Giáo dục đạo đức, lối sống: Cần “thông suốt” nhận thức trong giáo viên
“Đa số các thầy cô giáo vẫn đang nỗ lực để làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhưng thường là tự phát, tùy hoàn cảnh cụ thể.
Vì thiếu tính cụ thể và bài bản nên giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thường “mạnh ai nấy làm”, “không làm không sao”, “có thi lối sống đâu mà lo”. Vậy nên, đầu tiên là cần “thông suốt” nhận thức trong giáo viên về chú trọng, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh”.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội)
Đó là quan điểm của cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới GD&ĐT.
Bắt đầu từ những người làm thầy
Cô Nguyễn Thị Nhiếp cho rằng: Sẽ không thể có hiệu quả trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh khi ta dạy đạo đức bằng cách giảng giải, bởi đạo đức được hình thành qua rèn rũa và trải nghiệm. Học trò thường ít làm theo khi nghe ta nói, nhưng lại làm theo khi được trải nghiệm, đặc biệt là khi nhìn thầy cô làm.
Nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường ta thường gặp, đó là: Năm điều Bác Hồ dạy; Tiên học lễ – Hậu học văn; Thi đua dạy tốt – học tốt; Tất cả vì học sinh thân yêu; Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo,… và nghĩ đến 5 phẩm chất của chương trình giáo dục phổ thông mới (Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực và Trách nhiệm), soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, cô Nhiếp cho rằng, còn thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên.
Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa chia sẻ: Năm điều Bác Hồ dạy, lời đầu tiên là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Thế nhưng, khi nghe tiếng nhạc Quốc ca, thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học sinh rằng yêu Tổ quốc từ những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc ta ta dừng lại, nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim mình.
Khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt – học tốt”, nhiều thầy cô nỗ lực, kiên tâm để có những kết quả đáng nể phục. Nhưng cũng không ít thầy cô thi đua theo thời vụ, hoặc bắt phải thi đua và đôi khi lại là ganh đua.
Khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhiều thầy cô mẫu mực từng giờ lên lớp, từng lời ăn tiếng nói, mày mò tự học, hết sáng tạo này lại sáng tạo khác để có những bài giảng hay, hấp dẫn, là tấm gương sáng cho học trò, cho đồng nghiệp noi theo. Nhưng còn không ít thầy cô lười đọc, rất ngại tự học, hay chê bai và bàn lùi với đổi mới.
“Chúng ta sẽ không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hằng ngày. Việc nêu gương đạo đức, lối sống chính là việc thầy cần trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn” – cô Nguyễn Thị Nhiếp bày tỏ
Phải gắn với thi cử
Cho rằng, hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải gắn và tương đồng với thi cử ở tất cả các khối lớp, cô Nguyễn Thị Nhiếp chia sẻ: Thực tế, các môn học – dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, có thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như dạy người người ta luôn phải “thi” suốt đời là lối sống và ứng xử lại chưa được chú trọng.
Có thể khẳng định rằng giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của con người.
Ta thường nói “học chữ song song với học làm người” hoặc “dạy người thông qua dạy chữ” chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Cần có sự chỉ đạo, bắt đầu ngay và ở tất cả các lớp ở nhà trường hiện nay.
Video đang HOT
Cũng theo cô Nhiếp, giáo dục lối sống thực ra không thể làm là được ngay kết quả, nó cần quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng. Quan niệm chỉ học đạo đức lối sống khi chương trình sẵn sàng, chờ đồng bộ… là quan niệm sai lầm bởi mỗi một lứa học sinh là ta mất một thế hệ con người Việt Nam bị khuyết thiếu về đạo đức lối sống.
