Giáo dục – Đào tạo TP Điện Biên Phủ 30 năm xây dựng và phát triển
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) tiền thân là Phòng Giáo dục văn hóa thể thao thị xã Điện Biên Phủ, được thành lập ngày 28/10/1992.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ một đơn vị còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, đến nay Giáo dục – Đào tạo TP Điện Biên Phủ đã trở thành điểm sáng của giáo dục tỉnh nhà.
Trao đổi với bà Lê Thị Hồng – Trưởng phòng giáo dục và đào tạo thành phố Điện Biên Phủ (TPĐBP) cho biết: Cùng chung với những khó khăn của một tỉnh nghèo miền núi, biên giới những ngày đầu thành lập Phòng Giáo dục và Đào tạo TPĐBP chỉ có 10 cơ sở trường học (2 trường PTCS, 1 trường mẫu giáo, 3 nhà trẻ và mẫu giáo liên hợp, 4 nhà trẻ cơ quan) với 170 lớp và 5.140 học sinh, đội ngũ giáo viên có 369 người, cơ sở vật chất thiếu thốn, không đồng bộ.
Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được quá trình đổi mới giáo dục
Năm học 2022 – 2023, toàn thành phố có 58 trường với 736 nhóm lớp, 25.685 trẻ mầm non và học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình, với tổng biên chế 1.975 người gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất trường, lớp được quan tâm đầu tư, 100% các trường được xây mới hoặc đã và đang được sửa chữa, nâng cấp…
Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, phòng học chức năng, phương tiện hỗ trợ dạy học cũng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiện TP có 53/56 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 35 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, 39 trường được đánh giá đạt mức độ III về kiểm định chất lượng giáo dục.
Công tác phổ cập giáo dục các cấp được duy trì tốt. Năm 2012 TP là đơn vị đầu tiên trong tỉnh được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Năm 2013, TP được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Năm 2016, TP được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS mức độ III. Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ngày một nâng lên; Tỷ lệ học sinh tiểu học chuyển lớp hàng năm đạt 100%, cấp THCS trên 98%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt bình quân 99,5%. Tốt nghiệp THPT những năm gần đây đạt 99,5%…
Video đang HOT
Các giải đấu thể thao được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao thể chất cho các em học sinh
“Phát huy những thành quả đã đạt được; tích cực tham mưu với UBND TP Điện Biên Phủ làm tốt công tác quản lý về lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn; Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo TP chủ động, linh hoạt, sáng tạo công tác dạy và học, Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018; Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới trong quản trị trường học, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý; Thực hiện kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục”. Bà Lê Thị Hồng nói.
Trong quá trình đào tạo các cơ sở giáo dục luôn cọi trọng các hoạt động trải nghiệm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh
Ông Hà Quang Trung, Bí thư Thành ủy Điện Biên Phủ chia sẻ: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo TPĐBP đã đạt được những kết quả khá quan trọng, góp phần đáng kể vào hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, ngành Giáo dục và Đào tạo TP cần tập trung làm tốt những nhiệm vụ trọng tâm: Các nhà trường cần chủ động xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia tự học, nâng cao trình độ chuyên môn.
Quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm giáo dục để tiếp cận và vận dụng các phương pháp giáo dục hiện đại tiên tiến; sẵn sàng về tâm thế, vững vàng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới. Xây dựng các mô hình điểm “trường học hạnh phúc” và nhân rộng trong các đơn vị trường học TP nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đảm bảo an ninh, an toàn trường học để học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường – chính quyền xã, phường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục học sinh. Mỗi nhà giáo, cán bộ cùng toàn ngành Giáo dục và Đào tạo TP cần bám sát tinh thần chỉ đạo, nhận thức đầy đủ nhiệm vụ trước những yêu cầu mới của tình hình thực tế để tiếp tục nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khắc phục những khó khăn, hạn chế, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của TP ngày càng phát triển. Cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, biểu dương, khơi nguồn tiềm năng từ những thế hệ giáo viên, học sinh để thắp lên ngọn lửa, khát vọng cống hiến và nỗ lực vươn lên ở từng giáo viên, học sinh để tạo ra những thành tích bền vững về giáo dục và đào tạo trong những năm tới.
