Giáo dục có quá nhiều lình xình, tín nhiệm thấp cũng là dễ hiểu
Theo PGS.TS Bùi Thị An – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, nguyên đại biểu QH khóa XIII, thời gian qua giáo dục có quá nhiều lình xình. Vì vậy, việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có số phiếu tín nhiệm thấp nhất nhiều nhất cũng là điều dễ hiểu.
Trao đổi với Phụ nữ Việt Nam chiều 25/10, PGS.TS Bùi Thị An cho biết, cảm nhận của bà sau khi xem toàn bộ kết quả lấy phiếu tín nhiệm của 48 chức danh do Quốc hội phê chuẩn, đại thể tương đối khách quan.
Theo bà, khó tránh được việc có những người phiếu tín nhiệm khá cao nhưng thực tế công việc không được như vậy, hoặc ngược lại có những trường hợp chức danh có phiếu tín nhiệm thấp nhưng người đó vẫn làm khá tốt công việc của mình. Nhưng việc lấy phiếu với kết quả như vậy, cơ bản tương đối khách quan.
Chủ tịch Hội Nữ tri thức Hà Nội Bùi Thị An. Ảnh: D.H
Riêng với “tư lệnh” ngành giáo dục – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, người giữ phiếu tín nhiệm thấp nhất với 137 phiếu (những vị trí tín nhiệm thấp tiếp theo là tư lệnh ngành Giao thông, Y tế), bà An cho rằng điều này cũng nằm trong dự đoán.
“Ngành giáo dục liên quan đến nhiều người, xã hội đặc biệt quan tâm, muốn phát triển đất nước thì giáo dục được xem là vấn đề gốc. Hơn nữa, ngành giáo dục thời gian qua tuy có nhiều cố gắng nhưng cũng có không ít lình xình. Ngành này là ngành được quan tâm để ý, chuyện này rõ ràng rồi nên việc khắt khe hơn trong lấy phiếu cũng là điều dễ hiểu, dễ dự đoán!” – bà An chia sẻ.
Video đang HOT
Vụ gian lận thi cử rúng động tại Hà Giang vừa qua, kỳ thi THPT Quốc gia. Ảnh đồ họa: nguồn báo Tiền Phong
Việc lấy phiếu tín nhiệm, theo nữ Chủ tịch Hội Nữ tri thức Hà Nội, là cơ sở tham chiếu để chính những người giữ chức danh đó soi vào bản thân, từ đó có những thay đổi tích cực hơn, trách nhiệm hơn với lĩnh vực mà mình được giao phó quản lý.
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành lần thứ ba, hai lần trước là vào các năm 2013, 2014. Ông Bùi Sĩ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm căn cứ vào quá trình thực tiễn của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Căn cứ vào quá trình điều hành trong công tác đảm đương nhiệm vụ, thể hiện năng lực hoạt động điều hành của các bộ, của Quốc hội.
“Các ĐBQH nghiên cứu xem xét không chỉ riêng về giải quyết của ngành mà thể hiện cả lập trường chính trị, quan điểm, năng lực điều hành, tinh thần trách nhiệm tại bộ, ngành đó” – ông Lợi cho hay.
Ngay trước khi việc lấy phiếu tín nhiệm diễn ra, Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim cho hay, cá nhân ông sẽ bỏ phiếu cho từng người một. Mỗi người tôi sẽ nhận diện một cách đầy đủ rồi mới bỏ phiếu.
“Phương châm của tôi là thận trọng. Làm sao sau khi quyết định rồi mình không thấy ân hận. Đầu tiên là anh có hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn có sử dụng hết không. Thứ hai là trách nhiệm với dân anh thực hiện như thế nào. Thứ ba là đạo đức, lối sống. Tôi mong muốn nhiệt tình, hết sức vì dân đó là gốc. Chứ không phải lên rồi tặng hoa ung dung vui vẻ rồi thế này, thế khác” – ông Vũ Trọng Kim khẳng định.
Theo phunuvietnam
Đại biểu Quách Thế Tản: Lĩnh vực giáo dục khó khăn là không tránh khỏi
Nhận xét về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) cho rằng: Trong nhiệm kỳ này, việc lấy phiếu tín nhiệm được làm thận trọng, chặt chẽ, kết quả lấy phiếu tín nhiệm khách quan và phản ánh đúng thực tế.
Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản. Ảnh: Quochoi.vn
Tuy nhiên, phải nói rằng một số ngành rất nhạy cảm với đời sống xã hội như Giáo dục thì chắc chắn việc đánh giá cũng cần cân nhắc thêm.
Việc có nhiều phiếu tín nhiệm thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó các yếu tố khách quan nhiều. Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan tới số đông người dân nên khó khăn là không thể tránh khỏi.
Đại biểu Quách Thế Tản nhận định: Thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng, nhất là trong chỉ đạo ngành, tham mưu với lãnh đạo đảng, nhà nước và chủ trương đổi mới giáo dục.
Bên cạnh những phiếu tín nhiệm thấp thì số phiếu tín nhiệm cao dành cho Bộ trưởng cũng khá cao. Tôi tin, sau lần lấy phiếu tín nhiệm này, các bộ trưởng nói chung và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng sẽ cố gắng hơn nữa, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, có những giải pháp mạnh mẽ hơn trong phát triển giáo dục và đào tạo.
Thực tế, thời gian qua, ngành Giáo dục cũng đã có nhiều thành tích, được quốc tế công nhận, những đổi mới của ngành cũng đang đi theo chiều hướng tốt.
Nhiều vấn đề của giáo dục không chỉ ngành có thể làm được mà cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương. Như vấn đề biên chế giáo viên phải do Bộ Nội vụ. Biên chế phải đủ để đảm bảo cho việc dạy và học ở các cấp, đặc biệt cho thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sắp tới. Bộ Nội vụ cũng như chính quyền địa phương phải cùng ngành Giáo dục chăm lo việc này.
"Hay như giáo dục thường xuyên, bản thân ngành phải nỗ lực nhưng chính quyền địa phương và các cấp, ngành khác cũng phải đầu tư, chăm lo cho cơ sở giáo dục. Đấy là trách nhiệm chung để làm cho giáo dục phát triển" - Đại biểu Quách Thế Tản chia sẻ.
Hiếu Nguyễn - Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Cần chính sách tuyển dụng khách quan, cạnh tranh Tránh 'hành chính hóa' đội ngũ giảng viên các trường ĐH công lập là một trong những nội dung có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ nên tiếp tục nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật Giáo dục ĐH tại phiên họp 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.3. Theo nhiều đại biểu, giảng viên phải...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
12 giờ trước
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
12 giờ trước
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
12 giờ trước
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Tin nổi bật
12 giờ trước
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
12 giờ trước
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
13 giờ trước
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
13 giờ trước
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
13 giờ trước
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
Netizen
13 giờ trước
Hơn 30 phút nức nở độc diễn của Kim Soo Hyun: Có kịch bản sẵn, make-up kỹ lưỡng và nước mắt chắc chắn phải rơi!
Sao châu á
13 giờ trước