Giáo dục đạo đức công dân cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay
“Đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên đang xuống cấp đến mức báo động; vẫn còn có hành vi vi phạm pháp luật, sa sút nhân cách,… là một trong những thách thức lớn đối với ngành giáo dục và cả xã hội”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu – bà Lâm Thị Sang đánh giá.
Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam vừa phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bạc Liêu tổ chức hội thảo “Nhà trường, gia đình và xã hội với giáo dục đạo đức công dân cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay” diễn ra tại tỉnh Bạc Liêu.
Hội thảo về giáo dục đạo đức công dân cho học sinh, sinh viên do Hội Khoa học Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam tổ chức, vừa diễn ra tại tỉnh Bạc Liêu.
Tại hội thảo, bà Lâm Thị Sang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên (HS-SV) đang xuống cấp đến mức báo động. Công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho HS-SV ở trường học cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu; vẫn còn một bộ phận HS-SV vi phạm pháp luật, sa sút nhân cách… là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục và cả xã hội.
Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó thấy rõ là công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa thật sự có hiệu quả. Công tác quản lý ở một số trường học còn bất cập, người đứng đầu chưa sâu sát, trách nhiệm chưa cao, một số cơ sở chưa phát huy tốt tính dân chủ, vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Cá biệt có những giáo viên có nghiệp vụ năng lực sư phạm còn yếu kém, thậm chí vi phạm các chuẩn mực của nhà giáo. Các hoạt động đoàn, đội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và cũng còn ảnh hưởng nhiều thông tin xấu, độc trên các trang mạng xã hội,…
“Tất cả những nguyên nhân đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục về nhận thức, tình cảm, hành vi, thói quen của HS-SV trong quá trình rèn luyện nhân cách của mình”, Phó Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu đánh giá.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu – bà Lâm Thị Sang nêu quan điểm: Việc giáo dục đạo đức công dân cho học sinh, sinh viên luôn cần thiết.
Video đang HOT
Theo bà Lâm Thị Sang, việc giáo dục đạo đức cho HS-SV là vấn đề không mới nhưng luôn cần thiết, thậm chí rất “ nóng” trong giai đoạn hiện nay.
Do vậy, việc làm rõ bản chất và xác định các giải pháp trong vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường là cấp thiết, để giúp HS-SV có những quan hệ ứng xử, giao tiếp tốt hơn. Bởi nếu làm không tốt thì hệ lụy của nó sẽ dẫn đến những vấn đề bất an trong cộng đồng, bất ổn trong xã hội.
“Qua hội thảo, chúng ta cần nhìn nhận lại vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm lo giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho HS-SV hiện nay.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác an ninh an toàn trường học, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp hơn, gắn với tăng cường giáo dục đạo đức trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và xây dựng tốt cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục”, Phó Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Kiều – Chủ tịch Hội Khoa học Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam cho rằng, cần xem lại quan điểm của thế hệ trẻ ngày nay khác xưa như thế nào, để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.
PGS.TS Trần Kiều – Chủ tịch Hội Khoa học Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam cho rằng, giáo dục phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Do đó, chúng ta phải xác định thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay so với thế hệ cùng trang lứa cách đây vài chục năm thì có những đặc điểm gì đáng lưu ý, đó mới là vấn đề quan trọng.
“Gia đình, nhà trường, xã hội phối hợp giáo dục và nhà trường đóng vai trò hạt nhân. Mỗi một lực lượng như thế họ cần giáo dục trẻ em theo những yêu cầu nào, nội dung gì, mục tiêu gì, cách thức gì cho phù hợp với đặc điểm đó, chẳng hạn như mục tiêu giáo dục đạo đức của gia đình có khi không trùng lặp mục tiêu giáo dục con người trong xã hội”, PGS.TS Trần Kiều đặt vấn đề.
Theo Chủ tịch Hội Khoa học Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, có ý kiến cho rằng mô hình “Con ngoan, trò giỏi, đội viên chăm” đã quá cũ. Bởi nếu không như vậy thì không hiểu phải muốn con thế nào, học trò thế nào, đội viên thế nào. Còn khẩu hiệu nhiều trường treo lên nhưng không ít ý kiến phản đối là “Tiên học lễ – Hậu học văn”, cho thấy trong quan điểm nội dung, cách thức giáo dục đã có vấn đề.
Có quan điểm cho thấy giáo dục gia đình có mấy loại, có gia đình bỏ mặc con, tức trách nhiệm gia đình kém; có gia đình quan tâm nhưng không biết cách quan tâm; có gia đình giáo dục con họ theo mục tiêu của chính họ và con họ chứ không phải mục tiêu quy luật xã hội. Còn giáo dục xã hội thì như thế nào, ai cầm trịch, giáo dục gì, tác động thế nào,… tất cả những cái này “nói nghe thì hay nhưng vào làm thì khó”.
