Giáo dục kỹ năng, giúp trẻ sẵn sàng vào lớp 1
Việc có nên cho con em học trước chương trình khi vào lớp 1 hay không, luôn là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm.
Để góp phần cùng phụ huynh chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1, ông Lê Thanh Long, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, cho biết:
- Nhiều bậc phụ huynh cho rằng cần cho trẻ học trước để đọc thông, viết thạo, từ đó mới học giỏi ở lớp 1. Theo tôi, đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Việc cho trẻ học trước chương trình khi vào lớp 1 là không nên.
Phụ huynh không nên cho trẻ học trước vì có nhiều lý do. Đầu tiên, việc học trước sẽ gây áp lực tâm lý khiến trẻ sẽ không muốn đi học; trong khi nhiệm vụ dạy toán, dạy chữ sẽ được giáo viên thực hiện với các phương pháp sư phạm phù hợp khi trẻ vào học lớp 1. Thứ hai là khi biết đọc, viết trước, trẻ không hứng thú, thậm chí chủ quan trong học tập và dễ vi phạm nội quy của lớp học, từ đó thiếu động cơ học tập. Thứ ba là việc biết đọc, viết trước sẽ khiến trẻ mong muốn chứng tỏ cho thầy cô, các bạn biết; từ đó có thể dẫn đến những xung đột trong ứng xử, giao tiếp và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong quá trình học tập. Thứ tư là trẻ dễ hình thành sự chủ quan, mất tập trung trong giờ học, dễ dẫn đến nguy cơ trẻ không học được những kiến thức mình chưa được tiếp cận.
Thêm vào đó, nhiều cha mẹ cho trẻ học với gia sư là sinh viên còn thiếu kinh nghiệm; hoặc những giáo viên lớn tuổi đã về hưu từ lâu không cập nhật những phương pháp đổi mới; dẫn đến dạy trẻ chưa chính xác với phương pháp giảng dạy mới. Từ đó có thể học sinh sẽ mắc những lỗi thường gặp như: cách đánh vần chưa chuẩn xác; học sinh còn ngồi sai tư thế dẫn đến cách cầm bút, để vở theo thói quen xấu, khó sửa và dễ thành tật; hầu hết chữ của trẻ đều viết sai từ các nét cơ bản cho đến độ rộng, độ cao và khoảng cách. Đặc biệt, điều mà phụ huynh lâu nay không để ý, nếu cầm viết quá sớm thì cơ tay, xương tay của trẻ bị ảnh hưởng và có thể bị móp vì phải gồng nhiều để giữ viết đi nét, đè ngòi bút mạnh khi viết. Từ đó, làm cho con chữ của trẻ không được mềm mại.
Tóm lại, việc dạy chữ, dạy toán trước tuổi đi học làm cho trẻ giảm hứng thú khám phá khi bước vào tiểu học, tạo sự chênh lệch lớn giữa các em được học trước và chưa được học, gây khó khăn cho việc dạy học của giáo viên lớp 1. Chuyện giúp học sinh lớp 1 đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 và thời lượng diễn ra trong 35 tuần học chứ không phải 1 hay 2 tháng hè.
Video đang HOT
Một buổi học của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Ninh Kiều. Ảnh: B.NG
* Để giúp phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới đạt kết quả tốt, ông có lời khuyên gì?
- Đầu tiên là phụ huynh cần tin tưởng và đồng hành với nhà trường về việc thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trong chương trình Giáo dục phổ thông mới. Nhiều năm nay, ngành Giáo dục thành phố đã áp dụng các giải pháp giúp giáo viên và học sinh giảm áp lực trong việc tổ chức dạy và học. Chẳng hạn, giao quyền chủ động cho các trường, cho giáo viên trong việc thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa, không áp đặt giờ nào tiết nấy. Thực hiện việc cho phép giáo viên có thể linh hoạt tổ chức các nội dung dạy học theo hướng phân hóa, tùy theo đối tượng học sinh của lớp có thể nâng cao hoặc dừng lại nội dung học tập, nhưng phải đảm bảo sao cho tất cả các em đạt mục tiêu từng bài học, có những năng lực và phẩm chất cần thiết. Đội ngũ giáo viên được phân công dạy lớp 1 do các trường tuyển chọn trong những giáo viên rất cần mẫn, quan tâm, hỗ trợ đến từng học sinh trong suốt quá trình học.
