Giáo dục – đào tạo 2020: Vượt bão bằng công nghệ
Theo thống kê, khoảng gần 80% học sinh (HS) Việt Nam đã học trực tuyến, 240 cơ sở đào tạo đại học đã áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến theo các mức độ khác nhau.
Việt Nam xếp thứ 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục để ứng phó đại dịch. Thành công này là cơ sở để Bộ GDĐT khởi động chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục với kỳ vọng, 10 năm tới Việt Nam sẽ có một thế hệ công dân số.
Dạy và học trực tuyến là hình thức phổ biến trong năm 2020.
Bứt phá dạy học trực tuyến
Hàng triệu HS, sinh viên của Việt Nam đã trải qua một “kỳ nghỉ hè” dài nhất trong lịch sử, kéo dài từ khoảng đầu tháng 2 đến hết tháng 4 năm 2020. Để đảm bảo an toàn trước cơn bão Covid-19, hầu hết các trường học từ khối mầm non đến phổ thông, đại học, cao đẳng đều đóng cửa.
Trong một vài tuần đầu tiên, việc dạy và học của thầy và trò chủ yếu là ôn tập bài cũ bằng các hình thức giao bài qua phiếu ôn tập. Dần dần, thông qua việc thành lập các nhóm trao đổi trên zalo, facebook và nhiều ứng dụng công nghệ khác, việc tương tác trực tiếp giữa cô và trò trở nên thuận lợi hơn.
Ghi nhận của phóng viên báo Đại Đoàn Kết, việc nhà trường dạy học qua mạng trong mùa dịch bệnh Covid-19 chủ yếu theo 2 hình thức chính: Giáo viên (GV) gửi clip bài giảng lên Youtube, rồi gửi link cho HS tự học, kiểm tra kiến thức bằng các bài tập và tổ chức lớp học trực tuyến qua các ứng dụng theo kiểu cuộc gọi video nhiều người với khung giờ cố định.
Trong đó, đối với cách dạy theo phương thức gửi kho bài giảng cho HS sẽ phù hợp với HS nhỏ tuổi, khả năng sử dụng thiết bị công nghệ chưa thật thành thạo và chủ động. Đối với HS lớp lớn hơn, việc tổ chức những lớp học trực tuyến theo cách thứ hai là phổ biến tuy nhiên cũng xuất hiện những lo ngại về việc bảo mật của các hệ thống này nên Bộ GDĐT đã đề nghị các địa phương, các trường cần tăng cường đảm bảo an toàn, tập huấn kiến thức và kỹ năng sử dụng internet trong quá trình học trực tuyến.
Tuy nhiên, dạy học trực tuyến (DHTT) khác với hình thức trực tiếp nên có nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. Ngoài khó khăn về trang thiết bị, còn những khó khăn về mặt công nghệ đòi hỏi GV phải chủ động khắc phục. Chẳng hạn, phần mềm học trực tuyến đa điểm ZOOM chỉ cho dùng 40 phút.
Video đang HOT
Theo phân tích của TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT), việc ZOOM chặn thời gian dùng là 40 phút là hợp lý, rất sư phạm. Bởi về nguyên tắc người học không thể ngồi nghe quá lâu. Do đó, GV phải chuẩn bị bài vở, giáo án cho thật chuẩn. Lên lớp online còn phải chuẩn hơn gấp bội lần lên lớp bình thường.
Nhờ việc DHTT, dạy học qua truyền hình… nên dù không đến trường trong một thời gian nhưng việc học của thầy và trò hầu như không bị gián đoạn. Tại Hà Nội, nhiều trường đã tổ chức kết thúc năm học từ đầu tháng 6 như kế hoạch năm học ban đầu chưa xảy ra dịch bệnh. Trong khi đó, theo ấn định muộn nhất của Bộ GDĐT vào ngày 15/7.