“Có thể đề xuất, lực lượng dạy đạo đức lối sống hiệu quả nhất là giáo viên chủ nhiệm, tránh chỉ nghĩ đó là việc của những giáo viên dạy các bộ môn xã hội. Mỗi giáo viên dù dạy môn gì cũng tự tỏa sáng từ trong cốt cách của mình đã là đang dạy đạo đức, lối sống. Tổ chức Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên cũng có thể tổ chức sáng tạo, tích cực với những bài học nếp sống và định hướng hình thành lối sống cho học sinh. Nhà trường chủ động tổ chức các chuyên đề về đạo đức lối sống cho học sinh và mời cha mẹ học sinh (cấp độ lớp/trường) là một giải pháp rất hiệu quả” – cô Nhiếp nếu giải pháp.
“Trong công tác giáo dục học sinh, người làm thầy có tâm với nghề luôn hiểu việc sâu sát, nắm chắc đối tượng là quan trọng, nhưng giáo viên có tầm thì biết rằng sâu sát kiểu cơ học sẽ không làm chuyển biến từ gốc trong suy nghĩ, nếp sống, tình cảm của học trò. Điều quan trọng là người thầy hiểu sự biện chứng và biết kết hợp và giữa sâu sát cụ thể với khái quát rộng mở để xây dựng kế hoạch giáo dục và chủ động suốt hành trình giáo dục ấy”.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Lý giải nguyên nhân nhiều hiệu trưởng không cho giáo viên bốc thăm lớp?
Trong thực tế, không phải giáo viên cứ có năng lực là được xếp vào lớp "ngon". Muốn vào chủ nhiệm những lớp này, không ít thầy cô cũng buộc phải "chạy".
Ngoài "chạy trường" còn nhiều kiểu "chạy" khác trong trường học.
Hiện tường chạy trường, chạy lớp diễn ra nhiều ở khu vực đô thị (Ảnh minh họa: sggp.org.vn)
Chuyện "chạy" trường thì gần như ai cũng hiểu. Người "chạy" bây giờ phải đầy đủ nội lực mới cầm chắc phần thắng trong tay.
Bởi như nhiều người thường nói thời buổi "mật ít ruồi nhiều".
Chạy được cho con vào trường, có phụ huynh cho rằng như thế là xong.
Và thế là họ lại "bình chân như vại" mà không biết rằng cuộc chiến "chạy" vẫn chưa hề kết thúc.
Tình trạng "chạy lớp", "chạy thầy" hiện vẫn xảy ra ở cả 3 cấp học. Ở bài viết này chỉ phản ánh việc 'chạy" ở bậc tiểu học.
"Chạy" lớp, "chạy" thầy
Không ít phụ huynh có con học bậc tiểu học cho biết, muốn con học lớp "ngon", thầy cô dạy "ngon" thì phụ huynh phải chạy.
Thường thì trong trường tiểu học có 5 khối lớp sẽ có 5 lớp "ngon" và đương nhiên cũng có 5 giáo viên "ngon" được xếp vào dạy.
Lớp được định nghĩa là "ngon" theo nhiều người cho biết, đó gần như là lớp chọn của khối.
Sự "ngon" còn thể hiện ở việc học sinh nào cũng nổi trội về gia thế như ba mẹ làm to hoặc gia đình có điều kiện kinh tế vượt trội.Những em được chọn vào lớp này đa phần nhìn rất "sáng sủa".
Thầy cô "ngon" theo cách nói gọn của nhiều người. Nhưng sự "ngon" chưa hẳn đã là dạy tốt.
Bởi, dạy tốt nhưng không nằm trong sự ưu ái của hiệu trưởng, nói thẳng ra là không cùng 'phe, cánh" cũng chẳng bao giờ được hiệu trưởng xếp vào dạy.
Giáo viên dạy giỏi trong mắt đồng nghiệp chúng tôi, phải là học sinh yếu kém dạy trở nên giỏi mới tài.
Nhưng học sinh vốn có năng lực sẵn, giáo viên dạy các em xếp loại giỏi cũng thường thôi.
Thế nhưng với phụ huynh, thấy con được xếp loại giỏi mặc nhiên khen thầy cô ấy dạy giỏi và ngược lại.
