Giáo dục Hàn Quốc tốt hơn Anh, Mỹ
Theo bảng xếp hạng toàn cầu được thực hiện bởi công ty giáo dục Pearson, Phần Lan và Hàn Quốc là hai nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới, bỏ xa Anh xếp vị trí thứ 6 và Mỹ đứng thứ 11.
Các bậc cha mẹ ở Hàn Quốc hàng tháng đều đến chùa cầu nguyện cho con học giỏi
Theo bảng xếp hạng, vị trí đầu tiên thuộc về Phần Lan, vị trí thứ hai vào tay Hàn Quốc – một quốc gia châu Á.
Theo sau hai siêu cường quốc về giáo dục là Phần Lan và Hàn Quốc là hàng loạt các nước, lãnh thổ châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore. Tiếp theo là Anh – nước được xếp trên Hà Lan, New Zealand , Canada và Ireland.
Mỹ, Đức và Pháp lần lượt đứng ở vị trí thứ 11, 12 và 13 trong bảng xếp hạng này. Đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng những quốc gia có nền giáo dục phát triển là Mexico, Brazil và Pháp.
Bảng xếp hạng dựa trên kết quả của hàng loạt các cuộc thi quốc tế và nhiều thước đo nền giáo dục, chẳng hạng có bao nhiêu người vào đại học…
Ông Michael Barber – Cố vấn trưởng công ty giáo dục Pearson, nói rằng những nước thành công trong giáo dục thường có lực lượng giáo viên chất lượng và một nền “văn hóa” giáo dục. Giáo viên ở những nước này thường có 2 thứ cao: lương cao và dạy học chất lượng cao. Theo bảng xếp hạng, hai yếu tố này đi đôi với nhau.
Video đang HOT
Những người thực hiện lấy kết quả thi các môn toán, khoa học, vật lý cách 3 hoặc 4 năm, nên kết quả này có thể chưa phản ánh đúng chất lượng hiện tại. Tuy nhiên, thống kê đã mang lại cái nhìn đa chiều hơn về thành tính giáo dục các nước thế giới, đồng thời giúp các số liệu được cập nhật trong những năm tới theo dự án Learning Curve của Pearson.
Nhìn vào những nền giáo dục thành công, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, không phải những nước giàu nhất là những nước có nền giáo dục tốt nhất. Điều này chứng tỏ việc đầu tư tiền của là yếu tố quan trọng, nhưng tạo được nền văn hóa trong hệ thống giáo dục, phương pháp dạy học mới là điều cốt yếu.
Sự thành công trong nền giáo dục ở các nước châu Á chứng tỏ rằng ở đây học thức luôn được đề cao, đồng thời phản ánh sự mong đợi của cha mẹ đối với con cái trong chuyện học hành.
Cụ thể, hai nước Phần Lan và Hàn Quốc có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng họ có chung niềm tin vào tầm quan trọng của giáo dục và xem đây là mục tiêu cơ bản về đạo đức của con người.
Theo giới chuyên môn, đây là một nghiên cứu đáng tin cậy. Ông Michael Barber, cựu cố vấn thủ tưởng Anh Tony Blair cho rằng kết quả nghiên cứu là tín hiệu đáng mừng.
Người phát ngôn Bộ Giáo dục Anh – Stephen Twigg cho biết báo cáo cho thấy thành tựu của nỗ lực chính phủ cải cách trường học suốt 13 năm nay.
Theo người lao động
Liệu trường học có thể tồn tại trong thời đại web?
Một số lượng ngày càng tăng các trường đại học trực tuyến đang định nghĩa lại giáo dục. Nhưng điều đó sẽ có ý nghĩa gì đối với các cơ sở giáo dục truyền thống?
Nếu bạn thích một nền giáo dục hàng đầu nhưng không thể chi trả chi phí hoặc không có thời gian, bây giờ bạn đã có sự thay thế.
Tháng 11 này, Quỹ Bill và Melinda Gates đầu tư một triệu USD vào edX, sáng kiến học trực tuyến lớn nhất thế giới. Được thành lập bởi ĐH Harvard và Học viện MIT, edX tự hào có một số lượng ngày càng tăng "các khóa học trực tuyến mở đại trà" (MOOCs) nhằm mang lại các phiên bản trực tuyến của nền giáo dục đại học đẳng cấp thế giới tới hàng trăm ngàn người. Đến năm 2013, nó sẽ cung cấp một loạt các lớp học trực tuyến hoàn toàn miễn phí từ ĐH Harvard, MIT, Berkeley và ĐH Texas.
Là một sáng kiến phi lợi nhuận, edX được quảng cáo là "tương lai của giáo dục trực tuyến: dành cho bất cứ ai, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào". Đến nay ngoài edX còn có nhiều tổ chức cung cấp các khóa học trực tuyến. Một trong những đối thủ đáng chú ý là Udacity, một nhà cung cấp miễn phí giáo dục đại học thời kỹ thuật số thu hút 160.000 học viên ghi danh vào khóa học đại học trực tuyến từ ĐH Stanford. Hoặc bạn có thể theo học tại Coursera, một trang được đưa ra ngay sau khi Udacity xuất hiện và ngày nay có gần 2 triệu học viên đăng ký các khóa học tại 33 trường đại học hàng đầu. Trong khi đó, những hình mẫu khác như Học viện Khan đã cung cấp các khóa học trực tuyến cho hàng chục triệu người tự học, đấy là chưa kể đến hàng tỷ lượt theo dõi các buổi nói chuyện.
