Giáo dục đại học gắn với thực tiễn cuộc sống
Tổ chức UI GreenMetric World University Rankings vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học (ĐH) phát triển bền vững trên thế giới năm 2020.
Trường ĐH Trà Vinh (TVU) xếp hạng 129/912, lọt vào Top 200 trường ĐH phát triển bền vững và thân thiện môi trường trên thế giới. Kết quả này đã chứng minh hiệu quả trong chiến lược phát triển và khẳng định vị thế của TVU trên bản đồ giáo dục thế giới.
Trung tâm học liệu hiện đại của TVU. Ảnh: TVU
Học đi đôi với hành
Giáo dục bậc H phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành để giúp sinh viên (SV) có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp, sau khi ra trường có thể tự tin lập nghiệp. Thời gian qua, TVU đã mở rộng các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và gắn kết với cộng đồng doanh nghiệp – mô hình đào tạo Co-op vừa giúp SV có kinh nghiệm “nghề nghiệp”, mở rộng việc học ra khỏi phạm vi lớp học, có chi phí học tập, lại vừa giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí đào tạo và thời gian đào tạo sau tuyển dụng.
ồng thời, đưa các khóa học về các kỹ năng thiết yếu/ kỹ năng mềm – các kỹ năng ngoài chuyên môn cần thiết vào chương trình học, cùng với các hoạt động thiết thực của SV vì cộng đồng, như: “Giọt máu cho đi – Cuộc đời ở lại”, “TVU – nói không với rác thải nhựa”, “Khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân”, “TVU Green Campus, vì một đại học xanh bền vững”, “Học bổng Ươm mầm xanh tri thức đến học sinh trung học”, “Chủ nhật xanh tình nguyện”, “Hướng về miền Trung yêu thương”, “Tòa án giả lập của SV đến với học sinh BSCL”, “Thực tập sinh tiềm năng trong, ngoài nước”, “ Trao đổi sinh viên quốc tế”.
Ngoài ra trường còn có nhiều hoạt động ngoại khóa của các mô hình “CLB SV” vì cộng đồng, qua đó giúp SV tự tin, hội nhập nhanh vào thị trường lao động trong, ngoài nước hoặc tự khởi nghiệp cho mình.
ặc biệt, TVU chú trọng vào các hoạt động “Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp sinh viên”, mở rộng “Không gian sáng chế trong sinh viên, giảng viên – Makerspace”, “Hợp tác xã sinh viên”, “Chi hội nông dân là sinh viên trường H”. Mở rộng quỹ khởi nghiệp, quỹ nghiên cứu khoa học từ cựu SV, các doanh nghiệp, và đối tác trường để giúp các SV, giảng viên (GV) mạnh dạn phát triển ý tưởng nghiên cứu tạo ra sản phẩm ứng dụng thiết thực phục vụ đời sống cộng đồng, như: nuôi thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh; nuôi cấy phôi dừa sáp; nuôi cấy đông trùng hạ thảo; tạo ra các giống lúa chịu hạn mặn; biên soạn, xuất bản thành công bộ từ điển Việt – Khmer, Khmer – Việt với 84.000 từ; chế tạo máy đo thân nhiệt tự động, máy phay CNC ba trục, xe máy điện, máy in 3D… và hàng năm có hơn 100 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế.
Nhóm SV TVU đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm nước giải khát đóng chai từ mật cây dừa nước mở ra triển vọng nâng cao giá trị kinh tế cho loại cây “đặc sản miền sông nước” này. Ảnh: TVU
Video đang HOT
Cùng với việc đào tạo, TVU còn nỗ lực kết nối SV với hơn 900 doanh nghiệp hỗ trợ trải nghiệm thực tế và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Trường có nhiều chương trình đào tạo miễn học phí cho SV, và chính sách hỗ trợ 20 triệu đồng dành cho mỗi đề tài nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp khả thi của SV. Ngoài ra, TVU cho vay vốn đến 50 triệu đồng, giúp SV chủ động phát triển ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp của mình…
Hàng năm, nhà trường cùng các nhà tài trợ trong nước và quốc tế trao hàng trăm suất học bổng vượt khó học tập trị giá hàng tỉ đồng cho SV, cũng như hỗ trợ SV vay vốn học tập, nghiên cứu. SV còn nhận được học bổng từ các chương trình thực tập ngắn hạn ở nước ngoài, học bổng theo Hiệp định, từ các cá nhân, tổ chức trong nước, quốc tế.
Hướng tới triết lý giáo dục khai phóng
Nhằm thực hiện tốt mô hình đào tạo nhân lực y tế từ trường học – bệnh viện, TVU đã xây dựng bệnh viện với khu điều trị nội trú 50 giường, phòng khám đa khoa, khu khám và điều trị răng hàm mặt, phòng khám nhi… được đầu tư trang thiết bị hiện đại, để khám, điều trị bệnh theo nhu cầu.
