Giáo dục không phạt: Nếu còn chạy theo thành tích, lợi ích…
Muốn một nền giáo dục không phạt, trước tiên phải thay đổi quan điểm, phải hướng tới một nền giáo dục hạnh phúc, không nặng thành tích….
Khi giáo dục chạy theo thương mại
Quan điểm giáo dục “bằng khuyên nhủ không phạt đang dần hủy hoại trẻ” của một chuyên gia giáo dục đang gây nhiều tranh cãi. Theo lập luận của vị chuyên gia này, phong cách dạy trẻ không phạt khiến trẻ phản ứng với mọi hình thức kỷ luật của cô giáo, không có ý thức tuân thủ các quy định, trẻ coi thường cha mẹ, người lớn, nhà trường bất lực, tìm cách “tống cổ” học sinh bất trị ra khỏi trường…
Nhiều tranh luận quanh quan điểm giáo dục không phạt. Ảnh minh họa
Đồng tình một phần với quan điểm trên, GS. TS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ (Cần Thơ) cho rằng, đó là quan điểm luôn gây tranh cãi giữa nhà trường và phụ huynh nhiều năm qua.
Theo vị GS, dạy và học ở thời hiện tại đã khác nhiều so với 20-30 năm trước. Trước đây, giáo dục là sự kết hợp của gia đình – nhà trường và xã hội. Khi đó, việc giáo dục cho một đứa trẻ quen với tập tục, nền nếp ngay từ những ngày bước vào năm học đầu là điều rất quan trọng. Việc này không những giúp rèn cho đứa trẻ thói quen, nền nếp mà còn là nền tảng giúp đứa trẻ có lối sống tự giác, tự lập từ rất sớm.
Những năm gần đây, giáo dục bị thương mại hóa, cha mẹ coi giáo dục như một dịch vụ, con cái là sản phẩm của dịch vụ đó. Với quan điểm này, nhiều gia đình đã tự coi mình là khách hàng, nhà trường cung cấp sản phẩm, và khi khách hàng bỏ tiền ra thì đương nhiên được đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi với phía nhà cung cấp. Nó cũng giống như một hợp đồng thương mại có cung có cầu. Từ đó, có tâm lý gia đình gia đình bỏ tiền ra còn con cái được giao phó hoàn toàn lại cho nhà trường, giáo viên và nhà trường phải chịu trách nhiệm.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Từ phía gia đình, nhiều người bị ảnh hưởng bởi phương pháp giáo dục từ nước ngoài, muốn con được tự do phát triển nhưng không giáo dục con các kỹ năng nền tảng cơ bản, tự coi con mình là trung tâm, là nhất nên đã biến sự tự do thành tùy tiện.
“Ở nước ngoài người ta dạy con tự lập, tự giác nhưng phải biết chịu trách nhiệm. Ví dụ, khi đi mua hàng phải biết xếp hàng. Khi lên máy bay phải tôn trọng các quy tắc và những người xung quanh. Tuy nhiên, ở một số đứa trẻ Việt Nam lại được dạy tự lập, tự giác theo hướng muốn làm gì thì làm, không cần tôn trọng hay phải hỏi ý kiến ai.
Vì thế, khi lớn lên chúng ta mới được chứng kiến nhiều người chen ngang, không xếp hàng, lên máy bay thì không tuân thủ các quy tắc, đi lại lộn xộn, gây mất an toàn cho người khác, rất thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm.
Ở đây có hai sự khác biệt rất rõ ràng đó là tự lập, tự giác nhưng phải có trách nhiệm với sự tùy tiện, ích kỷ, vô trách nhiệm”, vị chuyên gia lấy ví dụ.
Video đang HOT
Về phía nhà trường, GS Võ Tòng Xuân cho hay quan điểm thương mại hóa giáo dục, giáo dục theo thị trường đã ảnh hưởng rất lớn tới tư duy và phương pháp giáo dục cho học sinh. Quan điểm này nặng nề hơn với khối trường tư, khi các trường tư phải chịu trách nhiệm tự chủ, tự thu – tự chi, thì đồng thời đặt ra áp lực rất lớn trong nhu cầu tuyển sinh. Khi có học sinh rồi lại phải lo giữ học sinh để học sinh không chuyển qua trường khác.
