Giáo dục đạo đức học sinh qua tuyên truyền sinh động biên giới, hải đảo
Thông qua các hoạt động tuyên truyền về biên giới, hải đảo, ngành Giáo dục tỉnh Kiên Giang có những giải pháp thiết thực để giáo dục lý tưởng Cách mạng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước cho học sinh.
Hội nghị thông tin tuyên truyền biển đảo năm 2021 tại Trường THPT Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: CTV.
Đa dạng hoạt động giáo dục biên, đảo
Với đặc thù là tỉnh biên giới, có vùng biên rộng, nhiêu đảo, trong đó có nhiêu đảo tiên tiêu quan trọng của Tô quôc nên Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang xác định việc tuyên truyên giáo dục biên, đảo là một trong những nội dung trọng tâm của công tác tuyên truyên, giáo dục cho học sinh.
Thực hiện Quyêt định sô 1501 của Thủ tướng, Sở GD&ĐT Kiên Giang đã triên khai nhiêu nội dung, giải pháp hiệu quả, thiêt thực đê tuyên truyên giáo dục lý tưởng Cách mạng, đạo đức, lôi sông, lòng yêu nước cho học sinh. Trong đó, nổi bật nhất là giải pháp giáo dục lý tưởng Cách mạng, đạo đức, lôi sông, lòng yêu nước cho học sinh thông qua hoạt động tuyên truyên vê biên giới, hải đảo.
Qua đó ngành giáo dục học sinh vê vị trí, vai trò chiên lược biên, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quôc; Khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy sức mạnh tông hợp của toàn dân tộc; Tạo chuyên biên trong hành động, góp phân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triên kinh tê biên, gắn với bảo vệ chủ quyên biên, đảo thiêng liêng của Tô quôc.
Để duy trì và thực hiện tốt công tác này, những năm qua, Sở đã chỉ đạo các trường thường xuyên tô chức các hoạt động tuyên truyên, giáo dục thông qua các buôi chào cờ đâu tuân, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, chi đội, tô chức đô vui trong các hoạt động, sự kiện, phong trào của nhà trường.
Đặc biệt, Sở đã phôi hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải Quân tô chức các buôi sinh hoạt, tìm hiêu biên đảo cho học sinh một sô trường trong tỉnh và định kỳ phối hợp quân sự địa phương tô chức các buôi nói chuyện chuyên đê vê chiên lược quôc phòng an ninh, tình hình an ninh thê giới trên biên, tình hình Biên Đông tại các trường trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở cũng duy trì tổ chức hội thi vẽ tranh về biển, đảo quê hương cho học sinh tiểu học; hội thi tìm hiểu về biển, đảo quê hương cấp THCS, THPT; hội trại giao lưu giữa học sinh THPT với lực lượng vũ trang ở biên giới, hải đảo nhân ngày thành lập Bộ đội Biên phòng Việt Nam; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; tổ chức thi viết về biển, đảo Kiên Giang.
Video đang HOT
Giáo dục trực quan
Nhà giáo Nguyễn Xuân Thưởng, Hiệu trưởng Trường THPT Kiên Hải (huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang) cho biết: Xác định được tầm quan trọng trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo và lòng yêu nước cho học sinh, thông qua các tiết học địa lý, lịch sử…, giáo viên nhà trường đã lồng ghép chủ đề biển, đảo bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú theo từng chủ đề, chủ điểm, gắn với từng môn học, bài học.
Không chỉ trong các tiết học mà các hoạt động ngoại khóa cũng gắn với những nội dung này. Đặc biệt, nhà trường cũng mời các cán bộ Đồn Biên phòng Hòn Sơn trực tiếp nói chuyện về biển, đảo, minh họa qua các hình ảnh trực quan đã giúp cho học sinh có thêm kiến thức cơ bản, qua đó bồi đắp thêm tình yêu biển, đảo cho các em.
Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên tuyên truyên, giáo dục trong học sinh ý thức bảo vệ môi trường biên, tô chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, thu nhặt rác tại các bãi biên trên địa bàn huyện. Tổ chức tuyên truyền và vận động các em học sinh tham gia các cuộc thi viêt tìm hiêu vê biên, đảo Việt Nam do Sở tổ chức hằng năm.
Em Nguyễn Văn Thêm, học sinh lớp 11, Trường THPT Kiên Hải chia sẻ: Qua những bài học về Địa lý, Lịch sử địa phương, các thầy cô đã giúp cho em biết nhiều hơn về biển đảo ở địa phương em và biển đảo ở Việt Nam. Đồng thời qua những câu chuyện và các buổi giao lưu chia sẻ với các chú bộ đội biên phòng đã giúp em hiểu hơn về cuộc sống và nhiệm vụ giữ gìn biên giới biển của các chú bộ đội ở quê hương.