ây cũng là nơi nghiên cứu khoa học về y học, đào tạo cán bộ y tế và là cơ sở thực hành cho sinh viên thực tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo tại TVU đảm bảo kết hợp giữa “giảng dạy – thực hành – nghiên cứu và y đức”. ồng thời, nhà trường cũng tăng cường các hoạt động đào tạo, nghiên cứu theo hướng hội nhập quốc tế, liên kết hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản, ức, Úc, Canada, Israel.. đưa SV sang làm việc, học tập.
Song song đó, TVU nỗ lực mở rộng hợp tác với hơn 90 đối tác, viện, trường quốc tế trên các lĩnh vực: hợp tác đào tạo, trao đổi SV, trao đổi GV, tình nguyện viên và hợp tác triển khai các dự án tài trợ, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng; xúc tiến nhiều dự án liên quan đến tài trợ học bổng ngắn hạn, dài hạn cho GV, SV; trao đổi giảng viên, SV, tiếp nhận tình nguyện viên, chuyên gia quốc tế; dự án xây dựng H xanh, phát triển nhóm SV nghiên cứu – IEEE Student Chapter tại Trường H Trà Vinh, phát triển Lab – không gian sáng chế cho SV, GV; liên kết đào tạo quốc tế… Hiện tại, TVU là thành viên của tổ chức CDIO – tổ chức đề xướng khuôn khổ giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường H khối các ngành kỹ thuật trên toàn thế giới. Ngoài ra, TVU còn là thành viên thứ 151 của Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Canada, nay là Hiệp hội các Trường Cao đẳng và Học viện Canada (CICan); là thành viên sáng lập Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam (VACC).
PGS-TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng TVU, chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc xã hội hóa học tập, nghiên cứu, việc làm và chuyển giao công nghệ trong một cộng đồng H. Trường cũng mạnh dạn đưa ra các phương pháp đào tạo và học tập mới, mở rộng cơ hội học tập cho mọi người; đa ngành, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn kết mạnh mẽ doanh nghiệp và hội nhập quốc tế. Thời gian tới, nhà trường sẽ chú trọng nâng cao các giá trị của quá trình đào tạo thành tự đào tạo trong SV, GV với tinh thần giáo dục khai phóng”.
TVU được xếp hạng trong Top 100 trường có ảnh hưởng và đóng góp tích cực cho xã hội, theo xếp hạng của WURI Ranking, hệ thống xếp hạng các trường ĐH thế giới với tầm ảnh hưởng thật sự. Nhiều năm liền, trường cũng lọt vào top 200 trường ĐH xanh bền vững, thân thiện theo bảng xếp hạng UI GreenMetric và có 6 chương trình đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA, AUN-QA. Kết quả này đã ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong quá trình hội nhập giáo dục quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo của trường và chứng tỏ môi trường giáo dục bậc ĐH tại Việt Nam đang nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế.
Rộng cơ hội cho người học từ mô hình đào tạo linh hoạt
Các giáo sinh nhận xét, đào tạo giáo viên A cộng B, "3 trong 1" là mô hình linh hoạt, có thể thu hút người tài vào ngành sư phạm và cơ hội việc làm của sinh viên cũng rộng mở hơn...
Ảnh minh họa/ INT
Vững tay nghề, chắc kiến thức
Theo các giáo sinh, mô hình đào tạo giáo viên A B, "3 trong 1" khi áp dụng mở rộng kiến thức cho sinh viên rất nhiều. Thay vì đào tạo khép kín như chương trình sư phạm trước kia, giáo sinh có thể học như một cử nhân khoa học. Kiến thức thu thập được giúp ích rất nhiều cho nghề dạy học, cơ hội việc làm rộng mở, đặc biệt có thể tận dụng nguồn nhân lực ngành khác vào sư phạm...
Giáo sinh Trần Thy Trúc, ngành Sư phạm Mầm non, Trường ĐH Trà Vinh cho biết: Mô hình nối tiếp (A B) có những ưu thế trong việc đào tạo giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng. Bởi những năm đầu sinh viên sư phạm được đào tạo như một cử nhân các chuyên ngành. Mô hình này phù hợp với xu thế giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Theo mô hình này, 3 năm đầu dành chủ yếu cho giảng dạy khối kiến thức chung, kiến thức khoa học cơ bản. Khối kiến thức khoa học giáo dục - sư phạm được giảng dạy với thời lượng tăng dần, đặc biệt là năm thứ tư. Đây là mô hình đào tạo mới nhưng giúp ích sinh viên rất nhiều. Đặc biệt là đội ngũ sinh viên sư phạm khi ra trường đảm nhiệm giảng dạy Chương trình GDPT mới. Được đào tạo mô hình này sinh viên sư phạm vững kiến thức chuyên môn dạy học, bao gồm khoa học cơ bản và nghiệp vụ dạy học...
Giáo sinh Trần Thy Trúc, ngành Sư phạm Mầm non, Trường ĐH Trà Vinh.