Bên cạnh đó, chủ trương đổi mới đánh giá học sinh có yêu cầu phát huy sự tích cực chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, dạy đến từng đối tượng, tất cả vì sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác trong học tập, đảm bảo tất cả các em trong một lớp đều “được học và học được”. Do đó, phụ huynh không phải lo con em mình không theo kịp bạn bè, học yếu. Để cha mẹ học sinh, cộng đồng yên tâm đến chất lượng học tập của con em, ngành đã chỉ đạo các trường phải công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho lớp 1 để giáo viên có thời gian tổ chức cho học sinh hoàn thành các yêu cầu học tập.
Thay vì cho trẻ học chữ, làm toán trước, tôi khuyên các bậc phụ huynh nên cho học sinh tham gia các hoạt động tại các trường, nhà văn hóa, trung tâm giáo dục kỹ năng sống, nhất là tham gia các câu lạc bộ năng khiếu như bơi lội, cờ vua, múa, hát, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông, aerobics… Từ đó, học sinh có được khoảng thời gian vui chơi trong hè; tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, chủ động hơn và tự tin hơn khi bước vào lớp 1 với môi trường học tập hoàn toàn mới.
* Ông có thể thông tin thêm những điều cần thiết khi cho trẻ vào lớp 1?
- Phụ huynh cần liên hệ trường học nơi con em đăng ký lớp 1 lấy danh mục sách giáo khoa lớp 1 mà trường đã chọn và các yêu cầu về dụng cụ học tập cần thiết để mua cho con; hoặc tìm hiểu danh mục sách giáo khoa lớp 1 trên cổng thông tin điện tử của trường mà con mình sẽ vào học; hay đến các nhà sách có cung ứng sách giáo khoa lớp 1 tự trang bị theo danh mục sách được nhà trường cung cấp. Đồng thời, phụ huynh cần tìm hiểu thêm thông tin của trường học về việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 trong buổi họp cha mẹ học sinh trước khi học sinh nhập học.
Ngoài ra, phụ huynh có thể liên lạc trực tiếp đến hiệu trưởng các trường để biết thêm các thông tin cần thiết.
* Xin cảm ơn ông!
Phụ huynh lớp 1 góp tiền 'chọn cô giáo chủ nhiệm'
Hội trưởng phụ huynh lớp 1A trường Tiểu học Đội Cung (TP Vinh, Nghệ An) đề xuất đóng tiền để chọn 'cô giáo chủ nhiệm nghiêm khắc'.
Sự việc gây xôn xao dư luận địa phương.
Tối ngày 4/8, bà Lại Thị Thái Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đội Cung (TP Vinh), cho biết đại diện hội phụ huynh lớp 1A là bà N. đã thừa nhận sai khi vận động phụ huynh góp tiền.
Theo thông tin đang gây xôn xao trên mạng xã hội, hội phụ huynh lớp 1A, trường Tiểu học Đội Cung, nhắn tin bàn bạc đóng 300.000 đồng/cháu để chọn giáo viên chủ nhiệm cho con chuẩn bị lên lớp 2.
Sự việc phụ huynh lớp 1 góp tiền "chọn cô giáo chủ nhiệm" đang gây xôn xao dư luận. Ảnh: VietNamNet.
Bà Hà cho biết việc đóng góp tiền không nằm trong chủ trương chung của nhà trường. Chị N. là hội trưởng phụ huynh lớp 1A tự đứng ra vận động đóng góp.
"Lý do là lớp 1A quá nhiều học sinh nam nên muốn tìm một giáo viên chủ nhiệm nghiêm khắc để làm chủ nhiệm lớp, rèn luyện ý thức, tổ chức kỷ luật cho các cháu", bà Hà thông tin.
Trong quá trình triển khai, hội cũng đã đề nghị các phụ huynh nếu có thắc mắc thì nhắn tin riêng. Tuy nhiên, sau đó, đại diện của hội phụ huynh lại chặn tin nhắn của nhiều người trong nhóm nên dẫn đến bức xúc. Cũng theo bà Hà, hiện bà N. đã chuyển tiền trả lại cho phụ huynh.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Đội Cung khẳng định không có chủ trương chọn giáo viên theo nguyện vọng của phụ huynh. Mỗi năm, sau khi bố trí giáo viên từng khối, nhà trường sẽ cho giáo viên bốc thăm lớp ngẫu nhiên để làm chủ nhiệm.
Kết thúc Hội nghị tập huấn thực hiện chương trình GDMN sau sửa đổi Sau 4 ngày làm việc, chiều 4/8, Hội nghị tập huấn hướng dẫn việc thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi và Hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL và GVMN đã kết thúc với những đánh giá cao về tính thực tế. Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh phát biểu bế mạc Hội nghị tập huấn. Hội...