Lãnh đạo TP. Điện Biên Phủ trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
“Để đưa chất lượng giáo dục và đào tạo thành phố Điện Biên Phủ tiếp tục phát triển thì tập thể lãnh đạo, cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cần rèn luyện và phát huy phẩm chất yêu nghề, gương mẫu, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, xứng đáng với niềm tin tưởng của nhân dân thành phố khi gửi gắn thế hệ tương của đất nước” Ông Hà Quang Trung nói./.
Cần có cơ chế đặc thù cho giáo dục và đào tạo
Nếu có cơ chế đặc thù cho giáo dục và đào tạo như được quản lý và sử dụng con người, được làm chủ tài chính trong các hoạt động phát triển giáo dục...
sẽ tháo gỡ được nút thắt đổi mới giáo dục hiện nay.
Đây là đề xuất được nêu ra tại hội thảo Việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29), do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp Hội Hóa học Việt Nam tổ chức sáng 24.11.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng cho biết: Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29, nền giáo dục nước nhà đã có những bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng; nâng cao hiệu quả dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân; góp phần phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của con người Việt Nam.
Cụ thể, các địa phương đã ban hành Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29, Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động, thành lập Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh. Nhiều chủ trương của Đảng đã được thể chế hóa trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới giáo dục đại học.
Mục tiêu phổ cập và chuẩn hóa giáo dục mầm non theo Nghị quyết số 29 cơ bản hoàn thành. 100% đơn vị cấp huyện và tỉnh duy trì, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục được tăng cường, tổng dự toán chi năm 2022 lên tới trên 330.000 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2021.
Bên cạnh đó, đã hoàn thành mục tiêu xây dụng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tập trung đầu tư bảo đảm trang thiết bị cơ sở vất chật, đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa để triển khai hiệu quả chương trình. Chất lượng giáo dục đại học từng bước nâng lên, tiếp cận chuẩn quốc tế; các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên bảng xếp hạng uy tín của quốc tế.
Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, học sinh Việt Nam đều đạt thành tích vượt trội. Năm 2022, đã giành 12 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng. Đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế xếp thứ 2, Olympic Toán xếp thứ 4 và Olympic Vật lý xếp thứ 5 thế giới...
Tuy nhiên, theo Chủ tịch VUSTA, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai Nghị quyết số 29. Đó là chất lượng giáo dục đào tạo của các cấp học, ngành học và các địa phương chưa đồng đều; năng lực chuyên môn của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục còn thấp; đời sống của giáo viên, viên chức giáo dục còn khó khăn, đặc biệt là giáo viên trẻ, mầm non. Năm 2022 có hơn 16.000 giáo viên phải chuyển việc ảnh hưởng hông nhỏ đến hoạt động dạy và học. Chi ngân sách cho giáo dục chưa đạt tối thiểu 20% tổng chi ngân sách như Nghị quyết số 29 đề ra...
Từ thực tế hiện nay, các đại biểu tham dự hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 29, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới.
Nhắc lại quan điểm của Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII và Nghị quyết số 29 "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", PGS.TS Tô Bá Trượng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục cho rằng, phải có cơ chế đặc thù cho giáo dục và đào tạo như được quản lý và sử dụng con người, được làm chủ tài chính trong các hoạt động phát triển giáo dục. Cùng với đó, cho phép giáo dục và đào tạo xây dựng những chương trình trọng điểm của quốc gia, như đào tạo nhân lực cho giáo dục, chương trình kiên cố hóa trường học, nhà công vụ cho giáo viên.... "Giải pháp này không cần nhiều nguồn lực nhưng tháo gỡ được những nút thắt, rào cản đổi mới giáo dục hiện nay", ông Trượng nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành giáo dục nên chọn đổi mới về đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế, chính sách đối với giáo viên, bởi đây là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục, cùng với ddooioj ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó, cần rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền và củng cố các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các địa phương theo mô hình vệ tinh với các trường đại học sư phạm trọng điểm. Có cơ chế, chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi tối thiểu bảo đảm cho giáo viên có được điều kiện tối thiểu để sống và dạy học.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng, hiệu quả quản trị nhà trường, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản trị nhân sự và tài chính; đẩy nhanh áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục...
Phòng GD&ĐT TP. Điện Biên Phủ: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Năm học 2021 - 2022 vừa qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng sự gắn kết của các ban ngành địa phương, cha mẹ...