Giáo dục hay nhồi nhét kỹ năng sống – Kỳ 2: Ào ạt chương trình từ bên ngoài
Chương trình kỹ năng sống (KNS) đưa vào trong trường học còn mang tính hình thức và chưa thiết thực. Trong khi đó, nhu cầu của học sinh (HS) và phụ huynh về vấn đề này là có thật.
Không ai quản lý
Từ sự lệch pha giữa nhu cầu của phụ huynh với thực tế giảng dạy trong nhà trường về KNS đã tạo điều kiện biến trường học thành thị trường lớn cho các đơn vị kinh doanh lĩnh vực này khai thác.
Các trung tâm dạy kỹ năng sống vào trường học bằng rất nhiều chương trình giảng dạy, thu hút sự quan tâm của phụ huynh – Ảnh: B.Thanh
Thời gian gần đây, nhiều trường tiểu học tại TP.HCM, đặc biệt những trường ở các quận trung tâm thường kết hợp một số công ty đứng ra tổ chức các lớp dạy KNS. Khi nhận được thư ngỏ của trường và các công ty gửi về nhà, phần lớn phụ huynh đều cảm thấy yên tâm vì có trường đứng đằng sau. Vì vậy, những chương trình KNS này thu hút sự tham gia nhiệt tình của phụ huynh. Có trung tâm năm đầu tiên mở ra chỉ chưa đầy 100 học sinh nhưng sau 2 năm số lượng đăng ký là 1.000, đến hè năm 2011 tăng lên thành 4.000.
Ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), thông tin: “Tôi tiếp nhận rất nhiều thư mời của một số doanh nghiệp về việc phối hợp tổ chức các chương trình giáo dục KNS”. Ông Tạ Tân, Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, cũng cho hay từ phòng giáo dục cho đến các trường học đều nhận được nhiều giới thiệu về chương trình. Tuy nhiên, nội dung những chương trình này như thế nào, chất lượng giáo viên ra sao, không một ai kiểm chứng được. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.1 cho rằng: “Một số đơn vị tổ chức giảng dạy lại là doanh nghiệp và chỉ cần có giấy phép kinh doanh là họ có thể hoạt động, nên về mặt giáo dục chưa được đánh giá cụ thể”. Ông Tạ Tân cũng chia sẻ: “Nếu giảng viên các đơn vị này không có ai quản lý chuyên môn, trình độ không phù hợp thì học sinh sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp”.
Video đang HOT
Trao đổi về vấn đề trên, ông Phạm Anh Ba, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Lĩnh vực này mới phát triển nên ngay Sở cũng không biết ai quản lý, ai cấp phép để những đơn vị đó hoạt động. Ngoài một số chương trình của các tổ chức nhà nước thì còn có một số công ty thực hiện theo mô hình doanh nghiệp. Vừa qua, Sở cũng đã đặt ra vấn đề này để bàn bạc và sẽ đề xuất với TP trong việc quản lý, cấp phép vì trong thực tế đối tượng tham gia đều là học sinh”.
Học KNS… quá hãi!
Chị T.P.C (P.Đa Kao, Q.1) có con tham gia một chương trình giáo dục KNS do Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức năm 2011 kể lại: “Tôi rất bàng hoàng khi nghe con kể chuyện vui, buồn nơi doanh trại. Trong đó có chuyện bạn T. ở trung đội 2, vi phạm kỷ luật vì hút thuốc lá đã bị thầy K. trưởng ban quản trại phạt nhét thuốc lá vào tai, mũi, mỗi lỗ một điếu và hơn chục điếu thuốc vào miệng bắt hút một lần trước toàn trung đội. Sau đó, thầy giận dữ ném bật lửa xuống đất khiến nó nổ đùng, vỡ tan”. Trường hợp khác, một số học viên nam bị bắt quả tang đánh bài đã bị thầy xé đôi bộ bài, nhét vào miệng đứng trước trung đội. Khi một học viên hát bài nhạc chế Em ước mơ làm siêu nhân, thầy T. tát học viên này một phát đỏ tím mặt trước sự chứng kiến của bao “binh sĩ”.
Theo TNO
Nơi đón nhận những học sinh yếu kém
Không phải trường giáo dưỡng, không phải trường công lập được đầu tư, ngôi trường này nhận về tất cả những thanh thiếu niên có nhu cầu đi học, dù không nơi nào dám nhận họ nữa.
Chở "chuyến đò cuối"
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) từ khi thành lập cho đến nay đã tròn 20 năm nhưng vẫn kiên trì với tiêu chí tuyển sinh: không hề lựa chọn người học.
