Giáo dục giá trị sống giữ vai trò quan trọng
Trong quá trình phát triển hướng tới sự bền vững và hạnh phúc, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giáo dục HS giá trị sống nhằm làm thay đổi ý nghĩ và hành động quen thuộc, cái mà xưa nay ta vẫn nghĩ và hành động như một thói quen, một kỹ năng không biết được hình thành từ bao giờ, từ đâu.
Học sinh Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tăng cường dạy giá trị sống
Nói về hành trình nhiều năm để xây dựng một mô hìnhtrường học hạnh phúc, thầy Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: Tôi và đội ngũ cán bộ quản lý Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vấp phải vấn đề áp lực lên thầy cô, bạo lực học đường. Những chuyện ấy làm xói mòn sức khỏe, niềm tin của tôi và các thầy cô giáo, niềm tin của cha mẹ học sinh.
Từ việc đưa giá trị sống vào dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đưa khoa học tâm lý vào các hoạt động giáo dục, công tác chủ nhiệm, đồng thời nâng cao công tác chủ nhiệm lên một tầm mới – Nét đẹp văn hóa, nghệ thuật giáo dục tầm cao, đưa xây dựng văn hóa trường học vào đời sống của nhà trường.
Ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, việc tổ chức giáo dục đạo đức, dạy học sinh nên người có nhiều thay đổi. Tôi quan niệm giáo dục đạo đức phải bắt đầu từ quan niệm mục tiêu giáo dục. Dạy học ở trường phổ thông là dạy học sinh nên người. Đã là giáo dục học sinh nên người, giáo dục hình thành nhân cách thì phải giáo dục đạo đức thông qua tất cả các môn học, môn văn hóa, hoạt động giáo dục và đích đến cuối cùng là giáo dục con người.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức dạy đạo đức không chỉ trong các môn khoa học, mà còn thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội, thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa để học sinh cảm nhận được khó khăn của người khác, biết yêu thương, chia sẻ và ý thức được tuổi trẻ cần đóng góp gì cho xã hội và sự phát triển chung của cộng đồng, để sống văn minh hơn, hạnh phúc hơn.
Các hoạt động này được tổ chức thường xuyên trong chương trình của nhà trường hàng tuần, hàng tháng và suốt cả năm học, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia, làm cho học sinh cảm thấy hạnh phúc, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Qua đó các con học tập tốt hơn, học để thành người có ích chứ không nhằm đến mục đích thi cử.
Nhiều năm nay, giáo dục giá trị sống – kỹ năng sống đã được nhà trường đưa vào thời khóa biểu, coi đó là hoạt động bổ sung trong chương trình bán trú từ lớp 1 đến lớp 12. Nhà trường cũng áp dụng phương pháp giáo dục phát huy tính tự nhận thức của con người, phát huy khả năng và ý thức tự giác của con người chứ không phải giáo huấn, ép buộc, là kích thích tiềm năng, giá trị nằm trong mỗi con người, đưa những giá trị và kỹ năng đó vào cuộc sống để làm cho học sinh thay đổi.
Thầy Hòa khẳng định: “Giáo dục đạo đức của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là giáo dục ước mơ, lối sống, ý chí lập thân lập nghiệp ngay từ khi còn học ở trường phổ thông. Ở thế hệ chúng tôi cách đây 56 – 60 năm, tuổi trẻ có thể và sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để cống hiến cho đất nước. Tôi nghĩ giáo dục đạo đức thời kỳ đó là tuyệt vời, có ý nghĩa và mang lại hiệu quả thực sự, đó là thành công của giáo dục lý tưởng sống”.
Thầy Nguyễn Văn Hòa
Video đang HOT
Gieo ước mơ, thu về hạnh phúc
Theo thầy Hòa, khái niệm “lý tưởng sống” ngày nay vẫn tồn tại. Tuy vậy, với học sinh ngày nay, cần giáo dục ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ, nó gắn với bản thân con người chứ không chỉ là hi sinh cho đất nước, cho cái gì đó rất cao xa. Ước mơ tạo ra lối sống phù hợp để thực hiện được ước mơ. Cho nên giáo dục ước mơ cần gắn với giáo dục lối sống, giáo dục ý thức lập thân lập nghiệp.