Tuy nhiên, cách thức giữ học sinh không phải là thay đổi phương pháp, chất lượng giáo dục mà chủ yếu vẫn là cố gắng nhường nhịn, “chiều chuộng” học sinh và cả phụ huynh một cách thái quá. Từ chỗ được chiều chuộng quá thì cả phụ huynh và học sinh đều tự cho mình một quyền năng là đương nhiên được đòi hỏi, phán xét, định đoạt số phận, công việc của người khác. Vì thế mà từng có giáo viên đã bị mất việc ngay trong ngày chỉ vì có thái độ khiến phụ huynh và học sinh không hài lòng.
Vì điều này, vị chuyên gia cho rằng trong một số trường hợp nhất định việc giáo dục học sinh vẫn phải dùng đến hình thức phạt, đe nẹt, không thể vì chiều lòng phụ huynh, học sinh mà để học sinh muốn làm gì thì làm.
Nếu chỉ thay đổi phương pháp nhưng không thay đổi quan điểm giáo dục…
Tiếp tục phân tích, GS Võ Tòng Xuân cảnh báo khi giáo dục bị coi là dịch vụ và học sinh được chiều chuộng tới sinh hư thì hậu quả cuối cùng chính là bản thân các em, gia đình và xã hội sẽ phải gánh chịu chứ không phải nhà trường.
Một thực tế dễ thấy nhất đó là vì không muốn mất học sinh, mất lòng phụ huynh mà khi học sinh hư nhà trường và giáo viên sẽ làm ngơ, không muốn động đến cho yên chuyện, trong khi gia đình lại chỉ thích khen, thích nghe thành tích. Đến khi ra trường, trách nhiệm không thuộc về nhà trường nữa, lúc đó con cái sẽ là sản phẩm của xã hội và hậu quả là gia đình và bản thân chính học sinh đó phải gánh.
“Trong hệ thống trường mầm non, tiểu học của tôi, tôi từng chứng kiến nhiều cháu bé có được chiều chuộng, ngỗ ngược, khó bảo từ nhỏ. Với những cháu bé này, tôi phải bố trí hai giáo viên chuyên phụ trách kèm riêng, không để bé tự ý muốn làm gì thì làm. Với những bé giáo viên cũng bất lực thì đích thân hiệu trưởng, hiệu phó phải kèm sát, khuyên bảo, kể cả áp dụng hình thức kỷ luật để buộc các cháu phải vào nền nếp.
Ban đầu sẽ gặp phản ứng rất quyết liệt từ cháu bé nhưng nếu giáo viên có được phương pháp ứng xử mềm mỏng kết hợp với các hình thức kỷ luật thích hợp sẽ kiểm soát được học sinh”, vị chuyên gia chia sẻ.
Mặc dù vậy, đứng từ phía quản lý, vị GS cũng thừa nhận có hiện tượng chống đối, học sinh ngỗ ngược còn do chất lượng, thái độ của giáo viên chưa chuẩn mực.
Nhiều người không thể lựa chọn ngành nghề nào khác mới đi làm giáo viên, dẫn tới quá trình dạy không có chuyên môn, nghiệp vụ, lại thiếu cả kỹ năng ứng xử dẫn tới những bất đồng, bức xúc giữa gia đình, nhà trường và học sinh.
Trong khi đó, giáo dục chạy theo thương mại, dịch vụ nhưng phương pháp giảng dạy lại theo tư duy cũ, phương pháp cũ khiến học sinh nhàm chán, không thích học.
Vì điều này, GS Võ Tòng Xuân cho rằng muốn đi theo một nền giáo dục không phạt thì trước tiên phải thay đổi quan điểm giáo dục, giáo dục phải hướng tới một nền giáo dục hạnh phúc, không nặng thành tích chứ không phải hướng tới một nền giáo dục không phạt chỉ vì thành tích, vì lợi ích của chính trường mình.
"Bùng nổ" tranh cãi về giáo dục khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ
Quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số chuyên gia cho rằng cách thức này chưa đúng nhưng phụ huynh "thả cơn mưa" lời khen.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học- ĐH Sư phạm Hà Nội, vừa có bài chia sẻ quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" .
Nữ tiến sĩ giáo dục chia sẻ, trẻ không bị phạt dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép.
Quan điểm này gây tranh cãi trên mạng xã hội!
