Giáo dục đạo đức học sinh: Đề cao vai trò GV chủ nhiệm
Các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông hiện nay khá đa dạng và phong phú, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Lực lượng chính làm công tác này là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi GV.
Cần tôn trọng các em, tạo được niềm tin động lực cho các em phấn đấu hoàn thiện. Ảnh: Nguồn INT
Vai trò chủ đạo trong GD
Đề cao vai trò của GVCN trong việc GD đạo đức cho HS, cô giáo Trịnh Thị Hợp, Trường THPT Sa Đéc (Đồng Tháp) cho rằng: GVCN là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục HS, là người thực hiện sự phối hợp liên kết bền chặt với GV bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa gia đình – nhà trường – xã hội.
Vì vậy, GVCN cần có sự kiên trì, tâm huyết với nghề, phương pháp chủ nhiệm tốt từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng HS, HS có hoàn cảnh khó khăn… đến việc xử lý tình huống. Bên cạnh sự nghiêm khắc, cần có tấm lòng yêu thương, nhân hậu, biết cảm thông chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn. Cần tôn trọng các em, tạo được niềm tin động lực cho các em phấn đấu hoàn thiện.
Chia sẻ về vấn đề này, ThS Hồ Thế Dũng – Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cho rằng, GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp học, xây dựng tập thể HS thành một khối đoàn kết; Tổ chức các hoạt động cho HS trong lớp; Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của HS trong lớp; Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng GD.
ThS Hồ Thế Dũng đưa ra so sánh: “Nếu lớp học đối chiếu tương ứng với một trường học, GVCN giống như vừa là bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường, vừa là chủ tịch công đoàn vừa là bí thư đoàn, tổng phụ trách, vừa là GV bộ môn, vừa là nhà tâm lý học…
Tuy nhiên, GVCN hiện nay thực hiện những nhiệm vụ quá sức nặng với năng lực chuyên môn của mình. Vì GVCN vừa là nhà quản lý, vừa là chuyên gia tâm lý, vừa là người dạy học, trong khi đó họ, chỉ được đào tạo là GV đứng lớp giảng dạy mà chưa qua một lớp kỹ năng quản lý, tâm lý bài bản nào”.
Video đang HOT
Vẫn nhiều khó khăn, bất cập
Theo ThS Hồ Thế Dũng, trách nhiệm của GVCN là quá lớn, vừa chịu áp lực của hiệu trưởng, vừa chịu áp lực với phụ huynh. Ví dụ, khi nhà trường tổ chức đi cắm trại hay tham quan, trải nghiệm sáng tạo… thì mọi hoạt động đều phải do GVCN triển khai từ đơn vị lớp, bảo đảm an toàn cho HS từ ăn, ngủ đến đi lại… trong khi công tác chủ nhiệm còn là tiêu chí để đánh giá thi đua GV.
Không phải GVCN nào cũng có một phương pháp tốt để quản lý lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Trong khi đó nhà trường không thể giải ngay được bài toán về tỷ lệ GV/lớp, số tiết dạy của GV theo định mức/tuần với tổng số lớp. Vì vậy buộc phải sắp xếp những GV chưa có kinh nghiệm hoặc còn “đuối” về năng lực làm công tác chủ nhiệm. -ThS Hồ Thế Dũng
GVCN khó bắt kịp “thời đại @”, “thế hệ 4.0″ trong khi sự hợp tác, phối hợp từ gia đình ngày càng ít đi mà hầu như giao hết cho nhà trường. Hiện thực càng cho thấy GD gia đình đang dần bị mờ nhạt.
Đòi hỏi về yêu cầu, nhiệm vụ, năng lực của GVCN trong công tác GD ngày càng cao, GVCN còn được ví như một chuyên gia tâm lý, một nhà điều hành, người tổ chức hoạt động, sự kiện… Nhiều thế hệ GV đi trước hoặc kế cận vẫn còn nhiều người yếu về chuyên môn, kém về năng lực và thiếu hụt kỹ năng ngay từ thời học phổ thông.
Không phải “thợ dạy”
Cô và trò Trường MN May Kindergarten (Hà Nội). Ảnh: Xuân Phú
ThS Hồ Thế Dũng cho rằng, không có GV tốt thì không thể tạo ra một học trò tốt. Gói gọn trong nhà trường, việc dạy chữ, dạy người vẫn còn chưa thấu suốt, đặc biệt hơn khi bước vào hệ trung học, cụ thể là các lớp 10, 11, 12 khi mà HS và phụ huynh, thậm chí là nhà trường chỉ quan tâm đến các kỳ kiểm tra và kỳ thi. Vì vậy mà công tác GD đạo đức trong nhà trường vẫn còn bị xem nhẹ.
Để thực hiện mục tiêu GD, làm nên chất lượng GD phải là công việc của cả hệ thống. Nhưng người trực tiếp làm nên chất lượng GD, tác động lên quá trình hình thành, phát triển nhân cách người học thì chỉ có CBQL, GV giảng dạy, GVCN của mỗi nhà trường.
Nếu không khẳng định nêu cao vị trí của GVCN trong nhà trường phổ thông, chúng ta không thể yêu cầu họ hoàn thành sứ mệnh cao cả. Họ phải có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu GD mới.