Thầy Hòa chia sẻ: Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có chương trình giáo dục đạo đức ngay từ lớp 1 đến tận lớp 12, các thầy cô giáo luôn khuyến khích học sinh có ước mơ, hoài bão, tích cực khám phá bản thân, phát huy tiềm năng, khả năng nổi trội của mỗi học trò.
Khi các con tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chăm chỉ lao động học tập, những tiêu cực sẽ giảm dần, tích cực sẽ lấn át tiêu cực. Cách giáo dục đạo đức của chúng tôi không mang tính giáo huấn, áp đặt, không dạy các bài học giáo dục đạo đức khô cứng mà bằng những câu chuyện, những việc làm thực tế.
Giáo dục đạo đức của chúng tôi là xây dựng văn hóa nhà trường, giáo dục văn hóa ứng xử, không phải đưa ra các quy tắc bắt học sinh phải thực hiện mà giáo dục phải xuất phát từ giá trị sống và giáo dục đạo đức. Để giáo dục giá trị sống và giáo dục đạo đức có hiệu quả, chúng tôi đưa tâm lý học đường và lồng ghép trong các hoạt động giáo dục.
Khẳng định tâm lý học là cơ sở của mọi hoạt động giáo dục, thầy Hòa cho rằng nếu không coi trọng khoa học tâm lý, chúng ta đã đánh mất đi giá trị cơ bản nhất của giáo dục. Bởi vậy, việc giáo dục phải xuất phát từ tâm lý con người, đi đúng tâm lý con người theo cách phát huy những mặt tích cực của bản thân, làm con người tự giác thay đổi để trở thành con người văn hóa, văn minh.
Nhờ kiên trì giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, coi trọng mục tiêu giáo dục vì sự nghiệp phát triển con người và vì con người mà trong 26 năm nay, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành ngôi trường mà học sinh, cha mẹ học sinh đều gọi là trường học hạnh phúc. Mọi học sinh đều được chăm lo giáo dục, đều tiến bộ, nên người và cùng tự hào về ngôi trường đã dạy mình nên người. Những con người có đạo đức, có ý chí bản thân và thành công trong cuộc sống.
Xây dựng văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã làm từ nhiều năm nay và đó là nét khác biệt: Trường học thân thiện, thầy cô thay đổi. Khi tạo ra được bầu không khí hạnh phúc, hàng ngày học sinh tự lực vui vẻ, hết mình phấn đấu rèn luyện để trở thành con người tốt. -Thầy Nguyễn Văn Hòa
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
"Khi lúc nào cũng bức xúc chuyện trường lớp, đầu tôi bạc đi rất nhanh"
Đó là điều khiến hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa nghĩ rằng không thể tiếp tục kéo dài mà cần phải thay đổi hướng tới một môi trường giáo dục hạnh phúc.
Với kinh nghiệm hơn 22 năm làm hiệu trưởng, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội đã có những chia sẻ tại tọa đàm "Hiệu trưởng thay đổi vì một trường học hạnh phúc" do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức.
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Là một trường tư, trong 10 năm đầu thành lập, thầy Hòa tâm sự tầm nhìn của mình khi đó "cũng chỉ đến được tầm trường công là hết". Xem trường công là thước đo, ông cố gắng làm mọi thứ để được như vậy. Bởi học sinh vào trường ông khi đó không quậy phá thì cũng học kém, đơn giản hơn là "bị trường công từ chối mới phải vào trường dân lập".
Thậm chí đến khung cửa sổ trường, ông cũng gắng sơn màu giống trường công, muốn tỷ lệ học sinh khá giỏi cũng đạt 60 - 70%.