Hiện các trường học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã chủ động ký kêt nghĩa với các đơn vị hải quân, quân đội đóng quân trên địa bàn đê tăng cường tinh thân đoàn kêt, sự quan tâm chia sẻ những khó khăn của các chiên sĩ, bộ đội và phôi hợp trong công tác giáo dục lòng yêu thương quê hương, đât nước cho học sinh.
Định kỳ hằng năm Sở phôi hợp với Tỉnh đoàn, Quỹ học bông Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” trao học bông cho các em học sinh đông bào dân tộc thiêu sô, con em của cán bộ, chiên sĩ Bộ đội Biên phòng đang công tác tại Kiên Giang… Qua 5 năm thực hiện tỉnh đã tô chức trao trên 1.100 suât, kinh phí trên 1 tỷ đông.
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh: Giáo viên phải là "nhà tâm lý"
Để giáo dục đạo đức cho những học sinh bị coi là "khó bảo", nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã tăng cường dạy kỹ năng, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm khơi dậy phần "thiện" trong các em.
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh trong trường học bằng những tiết chào cờ đầu tuần (ảnh: Minh họa).
Đạo đức, lối sống của một số bộ phận không nhỏ học sinh đang là vấn đề nhức nhối với các gia đình, nhà trường và xã hội. Các cụ việc liên quan đến biểu hiện, hành vi vi phạm đạo đức, thiếu chuẩn mực của giới trẻ gia tăng đáng kể.
Ông Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Bám sát nội dung, mục tiêu của Nghị quyết, trong thời gian qua, ngành giáo dục Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt quan tâm, chú trọng nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc.
Tại trường THPT Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên), công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh được nhà trường thực hiện và duy trì thường xuyên hiệu quả. Không chỉ triển khai đồng bộ việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các bộ môn văn hóa, nhà trường còn đẩy mạnh các hoạt động, mô hình, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" để thu hút học sinh tham gia, rèn luyện.
Thầy Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: "Tại nhà trường, hoạt động "Giờ chào cờ bổ ích" với hình thức sân khấu hóa tuyên truyền về các chủ đề phòng, chống bạo lực học đường, nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử; tuyên truyền về an toàn giao thông; tuyên truyền ngày pháp luật; cách sử dụng mạng xã hội an toàn... được duy trì đều đặn hằng tuần.
Các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về việc hình thành, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh được tổ chức thường xuyên tại mỗi lớp học và trường học. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, tham quan di tích lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố cũng được nhà trường đẩy mạnh".
Từ đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.
Cũng theo thầy Quang, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh tại nhà trường không chỉ phụ thuộc vào đối tượng mà còn vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm và cả tấm lòng, ý chí quyết tâm của giáo viên trong lựa chọn phương pháp giáo dục. Cần linh hoạt, sáng tạo và mềm mỏng.
Tổ chức các cuộc thi về hội họa, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, lịch sử đất nước, con người Việt Nam.
Cũng theo thầy Nguyễn Văn Quang, chính các giáo viên phải kiên trì chấp nhận những mặt yếu kém của học sinh, khích lệ các em tiến bộ. ể giáo dục đạo đức cho những học sinh vốn bị coi là "khó bảo", trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động nhằm khơi dậy phần "thiện" trong các em.
Thầy Quang chỉ ra vị dụ, mấy năm gần đây nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường. Cán bộ tư vấn tham gia các hoạt động tập thể cùng học sinh để một mặt tạo sự gần gũi và phát hiện những vấn đề về tâm lý của các em, từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp hỗ trợ, giáo dục.
Nhiều học sinh bố mẹ đi nước ngoài, giao lại con cho ông bà, cô bác nuôi dưỡng, thiếu sự chăm sóc, gần gũi nên dẫn đến chơi bời, tụ tập các quán xá rồi uống rượu, hút thuốc. Chính các giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải đích thân gặp gỡ, làm công tác tư tưởng, tâm lý đối với những em đó.
"Phải xem học trò như con mình, vừa yêu thương vừa trách nhiệm thì mới có thể chạm vào nỗi niềm riêng của các bạn, lúc đó tìm cách tháo gỡ dần những cái chưa được mà các bạn đang mắc phải" - thầy Quang chỉ rõ cách làm của giáo viên tâm lý.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, cho biết: Cùng với thực hiện tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các đơn vị, ngành như đoàn thanh niên, công an... ngành giáo dục chủ động bổ sung các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học với cả giáo viên và học sinh thông qua chính kết quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống.
Sở giáo dục cũng đang kiện toàn đội ngũ, xây dựng các phòng chính trị - tư tưởng từ Sở đến cơ sở để tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, chấn chỉnh học sinh trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống.
"Tin tưởng, với sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, xây dựng thế hệ trẻ có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước trong thời kỳ mới" - ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Tự hào ngôi trường mang tên cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập Những ngày tháng 4 lịch sử, trên mảnh đất anh hùng và nhân ái, thầy trò Trường THPT Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đang sôi nổi phong trào thi đua dạy tốt, học tốt hướng tới kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Tâm huyết, trăn trở của các thầy cô giáo trong mỗi...