Giáo dục hòa nhập: Cần một “vòng tay ấm”
Với tình yêu nghề, yêu học trò, cô Lê Thị Nga đã khiến các phụ huynh có con tự kỷ vỡ òa trong hạnh phúc khi con biết đánh vần, biết đọc, viết, làm toán và hòa nhập tốt với các bạn.
Giờ học của cô và trò lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ ( quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Lớp học “hai trong một”
Năm học này, lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do cô Lê Thị Nga làm chủ nhiệm có 45 học sinh, trong đó có 6 học sinh mắc chứng tự kỷ, khó khăn trong giao tiếp. Giáo án cho các học sinh này cũng đặc biệt hơn các bạn, cách dạy dỗ cũng khác hoàn toàn.
Huy Bách là một học sinh “đặc biệt”. Em có năng khiếu âm nhạc, chơi đàn rất hay, biết nhiều bản nhạc của nước ngoài, đọc, viết, tính toán rất tốt nhưng lại có biểu hiện khác thường là hay cười, hay nói chuyện với ngón tay. Biết được đặc điểm này, cô Nga đã quan tâm trò chuyện với Bách, tạo thói quen mới cho em. Nhờ cô, Bách đã tiến bộ, không hay cười trong lớp và không còn nói chuyện với tay nữa.
Phúc Khang bị bệnh nhũn cơ và cuồng ăn. Do đó, cô Nga đã phải điều chỉnh chế độ ăn cho Khang trong những bữa ăn bán trú, cho em ăn nhiều rau hơn, ít cơm đi. Cô Nga là người trực tiếp ăn cơm cùng, ngủ cùng học sinh, muốn theo dõi hoạt động hàng ngày của các con để điều chỉnh những hoạt động của học sinh đặc biệt này.
Trung Dũng lại luôn la hét khi không hài lòng về việc gì. Dũng chỉ biết đánh vần và đọc đơn giản, còn tính toán phải nhờ sự kết hợp của cô giáo. Do đó, cô Nga phải sử dụng ngón tay, các đồ dùng nút chai, hoặc que tính để hướng dẫn em học. Nhờ nỗ lực của cô, qua 3 tháng học, Dũng đã biết tình cộng trừ trong phạm vi 10. Ngoài ra, Dũng còn hòa nhập tốt với các bạn trong lớp.
Minh Đức gặp chứng tự kỷ từ nhỏ, không trò chuyện với mọi người. Mẹ Đức lo vì ở nhà các anh chị em ruột còn không muốn chơi với con thì đến trường liệu thầy cô có yêu quý, bạn bè có chơi với con hay không. Nhưng qua 3 tháng học lớp cô Nga, Đức đã hòa nhập tốt với các bạn. Em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, đã biết đọc một số đoạn văn trong sách.
Còn bạn Lê Sáng mắc tật nói ngọng, lặp lại ngôn ngữ của người khác. Để thay đổi thói quen của Sáng, cô Nga đã nghĩ ra cách dùng kí hiệu và “bắt” Sáng phải nói theo kí hiệu đó. Ví dụ, khi muốn em nói “Con chào cô”, cô Nga đã giơ tay đặt lên miệng chứ không nói để Sáng bắt chước theo. Kết quả là sau nhiều tháng, học sinh của cô Nga đã có thể nói bình thường…
Học sinh trong lớp luôn đoàn kết, thương yêu nhau.
Video đang HOT
Vì trò, thầy cô nỗ lực vượt khó
Cô Nga cho biết: Chắc chắn dạy học lớp học sinh bình thường, không có trẻ tự kỷ sẽ nhàn hơn. Nhưng tiếp xúc với gia đình, đặc biệt mẹ của các em tự kỷ mới thấy hết được nỗi vất vả, trăn trở về câu hỏi làm sao để các con tiến bộ mỗi ngày dù là một câu nói, đánh vần hay một phép tính.
Nhiều năm gắn bó với giáo dục hòa nhập, cô đã có nhiều kinh nghiệm để dạy dỗ những học sinh đặc biệt này. Theo cô Nga, những ngày đầu có thể nhận ra hiện tượng bất thường của trẻ, nhưng giáo viên phải bình tĩnh, không nên trao đổi ngay với phụ huynh vì nhiều người sẽ có phản ứng.
Khi trên lớp không nên phân biệt đối xử mà cần xem các con giống như các bạn khác, cũng gọi các con lên bảng, hỏi về cách làm bài, cách suy nghĩ. Để các con tiến bộ, cô Nga đã dùng những video clip dạy dỗ con trên lớp gửi về cho phụ huynh để họ biết con đã tiến bộ thế nào. Qua đó giúp phụ huynh an tâm bởi khi xa con, nhiều người cũng lo lắng vì sợ con đến trường các bạn không chơi cùng; hoặc bố mẹ bạn khác không chấp nhận điều đó; con không quen với môi trường lạ.