GV phải có cái nhìn khác về tâm sinh lý cho HS thì mới có thể đáp ứng yêu cầu “GD cho mọi người”. Trước hết, họ phải là những nhà GD chứ không phải “thợ dạy” hay những “thợ dạy biết phê học bạ” như một số nhà giáo đã nói. Chỉ có xác định đúng mỗi GVCN phải là nhà quản lý, lãnh đạo tập thể HS, nhưng cũng là nhà GD có đủ tài năng sư phạm mới tác động hỗ trợ từng HS hoàn thiện phát triển nhân cách.
Để giải quyết tốt bài toán GVCN, ThS Hồ Thế Dũng cho rằng, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT cần mở ngay lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành GVCN. Các trường sư phạm phải có học phần làm công tác GVCN. Cần có chế độ đãi ngộ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ GV được phân công chủ nhiệm để phù hợp với vai trò, trách nhiệm mà họ đang đảm trách.
Một trong ba vấn đề mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 (do Bộ GD&ĐT tổ chức) là tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Phó Thủ tướng yêu cầu các nhà trường bám sát các khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tiên học lễ, hậu học văn”, và “5 điều Bác Hồ dạy”. Đề nghị huy động toàn xã hội cùng chung tay giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Trịnh Huyền
Theo GDTĐ
Xây dựng mô hình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV
Sáng nay, (13/9) tại Đà Nẵng, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên (Bộ GD&ĐT) tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp xây dựng, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV.
Hội thảo đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội và Mô hình Câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV.
Hơn 30 báo cáo tham luận tại Hội thảo đến từ các Sở GD&ĐT, trường ĐH, các nhà nghiên cứu, chuyên gia giáo dục... tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính: Nghiên cứu lý luận để định hình mô hình nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức lối sống HS; từ đó đề xuất mô hình, tiêu chí đánh giá và giải pháp phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS và mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho SV.
Thực tiễn vận hành mô hình nhà trường - gia đình - xã hội thông qua khảo sát diện rộng đối với 7 tỉnh, thành phố đại diện cho 7 vùng kinh tế của cả nước cũng được phân tích thấu đáo, cho thấy một số bất cập căn bản của thực trạng phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội hiện nay trong việc giáo dục đạo đức, lối sống HSSV.
Một số báo cáo đề cập đến các mô hình mang tính nổi bật, điển hình được các Sở GD&ĐT lựa chọn từ cấp tiểu học đến cấp trung cấp dựa trên sự đa dạng của các loại hình trường đến từ các vùng khác nhau trên cả nước như Cao Bằng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Trà Vinh... và các loại hình khác nhau như trường phổ thông dân tộc nội trú, trường liên cấp, trường chuyên ở các địa phương.
Đặc biệt ở bậc ĐH, CĐ có đa dạng các mô hình từ ĐH đào tạo chuyên ngành đến các trường ĐH đa ngành, ĐH đa vùng đặc trưng cho cả nước như ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên; các trường Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Bách khoa Hà Nội, Ngoại thương... Đây là những mô hình điển hình trong đạo đức, lối sống cho HSSV, nhất là công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống hiện nay.
Ngoài phiên chung, Hội thảo còn chia làm hai phiên thảo luận với các nhóm vấn đề: Thực trạng của công tác phối hợp hiện nay và đề xuất hoàn thiện mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống HSSV trong thời gian tới; Cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức hoạt động của mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội và Mô hình Câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV cũng như các giải pháp để nhân rộng mô hình nói trên.
Hội thảo do Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Ban chủ nhiệm Đề tài KHGD/16.20.ĐT. 024 thuộc Chương trình khoa học giáo dục cấp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 phối hợp tổ chức.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Xây dựng văn hóa học đường: Nhân lên những hành động đẹp trong môi trường giáo dục Trong phát biểu khai giảng năm học mới năm 2019-2020 tại trường THPT Sơn Tây, Hà Nội, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắn gửi thầy và trò cả nước: "Con người phải có đức, có tài mới đóng góp được cho đất nước, cho gia đình ấm no, hạnh phúc. Dạy chữ đã quan trọng rồi, dạy người, dạy đức, dạy...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Jungkook (BTS) ủng hộ 1 tỷ won cho công tác cứu trợ cháy rừng
Sao châu á
19:54:01 29/03/2025
G-Dragon phá vỡ khuôn mẫu của thần tượng K-pop
Nhạc quốc tế
19:51:40 29/03/2025
Nạn nhân mới nhất của "lời nguyền Oscar"?
Hậu trường phim
19:49:10 29/03/2025
IMF giải ngân 400 triệu USD hỗ trợ ngân sách cho Ukraine
Thế giới
19:48:38 29/03/2025
Mật danh: Kế toán - Bộ phim hành động mãn nhãn
Phim âu mỹ
19:46:44 29/03/2025
Cường Đô La đưa con gái rượu đi xem trường cấp 1: Soi học phí mới thấy đúng chuẩn "trường nhà giàu"
Netizen
19:24:42 29/03/2025
Nam diễn viên cưới vợ là fan cứng 20 năm, sắp đón con đầu lòng ở tuổi 52
Sao việt
18:43:49 29/03/2025
Những con giáp yêu hết mình nhưng không hề lụy tình, nâng lên được nhưng lúc đặt xuống lại hết sức phũ phàng
Trắc nghiệm
18:11:56 29/03/2025
5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ rau diếp
Sức khỏe
18:03:32 29/03/2025
Tự làm mặt nạ từ 2 nguyên liệu dễ tìm trong bếp
Làm đẹp
18:03:09 29/03/2025