Trả lời PV Dân trí , một số chuyên gia cho rằng cần xem xét lại quan điểm này về mặt khoa học. Tuy nhiên, nhiều độc giả lại "thả cơn mưa lời khen" cho TS Vũ Thu Hương.
Chỉ khuyên nhủ thôi: Chưa đủ!
Trong thư gửi đến tòa soạn, độc giả T. Thanh ủng hộ quan điểm của trên đây của TS Vũ Thu Hương: "Thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh, thuốc ngọt không làm được điều đó. Có những lỗi của trẻ cần phạt theo mức độ, kể cả dùng rồi vọt. Trẻ không bị đau sẽ không biết làm người khác đau sẽ như thế nào. Tuy nhiên, mức phạt cần trong giới hạn, không quá lạm dụng và biến tướng nó là được".
Đồng quan điểm trên đây, độc giả Dien Nguyen cho rằng, các cụ xưa đã có câu "Thương cho roi cho vọt" nên lớp người cũ có quan điểm sống khác. Riêng lớp trẻ hiện nay, do ít nhiều không được rèn dũa đạo đức nghiêm khắc nên có tình trạng đạo đức xuống cấp.
Độc giả Nguyễn Duy Hy tuyệt đối đồng thuận với quan điểm của TS Thu Hương. "Thế hệ chúng tôi lớn lên và trưởng thành trong chiến đấu, trong học tập xây dựng đất nước, đều được giáo dục bằng phương pháp này. Mặc dù ở tuổi trên dưới 70 nhưng chúng tôi tự hào đã trưởng thành như bố mẹ mong đợi", độc giả này nói.
Đồng tình với quan điểm này, bạn Nguyễn Chiến Thắng cũng đưa ra câu chuyện ngày xưa trẻ con nghịch ngợm, ông bà vẫn cho ăn roi ăn vọt là chuyện thường. Đa phần trẻ nhận được sự chỉ bảo ấy đều ngoan, không hẳn sang chấn tâm lý. Tất nhiên quan điểm của độc giả này, trách phạt phải có mức độ, không để đến mức bạo hành.
"Rất cảm ơn tiến sĩ bởi quan điểm và nhận xét rất đúng, chuẩn mực. Thực tế từ những năm 2000 tới nay, đạo đức giới trẻ còn học trên ghế nhà trường ngày càng đi xuống, chúng ta đừng đỗ lỗi cho ai mà hãy tự nhìn nhận thực tế", độc giả Đinh Nhật viết.
Còn theo bạn T. Thái: "Cá nhân tôi cho rằng, suy nghĩ của Tiến sĩ Vũ Thu Hương là hợp lý. Các cụ ta đã nói "Dạy con từ thủa còn thơ" hay "Thương cho roi, cho vọt"; Từ suy nghĩ, hành động của các con, tôi thấy chúng không nghe, không sợ bố mẹ bằng thầy, cô giáo. Vậy mà nơi để uốn nắn chúng nên người lại chỉ "khen", không có "phạt", vô tình chúng ta đã dạy con cháu chúng ta thói nịnh bợ, hay đề cao cái" tôi" từ bé".
"Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm trên. Tuy hôm nay chúng là trẻ con nhưng đó lại là tương lai sau này. Khi chuyển từ giáo dục cho roi cho vọt hẳn sang hình thức cưng chiều vô nguyên tắc, không áp dụng bất cứ hình thức phạt nào, sẽ chẳng bao giờ chúng ta có lớp công dân ý thức xã hội, có kỹ năng vượt khó trong đời và không biết tuân thủ pháp luật.
Khẳng định mình hoàn toàn đồng tình với TS Thu Hương về quan điểm giáo dục trên đây, độc giả Nguyễn Hiền cũng khẳng định, đã đến lúc không thể lấy "lời khuyên nhẹ nhàng" đối với những thói hư tật xấu của những học sinh cố tình vi phạm kỷ luật. Theo đó, phải có hình thức "phạt" hợp lý, đúng luật định, mới mong ngăn chặn tình trạng học sinh hư hỏng, coi thường thầy cô, nhà trường như hiện nay .
Quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số chuyên gia cho rằng cách thức này chưa đúng nhưng phụ huynh "thả cơn mưa" lời khen (Ảnh: Minh họa).
