. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BGD ĐT quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ...