Giáo dục đạo đức HSSV bằng môi trường văn hóa
Thời đại internet, khi những “bẫy” văn hóa “độc” luôn sẵn sàng để HSSV tiếp cận thì việc hướng những đối tượng này tới những hoạt đông giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn trở lên vô cùng quan trọng.
TS, Lê Thị Bích Hông – Ban Tuyên giáo Trung ương khi nghiên cứu đề tài “Những biến đổi lệch lạc trong đạo đức, lối sống của HSSV hiện nay – thực trạng và các giải pháp khắc phục” đã nêu ra 11 vấn đề về thực trạng biến đổi trong đạo đức, lối sống của HSSV, trong đó, vấn đề đầu tiên là đời sống văn hoá HSSV diễn biến theo chiều hướng phức tạp, có nhiều sự lựa chọn khi tiếp cận các giá trị văn hoá.
TS.Hồng dự báo, xã hội hiện đại, khả năng đáp ứng của gia đình sẽ thu hẹp và điều kiện xã hội sẽ tích cực tạo cơ hội tối đa để thoả mãn sự phát triển của thanh niên HSSV. Cuộc đấu tranh về ý thức hệ cũng sẽ diễn ra gay go và quyết liệt hơn, khi các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước muốn tranh thủ một bộ phận thanh niên HSSV châm tiên, lêch lạc trong đạo đức, lôi sông bằng cách sử dụng lối sống thực dụng, ích kỷ, phi nhân tính…tăng cường đưa những sản phâm văn hóa đôc hại, đồi trụy, phản văn hóa…để từng bước làm biến chất thanh niên HSSV. Lối sống và nhân cách sống của thanh niên HSSV trong những năm tới sẽ khác xa với thời kỳ trước đây và hôm nay.
Những hoạt đông giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn giúp thanh niên HSSV tránh được những cạm bây (Ảnh Giáo dục & Thời đại)
Video đang HOT
“Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa lớn, nhưng số đông HSSV ít được tiếp cận với các chương trình nghệ thuật. Những thiết chế văn hóa chung phục vụ nhu cầu giải trí của HSSV quá ít. Cũng vì thế, nhiều HSSV thiếu “mặn mà” với các loại hình nghệ thuật, các hoạt động tập thể; tham gia các hoạt động đoàn thể gần như bắt buộc, hình thức. Vô hình chung sự “bỏ qua” ấy đã tạo thành thói quen thờ ơ với các hoạt động nghệ thuật mang tính giáo dục thẩm mỹ” – TS Hồng nhận định.
Vì vậy, một trong những giải pháp là cần tăng cường các hoạt đông văn hóa tại các Trung tâm văn hóa thanh niên cho HSSV. Hướng họ tới những hoạt đông giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn đê thanh niên HSSV tránh được những cạm bây, nọc đôc của những sản phâm văn hóa đôc. Khi mặt bằng thưởng thức văn hóa nói chung được nâng cao, thì sự cảm thụ nghệ thuật trong HSSV sẽ có những chuyển biến tích cực. Đây là một chính sách lớn cần phải làm khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Gần đây, những bô phim, trò chơi phát sóng trên Đài Truyên hình Viêt Nam, như: Nhât ký Vàng Anh, Bô tứ 10H, SV96 trở lại năm 2011, Đường lên đỉnh Ôlimpia…đã quan tâm dành riêng cho chính thanh niên HSSV. Tuy nhiên, dù đã xuât hiên tác phâm dành cho tuôi mới lớn nhưng chưa chú ý đên tính văn hóa, thuân phong mỹ tục của người Viêt, nên vân đê nhiêu yêu tô nhạy cảm trong phim không phù hợp với tâm lý lứa tuôi.
Bên cạnh đó, xây dựng tốt đời sống văn hoá trong trường học là một trong những nhóm giải pháp quan trọng, là việc làm cần thiết đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội; sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc phối hợp chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
TS.Hồng cho rằng, các hoạt động văn hóa chỉ có thể tác động trực tiếp đến sinh viên khi trường quan tâm tô chức các hoạt đông văn hóa, thê dục thê thao… Các trường đại học, cao đẳng, trung câp thường đóng trên địa bàn thành phố lớn, nên ngoài giờ học tập trên lớp, SV còn tham gia nhiêu hoạt đông ở bên ngoài, như học ngoại ngữ, tin học, làm việc thêm để mưu sinh, giúp đỡ gia đình. Dù môt bô phân SV ít có thời gian, điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa ở trường, nhưng nhà trường phải chủ đông tô chức nhiêu hoạt đông thu hút họ tham gia. Thêm nữa, phải bô sung tiêu chí đánh giá SV qua các hoạt đông do nhà trường tô chức, như: Văn hóa, văn nghê, thê dục thê thao, hoạt đông xã hôi từ thiên (Đên ơn đáp nghĩa, Ngày vì người nghèo, Hiên máu tình nguyên…)…
Phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho việc học tập, ăn ở và hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho SV; tổ chức nhiều loại hình câu lạc bộ phù hợp với tuổi trẻ để thu hút được nhiều HSSV tham gia; định kỳ thông báo chính trị, thời sự cho SV; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa các cấp lãnh đạo với SV nhằm lắng nghe những tâm tư của họ, kịp thời giải quyết các chế độ chính sách và những yêu cầu chính đáng của họ.
Cùng với đó, khuyến khích sự đóng góp, hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng các thiết chế văn hoá trường học; phối hợp cùng địa phương xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh (quản lý dịch vụ văn hóa, truy quét các sản phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội…); tổ chức các sinh hoạt văn hoá lành mạnh trong các trường học; kêu gọi văn nghê sĩ biêu diên vì thê hê trẻ HSSV.
Việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong ý thức đạo đức, văn hoá của HSSV, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc phát triển và sử dụng nguồn lực quý này. Vì thế, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết và cần được toàn xã hội, nhà trường và gia đình quan tâm. Theo đó, vấn đề đặt ra là cần thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống văn hóa trong SV theo những tiêu chí phù hợp để HSSV có bản lĩnh văn hoá, đủ sức tự đề kháng trước những tiêu cực nẩy sinh trong đời sống tinh thần xã hội trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Theo NN (Giáo dục & Thời đại)
Hợp đồng 'ma' và cạm bẫy bóc lột của showbiz
Gần đây, một thí sinh từng tham dự cuộc thi ca hát nổi tiếng ở Trung Quốc đã tiết lộ về loại hợp đồng trói buộc sự nghiệp của các ca sĩ trẻ muốn thành danh từ các công ty quản lý và môi giới trong showbiz Hoa ngữ.
Hiện tại ở Trung Quốc xuất hiện vô số các cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát, ngoài các chương trình mang thương hiệu quốc tế được các đài địa phương mua lại bản quyền như Idol, The Voice, X- Factor...thì có không ít những cuộc thi tự phát có quy mô và danh tiếng không hề nhỏ. Đấy chính là những bàn đạp giúp cho các bạn trẻ thực sự có tài năng tỏa sáng, đồng thời là nơi nung nấu giấc mộng nổi tiếng của không ít người kém tài nhưng có lợi thế ngoại hình được đứng trên sân khấu.
Ca sĩ trẻ dễ mắc phải những hợp đồng ma chói chặt sự nghiệp của họ trong vòng 10 - 14 năm.
Những cuộc thi tìm kiếm âm nhạc có sức lan tỏa và thừa khả năng để đưa tên tuổi một người trẻ trở nên nổi tiếng, dù người đó có thực lực hay không. Cách nổi tiếng của những người này được truyền thông quen gọi là "nổi tiếng sau một đêm". Dù vậy, trên thực tế, có không ít người sau khi đăng quang bước ra khỏi cuộc thi lại trở nên mờ nhạt, họ gần như dậm chân tại chỗ hoặc biến mất hoàn toàn khỏi làng giải trí. Số ít khác lại bi-đát hơn khi dính phải hợp đồng với các công ty âm nhạc, thu âm hay giải trí có thời hạn từ 10 - 14 năm để đổi lại danh tiếng trong kìm kẹp.
Dẫn chứng về sự việc trên, trang giải trí Sina nổi tiếng của Trung Quốc đề cập đến nam ca sĩ Lâm Cách - một người có nhiều kinh nghiệm tại các cuộc thi ca hát và tìm kiếm tài năng âm nhạc ở Trung Quốc.
Lâm Cách đã "chinh chiến" nhiều với các cuộc thi cũng với hy vọng đổi đời, tỏa sáng và theo anh, dù nhận được nhiều lời mời gọi từ phía các công ty ghi âm, công ty quản lý ca sĩ, anh đều lắc đầu từ chối.
Lâm Cách giải thích: "Loại hợp đồng mà các công ty này đưa ra gần như một cái bẫy, chỉ cần ký là bạn trở thành người của họ với thời gian từ 10 - 14 năm. Hơn nữa, trong hợp đồng không hề có một kế hoạch hay chiến lược chi tiết, cụ thể về sự nghiệp ca hát trong tương lai cho ca sĩ, chỉ đơn giản là những lời hứa kiểu như sẽ ra album trong vòng 3 - 5 năm và không hề nói rõ khi nào bạn sẽ thành danh, đương nhiên cũng có thể là chẳng bao giờ bạn nổi tiếng cả".
Theo cách nhìn nhận của Lâm Cách, loại hợp đồng này thực sự là một sợi dây chói chặt ca sĩ trẻ với công ty quản lý. Khi đã là người của họ thì ca sĩ sẽ không được đưa ra quyết định hay lựa chọn của chính bản thân.
"Những ca sĩ vào tay họ sẽ giống như gà đẻ trứng vàng, họ vắt kiệt sức lực của bạn để mang lại lợi nhuận, bắt lao động bao nhiêu thì bạn phải hy sinh bấy nhiêu. Việc ký hợp đồng này không khác một canh bạc, do đó rốt cục thì tôi chọn cách là một ca sĩ tự do", Lâm Cách tâm sự.
Tại các cuộc thi tài năng âm nhạc, thường các công ty ghi âm, quản lý ca sĩ sẽ chú ý đến những thí sinh có cá tính, giọng hát hay phong cách lạ. Họ cũng khá mặn mà với thí sinh được bầu chọn và yêu thích nhất từ phía khán giả, đặc biệt là những vị trí top 3 hay quán quân của cuộc thi.
Những hợp đồng được cho là không rõ ràng rất dễ trở thành cái bẫy cho những người trẻ mới bước ra từ các cuộc thi dính phải. Đây có lẽ là điều đáng tiếc và là bài học lớn cho các bạn trẻ nuôi mộng nổi tiếng ý thức về cái giá mà họ sẽ có thể hứng chịu khi đối diện với những "hợp đồng ma" từ các công ty quản lý âm nhạc ở Trung Quốc.
Theo Giáo dục
"Ngủ với anh, tôi có tiền không?" Nghĩa thấy người đàn bà sang trọng ấy, và thấy Thu - người yêu anh đang để một lão già ôm eo, sờ soạng. Nghĩa và Thu sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo quanh năm bão lũ, mất mùa. Hai người là hàng xóm, chơi với nhau từ thuở nhỏ xíu, lớn lên họ hẹn ước sẽ nên duyên...