Giáo dục địa phương – “mảnh đất màu mỡ” đưa truyền thống đến học sinh
Giáo dục truyền thống luôn được xác định là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của HS.
Học sinh nghe giáo viên kể chuyện lịch sử tại khu lưu niệm Bác Hồ về thăm xã Tân An. Ảnh: Internet
Trong đó, chương trình giáo dục địa phương (GDĐP) được cho là “mảnh đất màu mỡ” để triển khai nội dung quan trọng này.
Cách giáo dục truyền thống hiệu quả
Năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT Bắc Giang biên soạn nội dung GDĐP dành cho HS lớp 1. Nội dung này được đưa vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường, gồm tài liệu dạy học dưới dạng sách giáo khoa với 7 chủ đề tích hợp về khoa học xã hội, tự nhiên và con người, hướng nghiệp tại địa phương.
Với lớp 2, 3, 4, 5, nội dung giáo dục truyền thống trong GDĐP được dạy lồng ghép ở một số môn học, như: Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Kỹ thuật, Khoa học, Lịch sử – Địa lý, Tiếng Việt; đặc biệt là dạy vào các tiết Lịch sử, Địa lý địa phương với lớp 4, 5.
Từ thực tế dạy học tại Trường Tiểu học Tân An (Yên Dũng, Bắc Giang), cô Hiệu trưởng Chu Thị Yến cho rằng: Giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống địa phương là một trong những hướng tiếp cận hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay một cách thiết thực nhất.
“Với nội dung này, HS Trường Tiểu học Tân An được dạy trên lớp qua hệ thống hình ảnh, video, câu chuyện kể do GV tìm hiểu thực tế hoặc HS tham quan thực tế tại địa phương. Các em rất hứng thú khi được về thăm làng kháng chiến Long Trì (xã Tân An), nghe kể lại về các nhân vật anh hùng của làng, được giới thiệu về đường hầm địa đạo xuyên dọc làng…; từ đó dễ dàng cảm nhận, nhớ, hiểu và tự hào về truyền thống quê hương. HS cũng được thăm trực tiếp nhà tưởng niệm Bác Hồ khi về thăm xã Tân An. Khi đứng ở đúng vị trí diễn ra sự kiện lịch sử đó, các em có nhiều cảm xúc, dễ dàng thấu hiểu và cảm nhận được giá trị lịch sử hơn…” – cô Chu Thị Yến chia sẻ.
Tại Phú Thọ, công tác giáo dục truyền thống cho HS cũng được chú trọng. Thông tin từ Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phùng Quốc Lập, các trường trên địa bàn luôn đổi mới hoạt động giáo dục truyền thống với nhiều hình thức, nội dung phong phú.
Video đang HOT
Cụ thể: Lồng ghép qua các môn học (Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử…); tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa; hoạt động trải nghiệm (giáo dục di sản hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, những di sản văn hóa của tỉnh); thông qua các Cuộc thi: “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Cuộc thi sáng tác về thầy cô và mái trường… Đặc biệt, nội dung giáo dục truyền thống được thể hiện qua chương trình GDĐP của tỉnh Phú Thọ với nội dung thuộc 7 lĩnh vực văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi trường.
“Sở GD&ĐT Phú Thọ hoàn thiện nội dung GDĐP cấp tiểu học và đưa vào giảng dạy trong năm học 2020 – 2021; đã và đang triển khai viết, hoàn thiện nội dung GDĐP cấp THCS, THPT để bắt đầu giảng dạy từ năm học 2021 – 2022; 2022 – 2023. Chương trình GDĐP trang bị cho HS hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa cộng đồng dân cư các dân tộc. Qua đây, HS hình thành các năng lực, phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới” – ông Phùng Quốc Lập cho hay.
Vun đắp tình yêu quê hương
Theo ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long, từ năm 2008, Bộ GD&ĐT ban hành công văn hướng dẫn thực hiện nội dung GDĐP. Từ đó, nội dung này được ngành Giáo dục Vĩnh Long biên soạn thành sách thông qua các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cấp THCS và Lịch sử, Địa lý cấp THPT. GV được khuyến khích sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về lịch sử, địa lý, kinh tế và truyền thống địa phương để lồng ghép vào giờ học một cách linh hoạt. Các trường nhận, chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa địa phương, nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các công trình lịch sử, văn hóa…
Tuy chưa có tài liệu GDĐP dành riêng cho HS tiểu học đang học chương trình GDPT 2006 nhưng Sở GD&ĐT Vĩnh Long đã chỉ đạo các trường lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương (thông qua hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm; các buổi tọa đàm, kể chuyện về nhân vật lịch sử địa phương; hoạt động thăm viếng và chăm sóc di tích lịch sử)… Sở GD&ĐT đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương để đặt tên trường, ghi bia tưởng niệm hoặc tiểu sử nhân vật lịch sử để vinh danh, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho HS.
