Giáo dục kiểu truy tìm, đấu tố
Thay vì nhìn vào thực tế, lắng nghe các ý kiến cầu thị thì việc đầu tiên không ít trường làm là truy tìm người dám “vạch áo cho người xem lưng” là ai.
1. Câu chuyện của một phụ huynh ở Hải Phòng gửi báo và Bộ GD&ĐT dưới đây viết lên một thực tế xót xa.
Hôm đó do bận nên tôi không đi họp được và vợ tôi có họp thay. Khi về vợ tôi kể rằng họp không phải nói về việc học tập của các cháu mà là để truy tìm anh quanghp1972 có thư gửi lên Bộ GD&ĐT, cũng may vợ tôi không biết mail này của tôi.
Và đây là những dòng anh gửi lại cho chúng tôi: “Từ lúc gửi cho anh cái mail về việc đóng hơn 2 triệu đồng các khoản quỹ trên trời thì ngay hôm sau tôi có nhận được một giấy mời họp phụ huynh lần 3. Nội dung giấy mời họp là nói về việc học tập của các cháu.
Tôi sợ lắm, sợ không phải vì mình mà sợ con tôi sẽ ảnh hưởng nếu họ biết mail đó do tôi gửi. Hôm đó về vợ tôi về cũng gay gắt lắm bảo bức thư đó hoàn toàn là đúng có gì đâu mà trường phải truy tìm lại còn bắt mọi người ký xác nhận vào tất cả khoản đóng góp từ đầu năm đến giờ ngoài các khoản chính còn đâu là tự nguyện.
Ảnh minh họa.
Giáo dục bây giờ tìm đâu ra học sinh không giỏi Theo các chuyên gia, cần xem lại cách đào tạo và đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay, bởi một lớp có đến 90% học sinh giỏi nhưng hầu hết vẫn trượt đại học.
Thấy vợ tôi kể nhiều phụ huynh cũng ý kiến từ đầu năm đến giờ thu gần 10 triệu đồng mà không có tờ phiếu thu nào thì cô giáo trả lời vấn đề này Ban giám hiệu quán triệt mọi người chỉ xem ở lớp và ký nhận vào sổ của cô, còn phiếu thu thì từ từ có thể cuối năm sẽ trả hết. Anh phải hết sức thông cảm cho tôi vì không cho số điện thoại được nó sẽ ảnh hưởng tương lai của con tôi. Ở trường này trước cũng có một phụ huynh sau khi khiếu kiện cũng phải xin con sang trường khác học”.
2. Ngày 14/10, một giáo viên dạy THCS ở Hà Nội nước mắt ngắn dài tâm sự câu chuyện xót xa về việc chị bị lãnh đạo nhà trường trù úm.
Nguyên nhân là cách đây khoảng 1 năm, chị đã đứng lên trước hội đồng sư phạm góp ý kiến về các vấn đề còn tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, điều hành để kịp thời sửa chữa trong năm tới như vấn đề tổ chức câu lạc bộ ngoại khóa rồi sau đó có thông tin chuyện trường thu các khoản tự nguyện. Thay vì lắng nghe, tiếp thu để điều chỉnh trên tinh thần xây dựng thì điều chị nhận được lại là thái độ truy xét từ nhà trường.
“Nhiều lần trước hội đồng sư phạm, hiệu trưởng đặt câu hỏi “ai là người cung cấp chứng từ này cho tôi”, tôi nói nhiệm vụ của đồng chí là giải thích và trả lời những thắc mắc mà tôi đã nêu ra cho thỏa đáng, tôi không kết luận là sai hay đúng nhưng tôi và nhiều người biết chuyện không hiểu nên nhờ hiệu trưởng giải thích công khai để mọi người cùng biết.
Và tôi cũng không có trách nhiệm phải nêu tên người cung cấp. Tiếp đó, hiệu trưởng kết luận bằng một câu ám chỉ “trong nhà trường này có người thường xuyên ăn cắp và sư tầm những thứ này” – chị tâm sự.
Video đang HOT
Những ngày tiếp theo của cô giáo ở trường là sự ngột ngạt, bức bối khi chị nhận được những hành động được cho là không thân thiện.
Đầu năm học mới này, một câu chuyện lạ lùng đã xảy ra ở trường của giáo viên này. Theo đó, ngày 15/9, chương trình Chuyển động 24h, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng phóng sự “Lạm thu đầu năm học: Câu chuyện chưa bao giờ cũ”.
