Giáo dục cộng đồng, hướng tới giá trị chân thiện mỹ cho học sinh
Đó là mục tiêu chương trình hoạt động ngoại khóa tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại trường Trung học phổ thông Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm hướng tới với sự phối hợp của Công an quận Nam Từ Liêm và Học viện Cảnh sát nhân dân.
Theo Thiếu tá Nguyễn Thị Tuyết, Đội phó Đội An ninh CAQ Nam Từ Liêm, hiện nay xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, phần lớn học sinh có đạo đức tốt, lễ phép, kính trọng với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi, trung thực, đoàn kết, có lối sống văn hóa lành mạnh, chấp hành các quy định của pháp luật, tích cực vận động mọi người tham gia các phong trào xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, các phong trào thi đua yêu nước, biết phê phán những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và các hành vi sai trái với thuần phong mỹ tục, có ý trí vươn lên trong cuộc sống.
Thiếu tá Nguyễn Thị Tuyết, Đội phó Đội An ninh CAQ Nam Từ Liêm khai mạc buổi tuyên truyền pháp luật
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh có biểu hiện yếu kém về đạo đức lối sống, tâm lý chưa được ổn định, dễ dao động; thanh niên, thiếu niên trẻ tuổi vẫn còn vi phạm pháp luật, hiện tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em xảy ra trong và ngoài trường học còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương trong đó có ở Hà Nội; học sinh quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng gây bức xúc trong xã hội. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma túy vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình.
Video đang HOT
Thượng tá PGS.TS Nguyễn Minh Hiển, Trưởng khoa Nghiệp vụ cơ bản Học viện Cảnh sát nhân dân thông tin về những con số đáng báo động liên quan đến ma túy
Do đó, để nâng cao năng lực phòng chống ma túy, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, kỹ năng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường nói chung và tại trường THPT Xuân Phương nói riêng, CAQ Nam Từ Liêm phối hợp chặt chẽ với Học viện CSND, trường THPT Xuân Phương tổ chức tuyên truyền về nội dung “phòng chống ma túy, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em” để từ đây nâng cao năng lực nhận thức, xây dựng nhà trường an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành; sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức và xã hội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cộng đồng, hoạt động ngoại khóa nhằm hình thành nhân cách và các giá trị chân – thiện – mỹ cho học sinh.
Tại buổi tuyên truyền, Thượng tá PGS.TS Nguyễn Minh Hiển, Trưởng khoa Nghiệp vụ cơ bản Học viện Cảnh sát nhân dân với những kiến thức rất thực tế, thông qua những câu chuyện xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày đã cung cấp cho các em học sinh khái niệm cơ bản thế nào là nghiện ma túy, nguyên nhân, tác hại của ma túy; dấu hiệu nhận biết, bạo lực học đường; xâm hại trẻ em là gì… và học sinh chúng ta phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em.
Buổi tuyên truyền trở nên thú vị hơn với phần trao đổi giữa học sinh và báo cáo viên về các chủ đề liên quan
Thầy Trần Trọng Hà, Hiệu trưởng trường THPT Xuân Phương khẳng định, muốn hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường đạt hiệu quả cao ngoài sự nỗ lực của thầy cô thì việc phối hợp với lực lượng công an là hết sức cần thiết. Trên thực tế nhà trường đã phối kết hợp rất chặt chẽ với CAP Xuân Phương, CAQ Nam Từ Liêm ngoài tuyên truyền giáo dục cho học sinh hiểu biết, thực hiện tốt pháp luật, nội quy của nhà trường thì lực lượng công an còn giải quyết kịp thời những sự cố nếu có, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
“Những buổi tuyên truyền về pháp luật như thế này giúp học sinh, thầy trò nhà trường hiểu thêm về tác hại của ma túy, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em – những điều mà các em học sinh có thể mắc phải. Từ đó nâng cao nhận thức, giúp các em học sinh phân biệt phải trái, đúng sai, đi đúng đường” – Thầy Trần Trọng Hà nhìn nhận.
Gắn việc học pháp luật với rèn kỹ năng sống cho học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 của ngành Giáo dục.
Một trong những yêu cầu quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các đơn vị, địa phương là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành; lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua lớn của ngành.
Ảnh minh họa
Các sở giáo dục và đào tạo tập trung thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Các nhà trường cần quan tâm hơn nữa việc gắn việc học tập pháp luật với việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, nhằm củng cố kiến thức pháp luật đã học trong chương trình và vận dụng trong xử lý tình huống thực tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên tham gia làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho nhân dân tại địa phương; rà soát, bổ sung giáo trình, tài liệu giảng dạy cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập kiến thức pháp luật trong nhà trường Nếu toàn ngành giáo dục hiểu những quy định và thực hiện tốt những quy định của pháp luật là góp phần làm cho hơn dân số của Thủ đô thực hiện tốt pháp luật. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc ấy, lãnh đạo Sở đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo sâu sát các trường, cơ sở giáo dục nghiêm túc thực...