Tại Phú Thọ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phùng Quốc Lập cho biết: Sở GD&ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nội dung GDĐP nói chung, giáo dục truyền thống nói riêng. Thực hiện tốt tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội về GDĐP. Tổ chức xây dựng hoàn thiện nội dung tài liệu GDĐP theo đúng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch tập huấn 100% cán bộ quản lý, GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy GDĐP trong trường học. Tham mưu UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh để tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vất chất, thiết bị dạy học… bảo đảm yêu cầu tổ chức dạy học GDĐP.
Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác giáo dục truyền thống cho HS. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động triển khai thực hiện giáo dục truyền thống, đặc biệt gắn với hoạt động Đoàn, Đội. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học cho đội ngũ GV. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, tăng cường xã hội hóa để có nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… bảo đảm yêu cầu tổ chức dạy học nội dung GDĐP. -Ông Phùng Quốc Lập
Sôi nổi thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh trong giới trẻ TT-Huế
Sau một ngày tranh tài sôi nổi, hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh lần thứ 3 năm 2020 do Tỉnh Đoàn TT-Huế tổ chức đã kết thúc vào tối 29/11, với nhiều giải thưởng đã được trao cho các gương mặt xuất sắc.
Trao giải Nhất và giải Nhì cho hai báo cáo viên có kết quả thi tốt nhất.
Tham dự hội thi lần này có 17 thí sinh đến từ các cơ sở Đoàn trên địa bàn toàn tỉnh TT-Huế. Các thí sinh trải qua 2 phần thi là "Báo cáo viên hiểu biết" và "Báo cáo chuyên đề".
Có 17 thí sinh tiêu biểu tham dự cuộc thi lần này.
Ở phần thi thứ nhất, các báo cáo viên có 20 phút để trả lời 40 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức. Nội dung phần thi này tập trung về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng và những vấn đề liên quan đến công tác tuyên truyền, công tác dân vận, các lĩnh vực chính trị xã hội; giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật trong đoàn viên thanh niên; những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
Ở phần thi thứ 2, mỗi báo cáo viên có thời gian 15 phút trình bày một luận điểm trong chuyên đề hoặc toàn bộ chuyên đề cho đối tượng nghe là học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, nông thôn. Báo cáo viên được sử dụng người hỗ trợ, dùng máy chiếu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh để minh họa phần báo cáo của mình.
Thí sinh trải qua 2 phần thi "Báo cáo viên hiểu biết" và "Báo cáo chuyên đề".
Ban giám khảo cho điểm dựa trên các yếu tố, nội dung đúng, đầy đủ, lôgíc gắn với thực tiễn; kỹ năng báo cáo lưu loát, giao lưu tốt với người nghe, truyền cảm...
Theo chị Hoàng Thị Phương Hiền, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn TT-Huế, hội thi là dịp để báo cáo viên thể hiện mình, giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm từ những phong trào hoạt động của tuổi trẻ, đặc biệt là công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn. Đồng thời, giúp Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đánh giá kết quả tự học, ý thức rèn luyện và năng lực trình độ công tác của đội ngũ báo cáo viên của mỗi đơn vị. Từ đó, phát hiện các nhân tố tiêu biểu, tiếp tục bồi dưỡng, phát triển dự nguồn đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh.
Hội thi diễn ra hấp dẫn, sôi nổi.
Kết thúc hội thi, ban tổ chức đã trao giải Nhất cho báo cáo viên Phạm Thị Trang - Bí thư chi Đoàn thôn Hương Phú, xã Hương Phong, huyện A Lưới; giải Nhì thuộc về Trần Thị Thùy Dương - Bí thư Đoàn Trường THPT Đặng Huy Trứ; 2 giải Ba được trao cho báo cáo viên Tráng Seo Anh - Đội phó vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Phong Hải (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TT-Huế) và Hồ Thanh Tuấn - Bí thư Đoàn Trường THPT Hà Trung.
Hình ảnh về thi Báo cáo viên giỏi tỉnh TT-Huế năm 2020 do Tỉnh Đoàn TT-Huế tổ chức:
Tuyên Quang: 5 anh em ruột cùng học lớp 1 vì không có hộ khẩu Do rắc rối trong việc làm hộ khẩu, 5 người con của anh Trương Bình Xuyên và chị Minh Thị Nguyệt đã phải hoãn việc học lớp 1 trong nhiều năm. Các người con của gia đình anh Xuyên, chị Nguyệt cùng vào lớp 1 trong năm nay. Năm học 2020 - 2021, gia đình chị anh Xuyên chị Nguyệt (Đội Lâm trường...