Giáo viên chỉ mong học sinh tiến bộ, đạt điểm trung bình, tỷ lệ học sinh khá giỏi cao hơn 50%. Song nhiều năm trường vẫn dậm chân tại chỗ. Lúc đó, ông nghĩ cần phải thay đổi.
"Nhưng tôi nghĩ, trường mình khác, học sinh yếu kém nhiều, làm sao giống trường công được. Mình phải tìm ra con đường đi riêng".
Khi đó ông thuyết phục các thầy cô giáo: "Nếu các con không điểm thấp, không phải học sinh yếu kém thì không nhà nào bỏ tiền cho đi học ở trường tư cả. Vì vậy phải chấp nhận điều đó, mọi giáo viên hãy khoa phàn nàn mà hãy cố công quan tâm, chăm sóc học trò. Các con còn nhiều năng lực khác ngoài học tập. Nhiệm vụ của người làm giáo dục cần phát hiện, làm phát lộ, mài giũa và khuyến khích các khả năng của học trò".
Ông cũng dặn các giáo viên không dùng kỷ luật hà khắc bởi những người tìm đến trường tư lúc bấy giờ thường là những đứa trẻ yếu thế trong xã hội như học kém, nghịch ngợm... Nếu đưa ra các quy định, kỷ luật cứng nhắc càng không mang lại hiệu quả.
Là hiệu trưởng, bản thân ông cũng tự cam kết không bao giờ lấy tỷ lệ học sinh khá giỏi để xem xét, đánh giá giáo viên. "Chúng tôi cũng không lấy chỉ tiêu thành tích để đánh giá các lớp bởi mỗi lớp đều có sự khác biệt, hoàn cảnh khác nhau. Thay vào đó, lấy sự tiến bộ của học trò và thay đổi của mỗi lớp để làm thước đo năng lực, đánh giá chất lượng giáo dục của thầy cô giáo và đó cũng là thước đo chất lượng của trường".
Rất may các giáo viên đã đồng cảm với ông trong việc chăm lo, giáo dục tới từng học sinh, ghi nhận sự tiến bộ nhỏ từng ngày.
Thầy Hòa cũng mang triết lý, quan điểm giáo dục này trao đổi với cha mẹ học sinh. Năm nào đầu năm, giữa kỳ và cuối năm, ông đều tranh thủ đến từng cuộc họp, trao đổi với hàng trăm phụ huynh về mục tiêu giáo dục, dạy con nên người.
Thế nhưng, khi lượng học sinh ngày một đông hơn, trường tiếp tục gặp phải vấn đề áp lực của thầy cô giáo và bạo lực học đường.
"Đây là vấn đề xảy ra hàng ngày và chẳng ngoại trừ trường nào cả. Hàng mấy nghìn học sinh ở các độ tuổi khác nhau, mỗi con một tính nết, hoàn cảnh, văn hóa gia đình khác nhau nên khi tập hợp lại thì xảy ra chuyện cãi cọ, bất đồng, đánh nhau. Đã có lúc phụ huynh kéo cả "cánh chân tay" đến đe dọa, phá trường... Cũng có lần trẻ chửi lại, cô giáo bị xúc phạm rồi kiện hiệu trưởng làm mất danh dự nhà giáo và xin thôi việc. Rồi học sinh kéo bè đánh nhau, bố mẹ nói nhà trường không biết dạy, để học trò đánh nhau. Hiệu trưởng đôi khi là quan tòa, khi trở thành người bị kiện, cũng là người bị phụ huynh trách móc".
Thầy Hòa kể, cách đây 10 năm trở về trước, khi suốt ngày phải giải quyết những chuyện đau đầu phức tạp ấy, ông đã già đi rất nhanh.
