Giáo dục kỹ năng: Gieo hành vi, gặt thói quen
Ngay từ đầu năm học, các trường đã tập trung giáo dục kỹ năng cho học sinh thông qua nhiều hoạt động.
Học sinh huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) tham gia trải nghiệm kỹ năng sống do ngành Giáo dục và huyện Đoàn tổ chức. Ảnh minh họa
Tiết chào cờ sinh động
Tiết chào cờ của Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã mang lại luồng gió mới, với nhiều niềm vui, hứng thú cho học sinh. Cô Hiệu trưởng Nguyễn Phương Hoa cho hay, thông qua tiết chào cờ, nhà trường lồng ghép nhiều hoạt động giáo dục thiết thực và ý nghĩa. “Tiết chào cờ đầu tiên của năm học 2022 – 2023 diễn ra sáng 12/9, chúng tôi lồng ghép chương trình tuyên truyền về phòng chống tai nạn giao thông cho học sinh” – cô Hoa chia sẻ.
Theo đó, cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 4 (Hà Nội) đã tuyên truyền, hướng dẫn học sinh về một số quy định cơ bản khi tham gia giao thông đường bộ như: Cách nhận diện tín hiệu đèn giao thông, biển báo giao thông, kỹ năng đi đường và sang đường… Đặc biệt, học sinh đã biểu diễn nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ diễn kịch, xây dựng các hoạt cảnh nhằm tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ.
“Bằng các hoạt động nêu trên, giờ chào cờ không còn khô cứng, giáo điều. Học sinh được trải nghiệm và lĩnh hội nhiều kiến thức, kỹ năng sống. Đồng thời tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa sâu rộng đến người lớn” – cô Hoa bày tỏ; đồng thời cho biết, nhà trường xây dựng thành các chuyên đề để mỗi tiết chào cờ sẽ là trải nghiệm thú vị, mang đến cho các em nhiều bài học bổ ích.
Một hoạt động ngoài giờ lên lớp của Trường THCS&THPT Bá Thước. Ảnh: NTCC
Video đang HOT
Tại Trường THCS&THPT Bá Thước (Thanh Hóa), tiết chào cờ đầu tiên của năm học mới cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Cô Hiệu trưởng Hà Thị Thu cho hay, nhà trường xây dựng thành các chủ đề khác nhau. “Tuần này sẽ là tìm hiểu truyền thống của trường và địa phương. Tuần sau là chủ đề về an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội. Với chủ đề này, học sinh sẽ làm chủ sân khấu, có sự phối hợp của công an địa phương. Theo đó, các em có thể múa hát, diễn kịch, hùng biện, đố vui… để làm nổi bật chủ đề sinh hoạt trong giờ chào cờ” – cô Thu chia sẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Trường THCS&THPT Bá Thước đặt ra trong năm học 2022 – 2023. Thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm… nhà trường muốn trang bị cho học sinh kỹ năng để thích ứng với thay đổi của cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, cần đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục để học sinh thẩm thấu được kiến thức, kỹ năng và chuyển hóa thành của mình để ứng dụng vào thực tiễn.
“Chúng tôi lựa chọn các hình thức đa dạng, nội dung phong phú, giáo dục trực quan cho học sinh” – cô Thu trao đổi và cho hay: Ngày hội Tết Trung thu vừa qua, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động như: Múa hát, diễn kịch, hùng biện, các trò chơi dân gian… Qua đó không chỉ giáo dục các em về tinh thần đoàn kết, phát triển kỹ năng mềm, mà còn góp phần phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa quê hương. Từ đó, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Tiểu phẩm của học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Tuy về an toàn giao thông trong giờ chào cờ. Ảnh: TG
Rèn học sinh trong giao tiếp hàng ngày
Theo ông Đặng Hữu Dương – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Do đó, việc giáo dục, phát triển các kỹ năng rất cần thiết và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong năm học mới. Phòng GD&ĐT đã yêu cầu các trường học trên địa bàn chú trọng nhiệm vụ này ngay từ đầu năm học. Tùy theo điều kiện và căn cứ vào thực tế, các trường có thể tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phù hợp, hiệu quả.