Nhiều năm gắn bó với HS khuyết tật, cô Nga vẫn gặp khó khăn như không có sách vở chuyên dùng cho trẻ tự kỷ; phải tự học hỏi giáo án và những kinh nghiệm trên mạng, tự mua sách dùng nói về phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật. Nhưng không vì vất vả trước mắt, cô Nga nản lòng bởi cô luôn quan niệm đứng lớp có trẻ học hòa nhập, nhiệm vụ của giáo viên sẽ vất vả gấp nhiều lần so với những lớp bình thường. Nhưng bên cạnh những vất vả đấy là niềm vui khi thấy các con tiến bộ từng ngày.
Cô Đỗ Thị Kim Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ cho biết: Hàng năm, nhà trường luôn đón nhận một số học sinh học hòa nhập, năm sau tăng hơn năm trước và tất cả đều chọn lớp cô Nga. Như năm nay khối 1 có khoảng 10 học sinh, lớp cô Nga có 6 em, là những trường hợp nặng nhất.
Thương đồng nghiệp, muốn san sẻ bớt khó khăn bằng cách san bớt học sinh đặc biệt sang các lớp khác nhưng cuối cùng các em vẫn vào lớp cô Nga. Một phần vì sự tín nhiệm của phụ huynh, phần vì nhà trường có sự tin tưởng tuyệt đối, không ai có thể làm tốt hơn cô Nga trong lĩnh vực đặc biệt này. – Cô Đỗ Thị Kim Liên
Cảm phục những cô giáo luôn nhẫn nhịn, chăm sóc những "đứa con" đặc biệt
Đó là những người thầy, người cô có tấm lòng cao đẹp, đã không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực dìu dắt những học sinh thiếu may mắn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Cô giáo như "mẹ hiền"
Đến thăm cô và trò tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng (đường Lý Chính Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), chúng tôi đã cảm nhận không khí học tập, tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì những "đứa con" thân yêu của các thầy, cô giáo tận tâm với nghề ở nơi đây.
Nghề giáo đòi hỏi một sự hy sinh, yêu nghề và đối với các giáo viên dạy trẻ khuyết tật, sự hy sinh này còn lớn lao, vất vả và gian khổ cực nhọc hơn rất nhiều. Các "mẹ hiền" ở trường chuyên biệt phải có một ý chí, nghị lực phi thường và trên hết phải có tấm lòng yêu thương cao cả thì mới có thể bám trụ được với nghề. Niềm hạnh phúc của nhà giáo dạy trẻ khuyết tật là giúp cho học sinh lạc quan, tự khẳng định bản thân, có niềm tin vào cuộc sống và có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Hơn 15 năm trong nghề dạy học cũng là từng ấy thời gian cô giáo Võ Thị Trâm (SN 1982) gắn bó với học sinh khuyết tật tại nơi đây. Nhớ lại ngày đầu dạy dỗ những "đứa con" đặc biệt này, cô Trâm cho biết khi mới bước vào giảng dạy, chị thật sự lo lắng và không biết mình phải bắt đầu từ đâu.
Nhiều em lớp chị phụ trách tuy đã lớn nhưng chưa biết tự đi vệ sinh, mặc quần áo, ăn uống, một số em nhận thức còn hạn chế, không làm chủ được hành vi của mình, hay chạy nhảy lung tung, la hét, không hiểu "khẩu lệnh" của cô giáo và rất chậm trong việc tiếp thu bài học...
"Khó khăn như vậy đó nên tôi đã dành thời gian tham khảo kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác, đồng thời xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, phù hợp với từng em. Tôi phải dạy từng em cách làm chủ hành vi như thế nào cho đúng và kỹ năng "tự lực" để các em có khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày", cô giáo Trâm chia sẻ.
Một tiết học múa đầy hứng thú trong lớp học của cô Trâm (ngoài cùng bên trái).
Trong các tiết dạy, cô giáo Trâm thường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trực quan, vừa dạy, vừa tổ chức trò chơi để các em thoải mái, hứng thú với việc học. Cứ như vậy, số học sinh khuyết tật được cô Trâm giảng dạy, đa phần các em đã biết tự đi vệ sinh, xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, biết ngồi yên trong lớp, hợp tác với giáo viên trong học tập... Đây chính là kết quả bước đầu, là động lực giúp cô giáo như chị Trâm gắn bó với nghề, dìu dắt những trẻ kém may mắn vươn lên trong cuộc sống.
"Tôi thương các em học sinh của mình giống như thương con ruột của mình vậy thôi. Những đứa con ở đây mang đến cho tôi niềm vui và ý nghĩa để tôi càng yêu nghề của mình nhiều hơn", cô Trâm bày tỏ.