Nội dung chương trình đề cập tới một vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm là các khoản thu đầu năm. Các giáo viên và phụ huynh được phỏng vấn trong chương trình đề cập tới những bất cập, sai phạm liên quan tới các khoản thu đầu năm tại các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên họ không nói rõ cụ thể trường học nào.
Ekip thực hiện chương trình đã giấu hoàn toàn danh tính, che hình ảnh của những giáo viên, phụ huynh đã dũng cảm tham gia trả lời phỏng vấn để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên chiều ngày 17/9, hội đồng sư phạm nhà trường đã tổ chức họp khẩn cấp xem xét tư cách nhà giáo, tư cách Đảng viên đối với người giáo viên mà lãnh đạo trường này cho rằng đã xuất hiện trong phóng sự. Dù sự việc đang chờ thanh tra ngã ngũ nhưng sự việc như giọt nước tràn ly khiến người giáo viên sắp về hưu này cảm thấy thất vọng.
3. Một phụ huynh có con học ở Nam Định chia sẻ, hồi con trai vào lớp 1. Vì công tác xa nên chị Hà để cậu ấm cho ông bà chăm sóc. Nếu không có câu chuyện thắc mắc một số khoản thu đầu năm không đúng quy định thì con trai khởi đầu chặng đường học chữ êm đềm như bao bạn khác cùng tuổi.
Nhưng vì bà cháu đóng tiền đầu năm, trót thắc mắc một số khoản mà theo cách suy nghĩ của bà thì không đúng quy định. Một, hai lần không được cô giáo trả lời thỏa đáng – bà gọi cho cô con gái than phiền. Câu chuyện xuất hiện trên báo và lập tức trường Nam học vào… “cuộc điều tra”. Dù không nêu tên lớp nhưng nhà trường khoanh vùng và truy đến cùng. Bản tính trẻ thật thà, ngây thơ nên cô chưa cần dọa dẫm cháu đã đứng phắt nhận…
Một cuộc cô lập bắt đầu bủa vây. Bà Nam nhớ lại “chỉ cần đưa cháu xuất hiện ở cổng trường là có những ánh mắt nhìn xéo, những ngón tay chỉ trỏ về phía mình như để trách móc…”. Nhận được “chuyện chẳng lành” – bà bấm máy cho con gái (mẹ Nam) tìm cách để Nam không bị “cô lập” ngay từ những ngày đầu đến trường.
Buổi họp phụ huynh tôi đã kịp về dự. Buổi họp thay vì trao đổi thì trở thành “đấu tố” khi tất cả giáo viên và những phụ huynh đứng về phía nhà trường để “cô lập” những ý kiến được cho là ngược dòng. Mọi chuyện được xử lý khi tôi đề nghị cô giải trình về các khoản thu ứng với từng quy định cụ thể. Một số khoản chưa được phép lập tức được nhà trường đề xuất “vay” của phụ huynh.
Câu chuyện không chỉ giải tỏa thắc mắc của bà Nam mà tất cả phụ huynh có mặt ở buổi họp cũng gật gù. Nam không phải chuyển trường mà được sống hòa đồng cùng các bạn khi nhà trường cam kết “sẽ không đối xử bất công với cháu”. Điều đó diễn ra đúng như cam kết…
Điều đọng lại, khi muốn có ý kiến ngược để bảo vệ lẽ phải thì bên cạnh việc kiên trì có cả hy sinh?
Theo Văn Chung – Nguyễn Hiền/Vietnamnet
Phụ huynh ngậm đắng nuốt cay nộp tiền 'thế chân'
Nhiều phụ huynh "ngậm đắng nuốt cay" cho biết, kỳ họp đầu năm chẳng qua chỉ là dịp để các phụ huynh bắt buộc phải chấp nhận đóng các khoản "tự nguyện" tiền trường mà thôi.
Chóng mặt với các khoản phí
Anh V.M.D có con đang học lớp 8 tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận 3, TP HCM) cho biết, đầu năm học này anh phải đóng nhiều thứ tiền hơn hẳn năm ngoái với 17 khoản phải nộp. Ngoài học phí, tiền học 2 buổi/ngày, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, tiền ăn bán trú..., anh còn phải đóng vô số các khoản khác như: Nước uống học sinh 2 buổi/ngày: 10.000đ/ngày; tiền giấy đề thi: 15.000đ; vi tính: 40.000đ, vi tính khối 8 (học nghề): 50.000đ; học phòng Lab: 50.000đ/học kỳ; thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú: 200.000đ/năm; tổ chức phục vụ quản lý học sinh bán trú: 80.000đ; vệ sinh bán trú: 15.000đ/tháng; học tiếng Anh (bản ngữ) lớp tăng cường tiếng Anh: 2 tiết/tuần: 170.000đ/tháng; học tiếng Anh (bản ngữ) lớp không tăng cường tiếng Anh: 1 tiết/tuần: 85.000đ; bảng tương tác: 15.000đ...
