Giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học
Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ tổ chức sân chơi kỹ năng dành cho học sinh tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa
Chương trình sẽ tập trung hình thành cho học sinh tiểu học 4 nhóm kỹ năng: Kỹ năng sống đẹp (giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè…); kỹ năng tự bảo vệ và phòng chống xâm hại; kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn.
Tất cả nội dung giáo dục kỹ năng đều được yêu cầu phải phù hợp với từng lứa tuổi và được rèn luyện theo mức độ tăng dần ở các bậc học kế tiếp. Việc tổ chức giáo dục kỹ năng cho học sinh cần đảm bảo tính an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT, chương trình sẽ được tổ chức vào một buổi sáng trong tuần, tại sân trường, với sự tham gia của học sinh toàn trường, được sắp xếp để lần lượt vào các trạm rèn luyện kỹ năng. Phụ trách các trạm kỹ năng là các giáo viên của trường đã được tham gia tập huấn tại Sở GD-ĐT.
Mỗi trạm kỹ năng sẽ huấn luyện cho học sinh một kỹ năng cần thiết thông qua các hình thức vừa học vừa chơi, các hoạt động, rèn luyện, làm việc nhóm hoặc cá nhân. Mỗi đợt huấn luyện có thời gian tối đa không quá 30 phút. Các trạm kỹ năng có thể được thiết kế ngay trên sân trường, hoặc sử dụng các phòng học của các lớp ở tầng trệt, sắp xếp và trang trí phù hợp với nội dung cần rèn luyện.
MINH QUÂN
Theo SGGP
10 điều ở nền giáo dục châu Á giúp trẻ em phát triển lành mạnh
Tổ chức làm bài kiểm tra ngoài trời, lắp đặt bàn học chống cận thị ngày càng phổ biến ở nhiều trường học Trung Quốc.
Video đang HOT
1. Ngăn trẻ đọc sách ở khoảng cách quá gần
Bàn học chống cận thị ở Trung Quốc. Ảnh: Twitter
Nhiều trường học Trung Quốc lắp đặt bàn học chống cận thị trong lớp. Mỗi bàn được thiết kế thêm một khung thép với mục đích giúp học sinh xác định khoảng cách hợp lý từ mắt xuống sách, vở. Ngoài ra, các em cũng có thể điều chỉnh tư thế ngồi thích hợp nhờ vào khung thép này.
2. Thực hiện các bài tập về mắt
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên khắp Trung Quốc được hướng dẫn thực hiện các bài tập về mắt nhằm cải thiện lưu thông máu và thư giãn cơ mắt. Bài tập bao gồm 6 phần, gồm massage khu vực quanh mắt và thường được thực hành hai lần một ngày.
3. Tổ chức làm bài kiểm tra ngoài trời
Trong những năm qua, việc tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra ngoài trời ngày càng phổ biến. Một trong những lợi ích dễ thấy là ngăn chặn gian lận, bởi các bàn có thể được xếp ở vị trí cách xa nhau hơn so với khi đặt trong căn phòng hạn chế về không gian. Bên cạnh đó, không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên còn góp phần giảm bớt căng thẳng cho học sinh.
Hơn 800 học sinh trường THPT số 1 Phong Khâu, Hà Nam, Trung Quốc thi cuối kỳ trong rừng dương ngày 3/7/2015. Ảnh: Getty Images
4. Dạy học bằng cách livestream
Livestream (phát video trực tiếp) là phương án được nhiều giáo viên Trung Quốc lựa chọn khi thời tiết xấu và học sinh không thể đến trường. Công nghệ hiện đại giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức dù không cần bước chân ra khỏi nhà. Cách dạy học này đặc biệt hữu ích với những học sinh sống ở vùng xa, khó có cơ hội tiếp cận trường học.
5. Món ăn đa dạng, khẩu phần hợp lý
Chương trình ăn trưa ở trường học Nhật Bản ra đời nhằm hỗ trợ học sinh chịu ảnh hưởng của nạn đói sau Thế chiến thứ hai, dần hoàn thiện trong cả thế kỷ qua và trở thành hình mẫu của thế giới. Mỗi suất ăn không tập trung vào một món chính như ở các trường học phương Tây mà chia thành nhiều món nhỏ, gồm cơm, rau, canh miso và cá hoặc thịt.
6. Sử dụng thực phẩm lành mạnh
Ở Nhật Bản, người dân ít nạp vào cơ thể những thực phẩm như thịt, sữa, hạn chế dầu mỡ và đường. Rau củ là thành phần chính trong bữa ăn và trường học ưu tiên sử dụng nông sản địa phương để phục vụ học sinh.
Canh là món phổ biến trong chế độ ăn ở châu Á. Người Trung Quốc thường sử dụng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe như sả, gừng, kỷ tử để làm tăng hương vị của món canh.
Việc trẻ em uống trà được xem là bình thường ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Trà không chỉ là lựa chọn lành mạnh hơn nước ngọt mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời khác về sức khỏe, chẳng hạn giúp trẻ cải thiện thị lực.
7. Khuyến khích tận hưởng không gian ngoài trời
Hoạt động ngoài trời ngày càng được coi trọng ở Hàn Quốc, chẳng hạn đi bộ đường dài hay cắm trại, mục đích chính là giúp người tham gia thư giãn và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần.
8. Đi bộ đến trường
Nhiều nước châu Á khuyến khích học sinh đi bộ đến trường. Ảnh: Pixabay
Ở Hàn Quốc, các thiết bị giúp mọi người đếm số bước chân hàng ngày đang trở nên phổ biến. Tại nhiều nước khác ở châu Á, trẻ em được khuyến khích đi bộ đến trường thay vì sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, đặc biệt là ở khu vực thành thị.
9. Hạn chế phụ thuộc Internet
Hàn Quốc hành động khá quyết liệt nhằm kiểm soát sự phụ thuộc của trẻ vào Internet, bao gồm tổ chức nhiều trung tâm điều trị và trại cai nghiện. Chính phủ thậm chí ban hành luật ngăn trẻ em dưới 16 tuổi chơi game online sau nửa đêm.
10. Dạy trẻ về trách nhiệm
Tại Nhật Bản, trẻ em tự đến trường từ năm lớp 1, giúp bố mẹ làm việc vặt trong nhà và lau dọn phòng học thay vai trò của người lao công. Nhờ đó, trẻ được rèn tính tự lập và tinh thần trách nhiệm, dần biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn.
Thùy Linh
Theo Bright Side
TPHCM: Khảo sát chất lượng ngoại ngữ đầu ra của học sinh lớp 9 100% học sinh lớp 9 tại các trường THCS công lập và ngoài công lập tại TPHCM sẽ làm bài khảo sát các môn ngoại ngữ từ ngày 16.4 đến 17.4. Ảnh minh họa Sở GDĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản về việc tổ chức khảo sát chất lượng ngoại ngữ đầu ra học sinh lớp 9 nhằm mục đích đánh giá...