Đây là những thành công bước đầu của việc DHTT ở Việt Nam. Dù vẫn còn khá mới mẻ song qua thời gian, cả GV, HS và phụ huynh đã dần thích ứng với môi trường học tập số – điều cần thiết trong thời đại hiện nay khi việc học không bị giới hạn bởi không gian, thời gian…
“Cần chuyển đổi toàn bộ các trường ĐH thành “quốc gia” số thu nhỏ, toàn bộ hoạt động của giáo viên, sinh viên sẽ chuyển lên môi trường số. Đây cũng là cách đào tạo kỹ năng số tốt nhất, bởi vì để đào tạo nhân lực về chuyển đổi số thì phải để họ sống, học tập và làm việc trong môi trường số” – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Pháp lý hóa dạy học trực tuyến
Để chuẩn hóa việc DHTT, ngày 11/8, Bộ GDĐT đã công bố lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức DHTT đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Theo dự thảo thông tư, việc DHTT phải đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của GV, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS. Đặc biệt, không tạo ra áp lực đối với GV và HS trong việc tổ chức thực hiện DHTT.
Việc công nhận kết quả DHTT phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của HS và theo các quy định của Bộ GDĐT về đánh giá, xếp loại HS. Trong đó, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của HS được thực hiện trong quá trình dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến; đánh giá định kỳ kết quả học tập của HS được thực hiện tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định.
Có 3 hình thức tổ chức DHTT. Thứ nhất, DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, GV có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn HS tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Thứ hai, DHTT thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. GV giao cho HS một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi HS ở trường. Thứ ba, DHTT thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi HS không thể đến trường.
Liên quan đến những vấn đề về trang thiết bị chưa đồng bộ, đào tạo GV và HS sử dụng công nghệ,… TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GDĐT cho biết, dựa trên yêu cầu giáo dục cụ thể và kế hoạch dạy học – trong đó có DHTT – các trường phải chuẩn bị về hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm dạy học phù hợp, tập huấn cho GV, cho HS sử dụng phần mềm dạy học.
“Quan điểm của Bộ GDĐT là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn bị các điều kiện áp dụng DHTT là nhiệm vụ thường xuyên của năm học, bắt buộc các cơ sở giáo dục chú ý thực hiện từ năm học tới” – TS Thái Văn Tài nói. Với riêng các vùng khó khăn, TS Thái Văn Tài cho rằng sẽ chuẩn bị dần dần, thực hiện ở mức độ phù hợp với thực tế.
Đại diện Bộ GDĐT cũng cho biết, tới đây, khi Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc ban hành Thông tư này sẽ công nhận phương thức DHTT và quy định việc quản lý tổ chức DHTT đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Đối với khối đại học, đại diện Bộ GDĐT cho biết Bộ đang xây dựng quy chế cho phép đào tạo trực tuyến kết hợp đào tạo trực tiếp ở các trường. Trong đó, việc triển khai đào tạo từ xa theo phương thức đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam sẽ là một trong những phương thức đào tạo phổ biến trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ hội để khẳng định chất lượng làm nên thương hiệu của nhà trường bởi khi triển khai đào tạo trực tuyến, đối tượng sinh viên sẽ rộng khắp không chỉ trong mà có thể ở nước ngoài.
Kỳ vọng chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, không phải đến giờ ngành GDĐT mới nghĩ đến công cuộc chuyển đổi số mà đã thực hiện ở các mức độ khác nhau và dịch Covid-19 xảy ra đã tạo áp lực để “test” khả năng, thích ứng chuyển đổi số của ngành GDĐT.
Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó giáo dục là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên triển khai. Với quy mô hơn 53 nghìn cơ sở GDĐT, 24 triệu HS, sinh viên và 1,4 triệu GV, ngành GDĐT xác định chuyển đối số có vai trò rất quan trọng để triển khai đổi mới căn bản toàn diện GDĐT, nâng cao hiệu lực hiệu quả các hoạt động giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
Các chuyên gia cũng nhìn nhận chuyển đổi số, đầu tiên là nhắm vào giới trẻ để từ đó thúc đẩy toàn xã hội, để Việt Nam sớm có một thế hệ công dân toàn cầu. Hiện với lợi thế dân số trẻ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin tốt, cùng với việc nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam, đây sẽ là cơ hội tốt để tiếp cận và ứng dụng thành công các công nghệ mới.