Các khoản thu đầu năm của trường THCS Đoàn Thị Điểm.
Anh không giấu được thắc mắc: "Tôi không hiểu tại sao các cháu đã phải đóng tiền tổ chức dạy tiếng Anh tăng cường 100.000đ/tháng rồi mà vẫn phải đóng thêm 170.000đ/tháng cho việc học tiếng Anh ở lớp tăng cường nữa? Đó là còn chưa kể mỗi phụ huynh phải đóng 300.000đ tiền quỹ lớp và 300.000đ quỹ trường. Tôi không hiểu cái "quỹ trường" này hàng năm dùng để làm gì vì nhà trường không bao giờ giải thích rõ ràng cho phụ huynh biết".
Chị H.L cũng có con học tại trường này cho biết thêm: "Các học sinh bán trú phải đóng khoản "thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú" 200.000đ tăng gấp đôi so với năm ngoái, không những thế, mỗi em phải đóng 80.000đ/tháng tiền "tổ chức phục vụ quản lý học sinh bán trú" rồi mà vẫn phải đóng thêm tiền "vệ sinh bán trú": 15.000đ/tháng".
Trường Tiểu học Cao Bá Quát (quận Phú Nhuận) thông báo cho phụ huynh phải đóng gần 1,4 triệu đồng cho 12 khoản thu đầu năm như giấy thi, Nha học đường, thiết bị vật dụng phục vụ bán trú, năng khiếu... đó là còn chưa kể khoản tiền "dụng cụ học tập" tới 600.000đ.
Những khoản thu kỳ lạ
Nhiều phụ huynh không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trong thông báo của Trường Tiểu học Cao Bá Quát có một khoản thu mang tên "sửa chữa trang bị, nâng cấp phục vụ chuẩn Quốc gia" với mức thu 50.000đ/học sinh.
Tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7), một phụ huynh bức xúc khi hội phụ huynh của trường này đưa ra mức thu hơn 3 triệu đồng đầu năm học. Theo đó, bảng chi dự kiến của lớp 1/3 với danh mục gần chục khoản thu, chi phí lên đến gần 60 triệu đồng. Các khoản chi để mua sắm gồm: hai bộ dây điện 1.800.000đ; 1 tivi 11.890.000đ, 1 khung sắt treo tivi 2.200.000đ; 1 kệ sách treo tường 1.800.000đ; 1 tủ để gối 8.300.000đ; 1 bàn phụ cho giáo viên 3.350.000đ; 1 máy in 990.000đ; 1 máy tính bàn 5.490.000đ, màn hình 1.960.000đ; 2 máy lạnh 24.580.000đ.
Trong đó, 3 khoản gồm kệ sách, tủ để gối, bàn phụ cho giáo viên khoảng 13 triệu đồng sẽ trả lại cho nhà trường với lý do "vì nhà trường đã trang bị cho lớp". Bên cạnh đó, phụ huynh còn đóng tiền quỹ phụ huynh 400.000 đ/học sinh, bồi dưỡng cho cô bảo mẫu mỗi tháng 2 triệu đồng.
Những phụ huynh có con học bán trú tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm bức xúc cho biết, nhiều năm nay, cứ tới cuối năm học, phụ huynh có con học bán trú lại được nhắc nhở đóng tiền "thế chân" để "giữ chỗ" cho học bán trú là 200.000đ/học sinh. Nếu ai không đóng khoản tiền này, vào năm học mới, con mất chỗ bán trú thì không được trách nhà trường (!).
Anh V.M.D cho biết: "Tôi thấy rất vô lý với khoản thu này. Tại sao lại gọi là tiền thế chân? Con chúng tôi vẫn học ở trường có đi đâu đâu mà phải đóng thứ tiền này? Nó giống như tiền đặt cọc, nếu không có tiền đặt cọc này thì coi như không còn chỗ học bán trú. Giáo viên chủ nhiệm nói rằng cuối năm thu tiền "thế chân", đầu năm sẽ trả lại nhưng không năm nào phụ huynh được nhận lại khoản tiền này. Hỏi giáo viên thì giáo viên trả lời đây là quy định của nhà trường".
