Giáo dục giới tính: đâu chỉ có giờ Giáo dục công dân
Đúng thế, nếu mỗi thầy cô từ lớp 1 đến lớp 12 đều chăm chút chỉ dẫn học trò mình từ những chuyện tưởng rất nhỏ như những câu chuyện sau đây của đồng nghiệp tôi.
Chỉ phạt con gái
Hôm nọ chuông đã báo giờ vào học, tôi có tí việc ở văn phòng nên lên lớp trễ. Khi đi ngang qua lớp 12D, tôi thấy điều thật lạ: toàn bộ dãy bàn nữ học sinh đều đứng dậy. Dãy bên nam thì ngồi bình thường. Nhìn vào lớp, cô bạn đồng nghiệp H. của tôi đang nghiêm nhìn về phía các nữ sinh. Tôi bước chậm lại và nghe rõ tiếng cô giáo: “Cô đã nói, mỗi khi cô vào lớp, thấy lớp dơ, bàn giáo viên bề bộn hay bảng chưa lau sạch… cô sẽ phạt con gái, bàn ghế không thẳng tắp, cô sẽ phạt con trai… Chúng ta đã thống nhất từ đầu năm rồi mà. Đơn giản vì cô muốn các em hiểu rằng nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Sự ngăn nắp, sạch sẽ trong nhà các em, khách đến sẽ nhìn vào những người phụ nữ trong nhà mà đánh giá. Sau này các em còn làm vợ, rồi làm mẹ…”.
Qua cửa sổ, tôi thấy có hai em nữ đang chạy lên quét trải lại khăn bàn giáo viên, em thì xóa bảng. Các em gái khác đều cúi mặt xuống.
Khoảng cách giáo viên và học sinh càng ngắn lại thì thông điệp giáo dục càng đến sớm.
Video đang HOT
Làm con gái, phải tinh tế trong nhiều chuyện
Tôi ghé qua căntin trường ăn vội tô mì. Bên phía dãy bàn ăn của học sinh, các em đang mang đồ ăn từ quầy đến bàn. Tôi nghe tiếng một vài em nữ: “Dì ơi cắt đôi ổ bánh mì giùm con!”, “Con cũng vậy nữa dì”. Tiếng một em nam: “Con gái D4 “nhiễm” cô H. hết rồi… Muốn có duyên không được ăn bánh mì nguyên ổ!”.
Nghe học sinh nhắc tên cô bạn đồng nghiệp hôm nọ, ăn xong, tôi lân la qua bắt chuyện: “Ai điệu đâu, chỉ thầy coi?” Các em được dịp huyên thuyên: nào là cô H. dặn con gái ăn bánh mì, ăn quả chuối phải cắt đôi, đừng cầm để hết vào miệng sẽ mất duyên. Cô H. còn rất khó với những bạn gái để đầu tóc rối, quần áo nhăn nhúm, không ủi hoặc các bạn gái ngáp không che miệng, ngồi tựa vào tường. Cô còn nói “bản thân em, em không quý, để mình xấu đi trong mắt mọi người thì làm sao em có thể quý và làm cho mọi người quanh em đẹp lên?”.
“Con gái phải biết hy sinh”
Phiên họp phụ huynh đầu năm, một vài phụ huynh đề nghị xin cho cô H. được dạy văn lớp 12 do tôi chủ nhiệm. Vị phụ huynh nói: “Cách đây hai năm, con gái lớn của tôi nhờ học môn văn cô H. dạy mà tiến bộ rất nhiều. Chỉ vài tháng học với cô, cháu về nhà nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn với ông bà, cha mẹ. Ăn gì cũng nhường cho em, việc gì nặng là giành làm thay em, thay mẹ. Buổi ăn nào cháu cũng chỉ bảo em gái mình cách ngồi, cách ăn, cách nói chuyện. Cháu còn kể cô dặn dò: “Trời sinh ra phụ nữ là để hy sinh. Bây giờ cái gì các em cũng giành phần tốt, phần đẹp về mình thì mai này làm sao các em hy sinh cho chồng, cho con được”. Câu chuyện của vị phụ huynh làm phòng họp lặng đi.
Người đồng nghiệp của tôi trong mắt phụ huynh là vậy. H. không chỉ vững vàng chuyên môn, mà còn là một người mẹ, một người bạn lớn của đám học trò. Học sinh lớp cô dạy đều trưởng thành, chững chạc lên từng ngày. Các em ý tứ, hiểu được thiên chức – giới tính của mình rất rõ ràng.
Có lần tôi nghe chính H. nói: “Thượng đế đã tạo ra người đàn ông và người đàn bà, nên dù nam nữ có bình quyền thế nào đi nữa em vẫn giữ cách dạy học sinh: con trai ra con trai, con gái ra con gái”. Phải nói, tôi đã học được ở người đồng nghiệp này nhiều điều.
Theo Dân Trí
TIẾP SỨC NGƯỜI THẦY: Người thầy có tài kể chuyện
"Mỗi ngày đi học rồi về nhà nghỉ ngơi, ôn bài vở và tối được ba mẹ đưa đi chơi, vậy các em có biết một ngày của những bạn nhỏ này như thế nào không? Sáng lót dạ bằng nửa ổ bánh mì không và trên tay là xấp báo phải bán trong ngày. Trưa các bạn ăn qua loa rồi lại đi đánh giày. Tối đến đi lượm bao nilông và trở về khu nhà trọ ổ chuột khi đêm đã khuya, ngủ trên nền gạch lạnh không mền gối..."