Học sinh (HS) cá biệt, bị tất cả các trường học công hay tư trên địa bàn thành phố từ chối, nghe thấy tên đã lắc đầu quầy quậy thì trường Đinh (cách gọi hài hước và âu yếm mà HS và giáo viên dành cho trường) nhận hết. Thậm chí, nếu phải chọn giữa một HS ngoan ngoãn, học giỏi với một HS hư, thì hiệu trưởng trường Đinh sẽ dang tay đón đứa học trò thứ hai.
Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng trao đổi, giải quyết thắc mắc cho học sinh - Ảnh: Ngọc Thắng
Đây chỉ là một trường phổ thông dân lập, không được nhà nước đầu tư kinh phí hay nhân lực để làm việc này. Người sáng lập ra ngôi trường này cũng chẳng phải là người có khả năng kỳ diệu hoặc thích... chơi trội. 20 năm dẫn dắt, chèo lái con thuyền không một ngày lặng sóng đã chứng minh điều ông tâm niệm: Nếu ở đâu cũng chỉ chọn HS ngoan thì những thanh thiếu niên hư sẽ không còn cơ hội để sửa mình. Đó là một điều mà bất cứ ai cũng thừa nhận và cảm phục. Làm cho một thanh thiếu niên bớt hư một chút khó hơn gấp nhiều lần nhận một HS giỏi về để bồi dưỡng để giỏi hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng của trường đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Tâm lý học của TP.Hà Nội, cho rằng chính ở đây, những người thầy đã biết cách "chạm" được đến những "ngõ tối" nhất của HS cá biệt, đặc biệt, dị biệt.
Hiện nay mô hình phòng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho HS trong trường phổ thông vẫn chỉ đếm trên vài đầu ngón tay ở ngay giữa TP.Hà Nội, thì cách đây 20 năm, văn phòng tư vấn học đường của Trường Đinh Tiên Hoàng đã ra đời. Đây cũng là trường đầu tiên chủ động đưa môn kỹ năng sống, giá trị sống vào giảng dạy.
20 năm, trường Đinh đã thu nạp hàng chục nghìn thanh thiếu niên, có năm đầu vào tới hơn 60% HS yếu kém về học tập văn hóa, chừng 30% có vấn đề về đạo đức. Nhẹ thì là gây gổ, mất trật tự trong giờ học, lười biếng, cẩu thả, bê tha, trốn học, gian lận trong học tập; nặng thì là trộm cắp, vô lễ, đánh nhau, uống rượu, đánh bạc, nghiện ma túy...
Giáo viên, đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm ở trường Đinh vì thế được trao một trọng trách vô cùng đặc biệt, họ được ví là người chở những "chuyến đò cuối", với những HS từng bị từ chối ở các chuyến đò khác.
Trò đặc biệt thầy cũng khác biệt
Mỗi HS cá biệt theo một cách khác nhau nên giáo viên chủ nhiệm ở trường này cũng không áp dụng "cứng" một biện pháp giáo dục nào. Mỗi giáo viên, chuyên gia tâm lý ở trường này đã chọn một phương cách khác nhau để ít nhất hiểu được HS của mình đang nghĩ gì, đang gặp phải vấn đề gì.
Mỗi tháng, Trường Đinh Tiên Hoàng có 2 tiết học dành để dạy về giá trị sống, kỹ năng sống. Tiết học này không có trong chương trình giáo dục bắt buộc nhưng là yêu cầu không thể thiếu. Cô Trần Thu Hằng, một giáo viên chủ nhiệm nêu bí quyết: "Tôi sử dụng các tiết học đó để khám phá những phần im lặng trong mỗi HS. Qua tiết học, không chỉ HS thu nhận được một điều gì đó về giá trị sống mà giáo viên chủ nhiệm cũng có một bài học, cũng biết thêm về những điều mới từ chính các em".
Thầy Đỗ Văn Giảng - Giám đốc Văn phòng Tư vấn của trường, được trao nhiệm vụ như một "quan sát viên", chia sẻ: "Tôi đặc biệt khâm phục những giáo viên chủ nhiệm ở đây. Họ "bám" HS dai dẳng đến bất ngờ. Họ hiểu các em từ chân tơ kẽ tóc, điều mà không ít người cho rằng "rỗi hơi" ấy đã giúp họ thấu hiểu và thông cảm với những cảnh ngộ trớ trêu, những mất mát tình cảm và những uất ức của các em. Đó cũng chính là điểm tựa cho mọi giải pháp giáo dục trở nên có hiệu quả. Chính những tấm lòng người thầy và những bài học đắt giá ở ngoài đời khiến các em đó tìm đúng đường đi.
Theo TNO
2020: Phấn đấu đạt 450 SV/một vạn dân Đó là một trong những mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, mỗi năm giải quyết việc làm cho ít nhất 600.000 thanh niên, trên 80% thanh niên được tư vấn về nghề nghiệp và việc làm. Giảm thiểu tỷ lệ...