Tuy nhiên, theo giáo sinh Trần Thy Trúc, khi triển khai mô hình đào tạo trên, cần xem xét hạn chế việc thời lượng kiến tập và thực tập sư phạm chưa nhiều. Điều này dẫn đến kỹ năng sư phạm của người học cũng như sinh viên còn thiếu. Sau khi ra trường sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện kỹ năng giáo dục, dạy học mới vững vàng ở vị trí giáo viên...
Theo giáo sinh Trần Hoàng Bảo Ngọc, ngành Sư phạm Tiểu học, Trường ĐH Đồng Tháp, mô hình đào tạo giáo viên kết hợp - tiếp nối (A B) có chuyên môn sâu với số lượng tín chỉ lớn. Chương trình đào tạo này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn nắm vững kiến thức nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, sinh viên sư phạm được đào tạo khối kiến thức khoa học cơ bản cùng với sinh viên các ngành tương ứng. Bên cạnh đó còn được đào tạo khối kiến thức đặc thù sư phạm, khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm, thực hành, kiến tập, thực tập sư phạm, khóa luận/thi tốt nghiệp...
Giáo sinh ra trường, chắc chắn chất lượng sẽ được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, theo giáo sinh Trần Hoàng Bảo Ngọc, mô hình đào tạo này sinh viên phải nỗ lực rất nhiều. Vì phải học tập, rèn luyện, kiến thức như một cử nhân khoa học và sinh viên sư phạm.
Giáo sinh Trần Hoàng Bảo Ngọc, ngành Sư phạm Tiểu học, Trường ĐH Đồng Tháp.
Tăng trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp
Giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc, ngành Sư phạm Toán, Trường ĐH Kiên Giang chia sẻ: Đào tạo giáo viên theo mô hình (A B), sinh viên sư phạm học cùng với sinh viên các ngành khoa học cơ bản, được tăng cường trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp. Mô hình góp phần quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi đẩy mạnh đổi mới chương trình đào tạo với các mô hình mới. Nhất là triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc, ngành Sư phạm Toán, Trường ĐH Kiên Giang.
"Ưu điểm mô hình đào tạo chính là sinh viên dù đào tạo ở khoa nào nếu muốn được cấp bằng cử nhân sư phạm thì học và tích lũy đủ tín chỉ. Mô hình đào tạo này được thúc đẩy theo hướng học xong cử nhân một ngành, rồi học về khoa học giáo dục. Sinh viên có hiểu biết căn bản về kiến thức chuyên ngành, đồng thời cũng được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ phù hợp", giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc cho hay.
Ở góc độ cơ hội nghề nghiệp và sử dụng nguồn nhân lực, giáo sinh Trần Thy Trúc thông tin: Với mô hình đào tạo này nhanh chóng giải bài toán về thiếu giáo viên. Việc tuyển dụng thêm giáo viên có thể nhanh chóng được đáp ứng bởi những người khác ngoài ngành sư phạm có thể học thêm phần kiến thức về nghề sư phạm trong chương trình đào tạo giáo viên, thực hành nghề sư phạm và được công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền có thể trở thành giáo viên. Khi nhu cầu tuyển dụng giáo viên giảm, những người đang theo học các chương trình giáo viên hoặc là giáo viên có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhanh chóng bởi họ đã được trang bị kiến thức nền tảng từ các ngành khoa học khác khi học theo mô hình nối tiếp.
"Điều này cũng sẽ giúp các cơ sở đào tạo giáo viên thu hút được sinh viên giỏi; giúp sinh viên sư phạm có khả năng thích ứng cao với nhu cầu xã hội. Đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng hay sử dụng nhân lực ngành sư phạm...", giáo sinh Trần Thy Trúc nhấn mạnh.
Một trong những ưu điểm của mô hình đào tạo giáo viên tiếp nối là cho phép người học có thể tham gia vào chương trình đào tạo giáo viên một cách linh hoạt hơn. Từ đó có nhiều cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp do mỗi người tốt nghiệp đều có thể làm giáo viên hoặc làm một nghề khác họ đã học trước đó hoặc cùng lúc khi học sư phạm. Mô hình này, sinh viên có cơ hội học rất sâu các kiến thức chuyên môn...
Tuy nhiên, để triển khai phải có sự đầu tư trong khâu thiết kế chương trình để có thể khắc phục được những điểm vốn được xem là hạn chế của mô hình tiếp nối. - PGS.TS Dương Thị Hồng Hiếu - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Quy định cấm dạy thêm không chặt, học sinh khổ... từ lớp 1 Mặc dù bộ GD&ĐT cấm việc dạy thêm ở bậc tiểu học, tuy nhiên trước nhu cầu phụ huynh và áp lực từ việc học trên lớp, đã có không ít giáo viên "lách luật" để mở lớp dạy thêm. Học sinh lớp 1 ở nhiều nơi đang khổ vì không ít giáo viên "lách luật" để mở lớp dạy thêm. Ảnh minh...