“Chúng ta phải xem quan điểm của thế hệ trẻ khác ngày xưa như thế nào. Ví dụ một hệ giá trị nào đó mà chúng ta cho là rất tốt đối với chúng ta, thuyết phục chúng ta, nhưng đối với giới trẻ bây giờ thì chưa chắc. Do vậy, phàm giáo dục cái gì cũng thế, nếu không bám sát đặc điểm đối tượng thì dễ không có hiệu quả”, PGS.TS Trần Kiều nói.
Còn tiếp…
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
"Bới lông tìm vết" - thói phê bình vơi tình cạn nghĩa
Muốn trở thành một nhân cách chuẩn mực, hoàn thiện đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo những giá trị chân-thiện-mỹ; đồng thời phải có sự giáo dục, rèn luyện, dìu dắt của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và sự tương trợ, giúp đỡ, chia sẻ của đồng chí, đồng đội và nhân dân.
Ai tự tách mình ra khỏi tập thể, tổ chức, người đó khó có thể tiến bộ. Còn nếu người nào hay tự cho mình giỏi hơn người khác rồi có thái độ hãnh tiến, thiếu sự khiêm nhường, chừng mực cần thiết trong đối nhân xử thế và trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình, lại là một biểu hiện của thói "kiêu ngạo cộng sản".
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người, hiểu đúng về mình đã khó, đánh giá chính xác người khác còn khó hơn nhiều. Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, do đó khi xem xét, nhận định về nhân cách một con người, đòi hỏi phải có sự bình tĩnh, thận trọng, thấu đáo, khách quan. Bất cứ sự vội vàng, hời hợt, cẩu thả nào trong việc xem xét, đánh giá người khác cũng đều có thể gây ra những hệ lụy ngoài mong muốn cho cả những người phê bình và người được phê bình.
Một trong những nguyên tắc có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản đã được đúc kết là nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Đây cũng là một trong những chế độ sinh hoạt quan trọng được duy trì thành nền nếp của các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ. Không duy trì nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả chế độ này sẽ dẫn đến buông lỏng công tác lãnh đạo, làm suy giảm, thậm chí mất sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và là một trong những căn nguyên dẫn đến sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Ảnh minh họa. Nguồn: tuyengiao.vn
Tuy vậy, trong khi đa số tổ chức đảng, đảng viên đã làm đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tự phê bình và phê bình thì còn một số tổ chức đảng và đảng viên có biểu hiện lệch lạc trong thực hiện chế độ này. Đó là "Lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng"-một biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đã được chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII. Thời gian qua, nhờ làm tốt chế độ tự phê bình và phê bình trong các tổ chức đảng, nhất là sau khi có hai nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI (tháng 1-2012) và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII (tháng 10-2016), chúng ta đã phát hiện, chỉ ra được nhiều khuyết điểm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên để từ đó tìm phương "điều trị" và "chữa lành" những "ung nhọt" có thể làm hủy hoại phẩm chất đạo đức, nhân cách những chiến sĩ trong đội tiền phong của Đảng. Thông qua phê bình, giám sát và kiểm tra, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) đến nay, đã có hơn 53.000 đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật. Kết quả đó góp phần làm trong sạch nội bộ Đảng, qua đó góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.
Nếu như bệnh nịnh nọt, ton hót, bợ đỡ người khác có nguy cơ làm méo mó, biến dạng văn hóa chính trị, đạo đức công vụ trong bộ máy công quyền; thì việc nói xấu, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác không đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực cũng khiến cho nội bộ thêm lục đục, rối ren, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Dù tình trạng này diễn ra chưa phổ biến, nhưng cũng không còn là cá biệt. Cách đây chưa lâu, trong buổi tiếp xúc, trò chuyện với cử tri, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng đã tỏ ra băn khoăn, trăn trở khi thời gian càng gần đến đại hội đảng các cấp, tình trạng một số cán bộ, đảng viên nói xấu, phê phán với động cơ cá nhân hẹp hòi, viết đơn thư nặc danh tố cáo lẫn nhau xuất hiện ở một số tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương.