Giờ dạy môn giáo dục công dân của thầy Tuấn Anh bắt đầu với câu chuyện bằng hình ảnh. Ảnh: Tiến Vinh
Những tấm ảnh lần lượt được thầy dán lên bảng theo lời kể, kèm theo đó là tiếng nhạc đệm. Lớp học trở nên yên ắng, học sinh chăm chú theo dõi, không khí lắng xuống. Và giờ học giáo dục công dân của thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên trường trung học cơ sở Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bắt đầu như thế.
Sức mạnh của câu chuyện bằng hình
Lớn lên trong một gia đình lao động bình thường, ba bán vé số, mẹ bán hàng nước nhỏ bên đường, câu chuyện tuổi thơ của thầy Tuấn Anh cũng không thiếu những khó nhọc. Khi đi dạy, thầy không ngại "đầu tư" thời gian và tiền bạc cho giờ dạy thêm sinh động. "Tôi bắt đầu sưu tập những câu chuyện và tranh ảnh từ ngày còn là sinh viên. Hiện nay tôi đã có hơn 800 tấm ảnh và khoảng 200 câu chuyện. Đó là cả "gia tài nhà giáo". Ngày ấy, tôi thường tự chụp hoặc sưu tầm trên mạng vì niềm yêu thích và mong muốn chia sẻ nó cho những người thân". Mang tranh ảnh lên lớp học cũng với mong muốn chia sẻ đó, nhưng thầy Tuấn Anh tự nhận: "Tôi đã đạt được hơn điều mình mong muốn rất nhiều".
Sau những câu chuyện bằng hình ảnh thầy kể, nhiều em học sinh đã xúc động khóc rồi kể lại cho bạn bè, ba mẹ nghe. Nhiều bạn nghèo từ những câu chuyện của thầy đã vượt qua nỗi mặc cảm. Nhiều em đã biết yêu thương, chia sẻ với người kém may mắn. Tự nhận thức, dũng cảm nhận khuyết điểm và sửa sai là một điều vô cùng khó đối với mỗi con người, vậy mà câu chuyện thầy kể đã giúp các em học sinh làm được điều khó khăn đó. Đó là hôm người thầy trẻ kể về một người phụ nữ bán mì gõ, phải thức khuya dậy sớm, dầm mưa dãi nắng cả ngày. Nhưng hôm ấy, chị bị một nhóm thanh niên lừa bằng tờ một trăm ngàn giả. Thế là công sức cả ngày không có tiền lời, bữa cơm của mẹ con chị vốn đã đạm bạc nay lại thêm phần thiếu thốn. Thật bất ngờ sau buổi học, có một bạn đã đến khóc xin lỗi thầy và nhờ thầy trả lại chiếc máy tính bạn đã lỡ lấy của bạn mình. "Từ đó, mình bắt đầu nhận ra sức mạnh của câu chuyện từ cuộc sống, và mình đầu tư nhiều hơn vào tranh ảnh với những mong muốn cao hơn", thầy Tuấn Anh chia sẻ.
Tìm tòi phương pháp giảng dạy
Đã có được những giờ học xúc động, nhưng thầy kiên quyết không để giáo án của mình cũ. Mỗi ngày đến lớp, thầy mang theo chiếc cặp lỉnh kỉnh những vật dụng: nào tranh ảnh, máy nghe nhạc, nào máy ảnh, đôi lúc là cả bánh kẹo, sách truyện... Vì sau những giờ dạy, ngoài việc luôn cập nhật thông tin mới từ báo đài, thầy thường đi chụp ảnh và tìm thêm tư liệu cho bài giảng. Mái ấm Ánh Sáng (quận 3) cũng là nơi thầy thường lui tới, chia cho các em quà bánh, xem qua bài vở và trò chuyện với các em. Do luôn bám sát nhịp sống nên những câu chuyện của thầy luôn luôn được làm mới. Mỗi câu chuyện hình ảnh đã được kể sẽ được thầy khắc sâu hơn ở lần sau. Mỗi bài giảng đã được bổ sung những câu chuyện mới, "nóng hổi" và xúc động hơn.
Đặc biệt, thầy Tuấn Anh đang ấp ủ phương pháp dạy học mới, đó là dùng "người thật việc thật". Và thầy cũng đã triển khai dần cách dạy học đó. Điển hình như việc mời bác sĩ Nguyễn Vũ Xuân Trường, một tấm gương về ý chí và sự quyết tâm học tập đến lớp giao lưu với các em. Thầy cũng tổ chức cho học sinh thăm và chăm sóc trẻ mồ côi, khuyết tật trong những giờ ngoại khoá. Đặc biệt, dù rất mất thời gian, công sức nhưng thầy đang kiên trì sưu tập những đoạn phim có cả âm thanh, hình ảnh, cảm xúc nhân vật để câu chuyện chân thực và thuyết phục nhất. Bằng tâm huyết với nghề và tinh thần luôn tìm tòi, sáng tạo, thầy Tuấn Anh đã biến giờ học thành lúc nghe kể chuyện, từ trang sách đi vào hình ảnh, đi vào tâm hồn và nuôi dưỡng trái tim các em.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Môn Giáo dục công dân đang rối Bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giới tính, giáo dục quốc phòng, kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng... tất cả đều được dồn vào môn Giáo dục công dân khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi. Thời gian gần đây, mỗi lần xã hội "nóng" lên vấn đề gì thì nội dung đó lập tức được đề...