Cần sớm có những giải pháp đồng bộ, cũng như chính sách phù hợp cho các cơ sở đào tạo có thể chuyển đổi sang mô hình đào tạo trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm khai thác tối đa ưu điểm của hình thức đào tạo này. Làm sao để DHTT tới đây sẽ được coi là một phần quan trọng của hoạt động dạy – học, chứ không chỉ là giải pháp tình thế.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực GDĐT, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết cần tập trung vào 4 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, phát triển hệ thống dữ liệu toàn quốc về GDĐT; Thứ hai, phát triển, khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số; Thứ ba, xây dựng và triển khai khung năng lực số cho HS phổ thông; Thứ tư, phát triển triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Trường ĐH Mở Hà Nội khai giảng ở 16 điểm cầu, với 3 điểm cầu quốc tế
Sáng nay (23/10), Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức lễ khai giảng năm học 2020 - 2021 và biểu dương thành tích sinh viên năm học 2019 - 2020. Buổi lễ được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 16 điểm cầu.
Tiến sĩ Trương Tiến Tùng đánh trống khai giảng năm học mới
Theo đó, điểm cầu chính tại Cung thanh niên Hà Nội, 12 điểm cầu tại các khu giảng đường của nhà trường và 3 điểm cầu quốc tế. Tiến sĩ Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, chủ đề xuyên suốt của năm học 2020-2021 là "Kết nối" với phương châm hành động là: "Nắm vững công nghệ, chinh phục tương lai".
Ngay từ khi nhập học, tân sinh viên đã được Nhà trường cấp tài khoản kết nối tới hệ sinh thái công nghệ bao gồm hệ thống hỗ trợ học tập, nghiên cứu, các tiện ích, dịch vụ (miễn phí) dành cho sinh viên với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ người học được tốt hơn.
Được biết, trong kỳ tuyển sinh năm 2020 đã có trên 30.000 nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Mở Hà Nội, trong đó tỉ lệ sinh viên đăng ký các nguyện vọng đầu tăng vọt. Nhà trường vui mừng chào đón hơn 3.400 tân sinh viên đã bước vào mái nhà chung Trường ĐH Mở Hà Nội.
Vinh danh thủ khoa tốt nghiệp năm 2020
Trong thư gửi các em tân sinh viên, tiến sĩ Trương Tiến Tùng khẳng định, giữa đại dịch, các em sinh viên và tân sinh viên chính là những người mạnh mẽ nhất, vươn lên trong học tập bằng sức trẻ và sự thích ứng với môi trường học tập mới ứng dụng công nghệ đào tạo trực tuyến.
Nhân dịp này, Trường ĐH Mở Hà Nội đã vinh danh, khen thưởng 39 sinh viên đứng đầu các ngành đào tạo là các thủ khoa tốt nghiệp và thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2020.
Theo TS Trương Tiến Tùng, hệ sinh thái công nghệ của Trường Đại học Mở Hà Nội là môi trường để học viên, sinh viên phát huy tối đa năng lực, tiếp cận và nắm vững công nghệ, sẵn sàng chinh phục tương lai. Hệ sinh thái công nghệ bao gồm hệ thống hỗ trợ học tập, nghiên cứu, các tiện ích, dịch vụ (miễn phí) dành cho sinh viên với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ người học được tốt hơn.
Lần đầu tiên có quy định đào tạo liên kết trực tuyến với trường nước ngoài Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư Quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Chân dung 3 thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được bổ nhiệm năm 2020 Theo đó, cơ sở đào tạo Việt Nam...