"Tương lai của giáo dục trực tuyến: dành cho bất cứ ai, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào".
Nhu cầu học tập trên toàn cầu đang trở thành một lực lượng mạnh mẽ. Như tác giả, chuyên gia kỹ thuật số Clay Shirky đưa ra trong một bài đăng blog gần đây thu hút nhiều tranh cãi, giáo dục đang được phá vỡ bởi "một câu chuyện mới sắp xếp lại ý thức của người dân về cái có thể".
Bản thân trang web không phải là một cái mới, thông tin trực tuyến cũng thế, chúng ta đã có Wikipedia trong hơn một thập kỷ. Cái mới là những gì chúng ta đọc và tin tưởng được chuyển thành phương tiện truyền thông trực tuyến cho một cái gì đó cơ bản hơn: các kỹ năng, kiến thức và hướng dẫn cần thiết để phát triển mạnh trong thế giới hiện đại.
"Khả năng mà MOOCs nắm giữ không phải là sự thay thế", Shirky quan sát. Thay vào đó, "giáo dục có thể được tách riêng ra". Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác - từ phát thanh truyền hình và báo chí đến mua sắm - công nghệ hứa hẹn không quá nhiều để thay thế các tổ chức cũ nhằm phá vỡ những gì chúng ta từng được cung cấp, mà nó cung cấp các bộ phận nào đó ở một quy mô và chi phí khác với kiểu cũ.
Tất cả trong số đó chắc chắn là một công thức cho sự cải cách. Khi nói đến những gì thật sự đang được tách riêng ra, có một cái gì đó bảo thủ mang tính nghịch lý về hầu hết các MOOCs: các bài giảng được ghi lại, bài kiểm tra trực tuyến, tài liệu kỹ thuật số..
Như tác giả và lý thuyết gia công nghệ Ian Bogost từng lập luận đầu năm nay: "Nếu các bài giảng là một định dạng xấu trong thời đại công nghiệp, tại sao nó đột nhiên được tổ chức một lần bằng số hóa và được truyền vào trình duyệt web trong thời đại thông tin?".
Đó là một câu hỏi công bằng. Một bài giảng kỹ thuật số vẫn là một bài giảng, một bài thi trực tuyến vẫn là một bài thi.
Ngoài các khóa học và các bài giảng thiết lập, ví dụ, các nhà giáo dục như Sugata Mitra và tổ chức Một máy tính xách tay cho mỗi trẻ em (One Laptop Per Child) đã thử nghiệm với một hình thức cơ bản của việc tự học: cung cấp cho mọi người tiếp cận công nghệ, và để cho họ thành thạo về công nghệ.
Cụ thể, One Laptop Per Child đã tập trung vào một số học viên có hoàn cảnh khó khăn nhất của thế giới: trẻ em mù chữ ở nông thôn Ethiopia, những em mà chưa từng học viết, đã được trao máy tính bảng cài sẵn trò chơi học chữ cái, phim hoạt hình, hình ảnh và sách. Kết quả bước đầu rất ấn tượng và đã mở rộng ra ngoài việc học những kiến thức sơ đẳng: trong vòng 5 tháng, một nhóm đã tìm ra việc ra làm thế nào để hack hệ thống điều hành.
Học trực tuyến khác xa với việc chỉ đơn giản là xem một bài nói chuyện được ghi lại. Đó là một cái gì đó cơ bản hơn: rằng sự gián đoạn thực sự chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta có thể tách riêng giáo dục ra khỏi những danh mục cũ như các bài giảng, bài kiểm tra và bài luận; và rằng bản thân "giáo dục" đòi hỏi việc xem xét lại trong một thời đại nơi mà việc giúp mọi người giúp đỡ chính họ không phải là một khát vọng nhiều như là một thực tế của các công cụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Tất nhiên, sự thay đổi không chỉ về mặt công nghệ. Những điều mà một màn hình không có thể cung cấp - đó là cộng đồng, học phí, đối thoại giữa các cá nhân, chia sẻ không gian và thời gian - chỉ sẽ cảm thấy quý giá hơn trong bối cảnh giáo dục trực tuyến ngày càng phong phú. Tuy nhiên, trên tất cả, việc truy cập vào một màn hình là điều quan trọng đầu tiên. Đạt được điều đó, và bạn có thể xây dựng từ đầu hoặc xây dựng lại những gì cần thiết để hỗ trợ một cộng đồng giáo dục và khát vọng học tập.
Xuân Vũ
Theo dân trí
Khởi động học bổng Hoàng tử Andrew của BUV Nền giáo dục tiêu chuẩn Anh luôn là niềm mơ ước của những bạn trẻ Việt Nam giàu hoài bão. Cơ hội đó đang đến gần với bạn hơn bao giờ hết. Học bổng Hoàng tử Andrew là học bổng toàn phần duy nhất mang tên thành viên hoàng gia Anh dành cho công dân Việt Nam. British University Vietnam trao tặng học...