"Lúc nào cũng cảm thấy bức xúc, căng thẳng. Đầu của tôi tóc bạc đi rất nhanh. Tôi nghĩ căng thẳng quá và mình không thể kéo dài thế này mãi được, phải nghĩ cách gì đó để các giáo viên tự giải quyết, xử lý công việc của chính họ trong hàng ngày. Làm thế nào để những chuyện áp lực, bạo lực học đường được giải quyết ngay từ khi còn mầm mống, từ trong lớp học. Vậy thì phải nâng cao hiểu biết tâm lý học của các thầy cô và cho cả các cha mẹ để họ đồng hành với mình. Cần làm cho phụ huynh cũng trở thành những thầy cô giáo của chính con em họ".
Thầy Hòa cho rằng, điều quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc là hiệu trưởng phải chấp nhận thay đổi đầu tiên.
Ông suy nghĩ trăn trở, tìm lối thoát ra khỏi vấn đề bạo lực học đường mà hằng ngày phải đối mặt bằng cách tổ chức lớp học giá trị sống cho giáo viên của trường. "Chỉ sau 4 ngày, các giáo viên đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Họ thay đổi chính bản thân, biết chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành tích cực, có kỹ thuật, kỹ năng chia sẻ, động viên khuyến khích học sinh. Biết tổ chức lớp học, xây dựng kỷ luật tích cực theo phương pháp tâm lý học".
Bản thân ông cũng tham gia và sau khóa học ông cảm thấy mình như trẻ lại, vui vẻ và hạnh phúc hơn. "Tôi trở thành người hạnh phúc, vui vẻ hơn và tôi nhìn nhận những khuyết điểm để hỗ trợ chứ không phải đay nghiến hay xử phạt. Giáo viên hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc và kéo theo gia đình học sinh, xã hội mới hạnh phúc, an bình".
"Khi suốt ngày phải giải quyết những chuyện trường lớp căng thẳng, tôi già đi rất nhanh", nhà giáo Nguyễn Văn Hòa nói. Ảnh: Thanh Hùng
Chia sẻ tại Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt, đó là tạo ra môi trường hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên những cảm xúc tích cực, được sáng tạo và tôn trọng. Chỉ khi các hiệu trưởng hạnh phúc thì mới có sự cảm thông, chia sẻ, vị tha và tạo được môi trường yêu thương.
"Cả nước hiện có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông, khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800.000 giáo viên. Từ giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh và từ học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh. Cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội", Bộ trưởng nhìn nhận.
Theo ông Nhạ, với mỗi cá nhân, hạnh phúc là được làm việc mình thích và thích việc mình đang làm, từ đó mới có nhiệt huyết để giảm áp lực.
"Hiện nay có nhiều hiệu trưởng tôn trọng sự sáng tạo, nhưng cũng có nhiều hiệu trưởng còn mang tư tưởng áp đặt, bắt giáo viên phải nghe theo. Hiệu trưởng cần thay đổi, giao quyền chủ động cho giáo viên, tạo ra môi trường để giáo viên dám đổi mới, hỗ trợ lẫn nhau, không chạy theo thành tích. Cũng cần quan tâm giảm áp lực cho giáo viên từ sổ sách giấy tờ tới áp lực thành tích", Bộ trưởng nói.
"Không phải ngày một ngày hai, không phải một người có thể xây dựng được trường học hạnh phúc nhưng hiệu trưởng nếu biết dẫn dắt, truyền lửa sẽ tạo được môi trường, ở đó giáo viên muốn đến trường, học sinh muốn đi học. Hạnh phúc là một quá trình, cần xây đắp, dần dần sẽ lan tỏa".
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Video: Lời chia sẻ của thầy hiệu trưởng hơn 20 năm trong nghề Cùng lắng nghe lời chia sẻ đầy cảm động của thầy Nguyễn Văn Hòa, người thầy đã có hơn 20 năm làm hiệu trưởng và là chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội). Ảnh minh họa Theo VTV7











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong
Tin nổi bật
02:32:31 25/04/2025
Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025