Không những thế, các lớp còn thu tiền thuê máy tính bảng cho học sinh học tiếng Anh với mức 180.000đ/tháng. Nếu phụ huynh nào không đóng thì tới giờ học đó, học sinh phải xuống phòng khác ngồi.
Mặc dù rất nhiều phụ huynh bức xúc nhưng họ đều ở tâm lý "không đóng không được" vì Trường THCS Đoàn Thị Điểm đã in sẵn tờ giấy với dòng chữ "Là phụ huynh học sinh... lớp... Tôi thống nhất với nhà trường các khoản phí trong năm học gồm các nội dung sau...".
Trường thu tiền rồi Sở mới "cấm"?
Trước những bức xúc của phụ huynh về tiền trường, lạm thu, Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra văn bản quy định rõ việc thu tiền đầu năm học.
Theo đó, đối với các khoản thu thỏa thuận như tiền tổ chức dạy học hai buổi/ngày; tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, tự chọn; tổ chức học nghề THCS; tổ chức phục vụ bán trú; vệ sinh bán trú; thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú; tiền ăn, tiền nước uống và khoản thu hộ- chi hộ như: quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, ấn chỉ hồ sơ học sinh, học phẩm - học cụ... các đơn vị phải tổ chức lấy ý kiến thống nhất của phụ huynh học sinh để tổ chức thực hiện.
Tất cả các khoản thu phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh (nêu rõ những khoản thu theo quy định, theo thỏa thuận, thu hộ - chi hộ); khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường, tuyệt đối không được giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền...
Lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM cho biết, tất cả các khoản thu mang tên quỹ như quỹ trường, quỹ lớp là hoàn toàn sai quy định, các trường muốn xã hội hóa phải công khai, minh bạch và phải trên tinh thần tự nguyện. Đồng thời Sở GD&ĐT HCM cũng thừa nhận, tình trạng lạm thu hiện nay vẫn còn ở một số nơi nên sở sẽ sớm thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra đối chiếu các khoản thu và xử lý nghiêm khắc các tình trạng lạm thu.
Điều đáng nói ở đây là Sở GD&ĐT TPHCM ra văn bản hướng dẫn thu chi sau khi hầu hết các trường đã tổ chức họp phụ huynh và thu xong các khoản tiền đầu năm. Và đương nhiên, gần như không có phụ huynh nào nhận được biên lai thu các khoản tiền này từ phía nhà trường (trừ các khoản thu bắt buộc như học phí, bảo hiểm...). Đó là còn chưa kể có những trường yêu cầu phụ huynh phải đóng tiền qua tài khoản thì việc kiểm tra, trả lại nếu như có vi phạm có thực hiện được không?
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, rất nhiều phụ huynh phản ánh có loại phí gọi là phí xây dựng trường. Dùng khái niệm xây dựng trường là rất chung chung. Đã xây dựng cơ sở đào tạo là nhà nước phải bỏ tiền ra xây dựng trường, lớp với kinh phí mỗi năm hàng chục nghìn tỷ đồng. Vậy tại sao lại phải bắt phụ huynh đóng khoản phí xây dựng trường?
Rồi một số trường lại đưa ra khoản đóng góp tiền điều hòa, tiền nước uống... Một trường học bình thường phải đảm bảo các nhu cầu tối thiểu đó. Tại sao lại bắt phụ huynh phải đóng góp tiền vệ sinh, tiền an ninh? Bản thân nhà trường phải có bộ máy đảm bảo an ninh, phải có một quỹ nhất định để đảm bảo vệ sinh trong trường.
Nhà nước đã dành 20% trong tổng ngân sách cho giáo dục - đào tạo, con số đó rất lớn, không thể lấy lý do những phát sinh, chi phí thường xuyên trong giáo dục - đào tạo để yêu phụ huynh học sinh đóng góp, điều đó rất phi lý.
Theo Bạch Dương/Báo Infonet
Mẹ không đóng tiền bán trú, con bị đuổi học Chỉ vì gia đình không có tiền đóng 18.000 đồng một bữa ăn bán trú, con chị Bùi Thị Minh Tâm (Đức La, Hà Tĩnh) bị trường cho nghỉ học. Trông giữ trẻ ngoài giờ lên lớp là hoạt động ngoại khóa được trường Tiến Thịnh B, huyện Mê Linh, Hà Nội tổ chức. Dù là tự nguyện nhưng nếu phụ huynh không...