Trừng phạt khiến trẻ lo âu, bẽ mặt
Trong số "cơn mưa lời khen", một số độc giả và chuyên gia nêu quan điểm trái ngược. Bạn Thanh Tùng cho rằng, cần áp dụng cả hai biện pháp "khuyên nhủ" và "phạt" phù hợp, bởi mỗi cách thức đều có mặt tích cực, tiêu cực.
Độc giả Nguyễn Hà An cũng phản đối và cho rằng, khi một đứa trẻ đánh bạn mà "phạt" chép thêm một trang vở là không đúng.
"Có lẽ TS Thu Hương chưa đọc tài liệu về "giáo dục kỷ luật tích cực". Vì vậy, hãy suy nghĩ thấu đáo khi nêu ra quan điểm giáo dục", độc giả này nêu quan điểm.
"Nên đổi là "giáo phạt" chứ không phải là giáo dục. Hiện có nhiều nền giáo dục không phạt nhưng tại sao họ vẫn phát triển mà mình lại đi theo hướng ngược lại"?, độc giả Lương Lộc đặt câu hỏi.
Trao đổi với PV Dân trí , PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (ĐHGD- ĐHQG Hà Nội) cho rằng, việc kết luận mang tính thái cực, trắng- đen của chuyên gia Vũ Thu Hương trên đây rất khiên cưỡng.
"Không thể kết luận rằng, giáo dục bằng lời khuyên là phản tác dụng mà phải xem xét cách thức đưa ra lời khuyên có đúng không, người đưa ra lời khuyên có phải là tấm gương xứng đáng không, mối quan hệ giữa người đưa ra lời khuyên và người nhận lời khuyên có gần gũi, chân thành với nhau hay không.
Cha mẹ giáo dục con bằng lời khuyên, con không nghe, thậm chí làm trái thì không phải là lời khuyên vô dụng mà chính là vì bản chất mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không lành mạnh.
Điều cần làm ở đây không phải là lên án giáo dục bằng lời khuyên mà cần sửa chữa lại mối quan hệ mẹ - con", PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.
Đặc biệt, chuyên gia này khẳng định, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc trừng phạt nghiêm khắc chưa chắc đã khiến trẻ tự giác thực hiện theo những gì người lớn muốn và tính kỷ luật. Trái lại, trừng phạt làm trẻ cảm thấy lẫn lộn, lo lắng, bẽ mặt, tức giận và muốn đáp trả lại.
Ông Ngô Minh Uy, Giám đốc Công ty Tâm lý chuyên nghiệp WE Link, Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục TPHCM cũng chia sẻ quan điểm về cách dạy trẻ trên đây của TS Vũ Thu Hương.
Chuyên gia này lý giải, cách thức trên đây chung quy là làm cho đứa trẻ sợ hãi mà thay đổi hành vi theo ý người lớn. Tuy nhiên, một con người phát triển khỏe mạnh và lộ ra hết được các tiềm năng của chính người đó, chứ không phải nghe lời theo chuẩn mực của người khác hay xã hội.
"Lâu nay nhiều người có thói quen la mắng và trừng phạt đứa nhỏ, với mục đích khuất phục đứa trẻ bằng nỗi sợ. Đến ngày điều này đã được nội tâm hóa khiến chúng ta vô cùng thụ động và không có được lòng tự tôn khỏe mạnh. Vậy nên, đừng mong chúng ta thành những "công dân toàn cầu" dám có ý kiến hay quan điểm của bản thân", ông Ngô Minh Uy nói.
Giáo dục trẻ, có cần hình phạt? Giáo dục học sinh theo hình thức nào, phạt hay không phạt, là điều được rất nhiều người quan tâm. Giáo dục là con đường để đưa đứa trẻ từ sơ sinh đến với cuộc sống của xã hội đương đại. Những ngày gần đây, bài chia sẻ của TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường
Sức khỏe
10:39:01 22/02/2025
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe
Tin nổi bật
10:38:20 22/02/2025
Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ
Sao thể thao
10:35:15 22/02/2025
Bắt 2 đối tượng lừa nhiều phụ nữ sang nước ngoài bán dâm
Pháp luật
10:30:15 22/02/2025
Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư
Ẩm thực
10:29:18 22/02/2025
Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh
Lạ vui
10:27:50 22/02/2025
Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào
Trắc nghiệm
10:24:24 22/02/2025
Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"
Netizen
10:22:15 22/02/2025
Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người
Sáng tạo
09:58:38 22/02/2025
Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng
Sao châu á
09:29:01 22/02/2025