“Với đặc thù là huyện miền núi, chúng tôi khuyến khích các trường giáo dục học sinh kỹ năng sinh tồn, thoát hiểm, phòng chống buôn bán người, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…” – ông Dương trao đổi, đồng thời gợi mở: Các hoạt động này có thể lồng ghép trong giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo hoặc giáo dục ngoài giờ lên lớp…
“Gieo hành vi, gặt thói quen, gieo thói quen thì gặt nhân cách” – TS Nguyễn Thị Thanh Nga – Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) – nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, việc đưa vào chương trình giáo dục phổ thông 12 giá trị sống do UNESCO đề xuất là hoàn toàn cần thiết. Điều này đòi hỏi nhà trường, giáo viên giúp học sinh rèn luyện trong từng giao tiếp, ứng xử hàng ngày.
Nhấn mạnh, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh hình thành, phát triển những kỹ năng, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – Học viện Quản lý Giáo dục – chia sẻ, dạy kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường là nói đến phương pháp tiến hành các hoạt động học tập, giúp trẻ ghi nhớ giá trị, quy tắc ứng xử và áp dụng vào trong cuộc sống. Mỗi kỹ năng sống sẽ kèm theo nhiều giá trị sống, tạo nên bộ giá trị tinh thần cho trẻ.
Ở nhiều nước, phòng tâm lý học đường là bộ phận cấu thành ở môi trường giáo dục tiên tiến. Bằng các biện pháp tâm lý giáo dục, thầy, cô giáo, ban giám hiệu, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác có thể tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, can thiệp sớm và can thiệp chuyên sâu, nhằm giải quyết những vấn đề tâm lý. Qua đó, giúp các em học tập hiệu quả trong trường học hạnh phúc.
“Để những giá trị đạo đức, kỹ năng của học sinh được nở hoa kết trái, cần có những biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp; mà ở đó, thầy, cô giáo chính là người “gieo mầm”. Nếu chúng ta gieo hạt giống khỏe và chăm sóc tốt, sẽ nhận được quả ngọt” – TS Nguyễn Thị Thanh Nga nhấn mạnh.
Các trường ở Hải Phòng được phép thu những khoản nào?
Các trường công lập tại Hải Phòng được phép thu các khoản dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị quyết 02.
Theo Kế hoạch số 215 về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn, đối tượng áp dụng là học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố: trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT; trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên.
Về nguyên tắc chung, các cơ sở giáo dục công lập chỉ được thực hiện thu đối với danh mục các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo được quy định tại Nghị quyết số 02/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng.
Danh mục các khoản thu. Ảnh: T.Hùng
Theo Kế hoạch số 215 này, UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập thu phân kỳ các khoản.
Cụ thể, các khoản thu theo kỳ gồm: mua sắm trang thiết bị phục vụ bán trú; học và thi nghề phổ thông; nước uống.
Các khoản thu theo tháng gồm: tiền ăn; hỗ trợ người nấu ăn, người chăm ăn, trông trưa, công tác quản lý; quản lý trẻ/học sinh ngoài giờ hành chính; ngày thứ 7 cho trẻ mầm non; trông xe; dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học; khoản học thêm.
Cùng với đó, UBND thành phố Hải Phòng cũng nêu rõ việc quản lý, sử dụng các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục công lập.
Các cơ sở giáo dục công lập phải sử dụng chứng từ thu (phiếu thu tiền mặt có ký xác nhận của cha mẹ học sinh, hoặc ký xác nhận của cha mẹ học sinh nếu thanh toán không dùng tiền mặt) theo quy định đối với các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo.
Nội dung chi, mức chi của các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo phải được thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường, đảm bảo công khai, minh bạch, được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của nhà trường theo quy định; không sử dụng nguồn thu này cho nhiệm vụ chi khác.
Các cơ sở giáo dục công lập phải thực hiện công khai theo quy định, báo cáo quyết toán số kinh phí đã thu, chi và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí.
Việc thực hiện chi khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo phải bảo đảm các điều kiện sau: Theo đúng mục đích, kế hoạch huy động đối với từng khoản thu; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ; Có chứng từ hợp pháp, hợp lệ, được chủ tài khoản hoặc người được Ủy quyền quyết định chi.
Các cơ sở giáo dục mở sổ sách theo dõi riêng đối với từng khoản thu, chi theo năm ngân sách và theo từng năm học.
ảm bảo môi trường giáo dục an toàn Sau ngày khai giảng năm học mới, các trường mầm non, tiểu học ở TP Cần Thơ đã khởi động lại bếp ăn, tổ chức bán trú và các hoạt động giáo dục 2 buổi/ngày. Việc học 2 buổi/ngày và bán trú mang lại lợi ích cho học sinh, phụ huynh. Giờ ăn trưa của các em học sinh Trường Tiểu học Ngô...