Những cá nhân lợi dụng phê bình để chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng thường mang thái độ thiên kiến, lòng dạ hẹp hòi, cố tình tìm ra sơ suất, sai sót của người khác theo kiểu "bới lông tìm vết", "vạch lá tìm sâu", rồi phân tích, mổ xẻ theo lối "chẻ sợi tóc làm tư" nhằm làm nghiêm trọng hóa vấn đề, mà thực chất là muốn hạ uy tín người khác trước tập thể. Có người lúc đầu thể hiện sự phê bình với mục đích đúng đắn, nhưng do thiếu phương pháp phê bình hợp lý, hợp tình, cá biệt có trường hợp tạo ra "dư luận giả" nhằm dồn đối tượng bị phê bình vào thế "chân tường" khiến hiệu quả phê bình không những không như ý muốn mà còn làm cho bầu không khí nội bộ của tổ chức, cơ quan, đơn vị thêm căng thẳng, nặng nề. Cũng vì xuất phát từ tâm địa nhỏ nhen, "không ưa thì dưa có dòi", có người lợi dụng phê bình để moi móc, mạt sát, hạ bệ người khác, biến mối quan hệ từ đồng chí đồng đội thành "đối phương, đối thủ" của nhau.
Nói đến thái độ, phương pháp tự phê bình và tự phê bình, rất cần nhắc lại quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này. Theo Bác, đã là con người ai cũng có tính tốt, tính xấu, ai cũng có ưu điểm, nhược điểm, ai cũng có cái thiện, cái ác ở trong lòng. Vấn đề là ở chỗ "ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng". Trong tâm niệm của Bác, phương pháp nhìn nhận, ứng xử với cái thiện, cái tốt và cái ác, cái xấu của con người phải vừa bảo đảm tính khoa học, vừa thể hiện tính nghệ thuật. Khoa học nghĩa là hiểu tâm lý con người ai cũng muốn được khích lệ cái tốt để phát huy, nảy nở, lan tỏa trong cuộc sống; nghệ thuật là ở chỗ phải tìm cách ngăn ngừa, đẩy lùi, hạn chế cái xấu ra khỏi mỗi con người thì cần tiến hành từ từ từng bước với thái độ chân thành, khôn khéo. Nếu người phê bình bày tỏ thái độ gay gắt, thái quá vừa dễ làm người bị phê bình xấu hổ, tự ti, vừa có thể để lại hội chứng tâm lý "để bụng, thù ghét" không đáng có trong tâm trí họ.
Rất am hiểu tâm lý người Á Đông nói chung, người Việt nói riêng là sống trọng tình, trọng nghĩa, vì vậy Bác Hồ căn dặn chúng ta: "Hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin được". Đặc biệt, trong Di chúc Bác viết năm 1969, ngay sau câu dặn dò: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng"; Người nhắc nhở chúng ta: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".
Như vậy, một mặt, Bác yêu cầu phải thường xuyên, nghiêm túc tự phê bình và phê bình ở trong Đảng, mặt khác, Người không quên căn dặn trong cuộc sống, sinh hoạt, ứng xử với nhau và trong tự phê bình và phê bình, mỗi cán bộ, đảng viên cần thể hiện tinh thần chân thành, cầu thị, nói sao cho lý lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ. Tự phê bình và phê bình chỉ trên cơ sở "tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" mới phản ánh, thể hiện đúng bản lĩnh, tư chất văn hóa của những người cộng sản. Đó là thông điệp mang tính tầm cao và chiều sâu nhân văn mà Bác Hồ đã gửi gắm cho hậu thế.
Người ta thường nói, đến như hai anh em song sinh giống nhau như giọt nước mà nhiều khi tính cách không giống nhau; huống chi là một tổ chức, cơ quan, đơn vị bao gồm hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn con người từ khắp các vùng miền với nhiều đặc điểm không giống nhau về thành phần xuất thân, tập quán, nếp nghĩ, nếp sống... Xuất phát từ tính chất đa dạng, phức tạp trong cá tính, đặc điểm nhân cách của mỗi con người, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên rất cần thể hiện thái độ đúng mực, phương pháp phê bình thấu tình đạt lý nhằm tạo điều kiện cho người khác đủ thấy khuyết điểm, sai sót của mình rồi tự giác, thành khẩn sửa chữa, khắc phục để ngày càng tiến bộ. Còn ai đó vẫn sa vào thói phê bình "nói cho bõ tức", "nói cho hả lòng hả dạ", nói như mắng mỏ, sỉ vả làm tổn thương tâm lý người khác là một lối phê bình vơi tình cạn nghĩa, từ đó làm rạn nứt mối quan hệ đồng chí đồng đội, gây mất đoàn kết nội bộ và suy giảm sức mạnh thống nhất của tập thể, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
QĐND
Theo nguoilambao
Soi lại khẩu hiệu ngành giáo dục Ngành Giáo dục có rất nhiều khẩu hiệu ai cũng nhớ, nhưng khi "soi" vào đó, chúng ta đã làm đúng chưa? Đơn cử như khẩu hiệu "tất cả vì học sinh thân yêu", nhưng thực tế chúng ta có vì học sinh không, khi các em phải ngồi "đội nắng" trong ngày khai giảng? Học sinh THCS trong giờ làm bài thi....