Còn cô Hồ Thị Mỹ Dung (34 tuổi) chủ nhiệm lớp 1 KT, cho biết với mỗi em học sinh ở lớp cô, với mỗi dạng tật khác nhau thì cô lại gặp những khó khăn đặc thù khác nhau. Những em tự kỷ thì cô phải quản lý hành vi của các em chặt chẽ hơn, những em chậm thì quá trình học sẽ kéo dài hơn, còn đối với học sinh khiếm thính thì phải học cách để mình giao tiếp, trò chuyện với các em, bởi vì trở ngại với các em là vấn đề về giao tiếp.
"Công việc của chúng tôi đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, phải vừa là người mẹ, người bạn cùng học, cùng ăn, cùng chơi với trẻ và đặc biệt là phải có tình yêu thương các em, coi các em như con ruột của mình mà quan tâm, chăm sóc", cô Dung tâm sự.
Một giờ học ngôn ngữ sôi nổi trong lớp của cô Mỹ Dung
Tận tâm với nghề
Qua lớp bên cạnh, chúng tôi gặp cô giáo Nguyễn Thị Diễm My (33 tuổi) đang miệt mài hướng dẫn các học sinh thực hiện hoạt động tự uống nước bằng ly. Hết em này chị lại cầm tay em khác để hướng dẫn, cứ thế người "mẹ hiền" chăm "đàn con" của mình từng li từng tí.
Cô My được đào tạo chuyên ngành Giáo dục đặc biệt và có thâm niên hơn 4 năm gắn bó với học sinh khuyết tật. Chị được nhà trường phân công giảng dạy lớp các em chậm phát triển.
Cô Diễm My đang miệt mài hướng dẫn các học sinh thực hiện hoạt động tự uống nước bằng ly
Cô My cho biết, trước đây gia đình chị luôn ngăn cản chị dạy ở đây vì sợ sau này lấy chồng sinh con sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng bằng tình yêu thương với những đứa trẻ kém may mắn, chị My đã kiên trì thuyết phục gia đình để họ hiểu ra và có suy nghĩ khác về công việc chị đang làm.
"Giờ gia đình tôi đã suy nghĩ khác đi rồi, họ còn là động lực để tôi có thể yên tâm chăm sóc những "đứa con"đặc biệt này", chị Diễm My vui vẻ nói.
Lớp học của cô My là lớp mầm non, những đứa trẻ khuyết tật ở đây chậm phát triển hơn những đứa bình thường đồng trang lứa khác. Chỉ một kỹ năng nhỏ nhưng cô giáo My cũng phải dạy đi dạy lại mất nhiều tháng các em mới làm được. Có em đã học được cách tự ăn, nhưng cũng có em đến cách cầm ly uống nước cũng đã mất gần 1 tuần để dạy.
Với tình cảm đặc biệt với những đứa trẻ khuyết tật, cô My luôn tạo cảm giác gần gũi, nhẫn nại dạy trẻ từ những việc nhỏ nhất, đồng thời cũng biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ như một "người mẹ" thứ hai.
Ở ngôi trường đặc biệt này, không chỉ có những "người mẹ" mà còn có những "người cha" luôn đồng hành cùng các con trong hành trình hòa nhập với cộng đồng.
Cô giáo Lê Thị Kim Thoa (26 tuổi) đang kèm cặp một học sinh làm toán
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Đỗ Trọng Tư (35 tuổi, giáo viên Thể dục của trường) cho biết, khi mới đến Trung tâm, đa phần các em đều có những hoàn cảnh đặc biệt riêng. Nhiều em vì gia đình đổ vỡ mà rơi vào tự kỷ, cứ thế tới trường là lại ra góc ngồi chơi một mình, những lúc đó thầy Tư như đóng vai một người bạn chơi cùng với các em.
Tuy vất vả, khó khăn nhưng nhìn các em tiến bộ mỗi ngày, những người "lái đò" ở đây lại cảm thấy ấm lòng. Dạy học sinh bình thường tiếp thu bài học là việc khó, với những học sinh khuyết tật lại càng khó hơn gấp bội phần. Chúng tôi thật sự thấy cảm phục và biết ơn tấm lòng của các thầy, cô giáo đã quan tâm chăm sóc, dạy dỗ học sinh khuyết tật.
Mong rằng các thầy, cô giáo luôn có thật nhiều sức khỏe, luôn tận tâm với nghề, tiếp tục dìu dắt những học sinh kém may mắn vươn lên hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Cô giáo khuyết tật giàu nghị lực Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2001, cô giáo trẻ Vũ Bình Yên nhận công tác về dạy học tại Trường THPT Bình Liêu, một ngôi trường vùng cao của tỉnh. Từ năm 2007 đến nay, cô chuyển sang công tác tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám, TX Đông Triều. Cô Vũ Bình Yên, SN 1978, giáo viên dạy môn...