Thế là muốn cho con vào học lớp tốt nhất khối đương nhiên phụ huynh phải biết "chạy".
Giáo viên cũng "chạy" vào lớp "ngon"
Muốn vào chủ nhiệm những lớp này, không ít thầy cô cũng buộc phải "chạy".Trong thực tế, không phải giáo viên cứ có năng lực là được xếp vào lớp "ngon".
Vì sao, giáo viên lại sẵn sàng bỏ ra một số tiền để làm việc này? Dạy lớp nào mà chẳng được?
Lớp "ngon" khác lớp thường. Phần lớn lớp "ngon" học sinh học tốt và đều hơn.
Giáo viên dạy những lớp này cũng đỡ mất nhiều công kèm cặp.
Một điều vô cùng lợi nữa do kinh tế gia đình của phần đông học sinh trong lớp đều ở mức khá.
Vì vậy, những thầy cô giáo dạy nơi đây sẽ được hưởng nhiều bổng lộc.
Một số giáo viên hiện dạy ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh nói rằng:
"Một cái Tết 20/11 có thầy cô nhận được vài chục triệu tiền phong bì phụ huynh biếu. Ngoài ra còn mĩ phẩm, nước hoa ngoại, túi xách, quần áo hàng hiệu...
Một năm có đến mấy lần giáo viên được nhận quà như 20/11, Tết tây, Tết ta, ngày sinh nhật, 30/4 và 1/5.
Chỉ nhẩm sơ sơ bổng lộc có khi bằng cả năm lương đi dạy của một người có thâm niên vài chục năm.
Chưa hết, do điều kiện kinh tế khá giả, thế nên phụ huynh ở những lớp này rất chịu cho con đi học thêm.
Có gia đình còn yêu cầu thầy cô kèm đặc biệt theo kiểu kèm thêm ngày thứ Bảy và Chủ nhật mà thù lao có khi lên tới cả tháng lương.
Giải pháp nào xóa bỏ kiểu bất công này?
Hiệu trưởng tự mình phân công, sau đó chỉ thông quan hiệu phó, công đoàn lấy lệ.Nhiều hiệu trưởng luôn lấy quyền của mình để ấn định học sinh vào lớp nào cũng như giáo viên nào mới được vào dạy những lớp ấy.
Và nếu ai có ý kiến cũng không thể thay đổi được gì.
Thế nên dẹp bỏ sự độc đoán trong cách làm chỉ còn cách công đoàn yêu cầu tôn trọng quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh và cả giáo viên.
Số lượng học sinh sẽ được chia ngẫu nhiên về các lớp.
Sau đó, công khai buổi bốc thăm lớp dạy cho giáo viên trước hội đồng (trước đó Ban giám hiệu đã phân công giáo viên theo khối).
Làm cách này sẽ không thể ưu ái cho "phe cánh" của mình vào dạy những lớp trọng điểm.
Cách trên chỉ áp dụng khi tổ chức công đoàn trong nhà trường đủ mạnh để có tiếng nói.
Bằng không, hiệu trưởng sẽ thẳng tay thao túng, tuyệt đối không đồng ý xếp lớp theo danh sách ngẫu nhiên và không cho giáo viên bốc thăm lớp dạy.
Và việc chạy lớp, chạy thầy vẫn tiếp tục xảy ra gây nên sự bất công bằng cho học sinh và chính các thầy cô giáo.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net.vn
Chủ tịch Hà Nội nói xét tuyển, các huyện vẫn đồng loạt bắt giáo viên thi tuyển Mặc dù Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã phát biểu trước sóng truyền hình: Xét tuyển giáo viên hợp đồng; nhưng các huyện vẫn đồng loạt tổ chức thi tuyển viên chức. Chủ tịch Thành phố nói xét tuyển, Huyện yêu cầu có văn bản mới thực hiện Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, trong ngày 9/7/2019, tại...