Giáo dục chuyển đổi số thế nào sau Covid-19
Nhiều nhà trường áp dụng giảng dạy online hơn 3 tháng qua, song phương pháp trực tuyến vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực học sinh…
Học trực tuyến không phải hình thức học tập xa lạ, bởi một số trường học, trung tâm giáo dục đã áp dụng phương pháp này vài năm trở lại đây. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với các doanh nghiệp triển khai hình thức học E-Learning và thi trực tuyến, như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning” năm học 2009-2010; thi giải toán qua mạng tại website violympic.vn; cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng xã hội…
Song song, sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn.
Theo thống kê của University World News vào năm 2017, Việt Nam đứng trong top 10 châu Á bắt kịp và phát triển mạnh đào tạo trực tuyến. Cũng trong năm này, số liệu của Ambient Insight cho thấy, tốc độ tăng trưởng học trực tuyến của Việt Nam xếp cao nhất, với 44,3%, cao hơn 4,9% so với Malaysia.
Sinh viên FUNiX kết nối trực tuyến với mentor trong Covid-19.
Từ đầu năm nay, đại dịch lan rộng khiến toàn dân phải thực hiện giãn cách xã hội; học sinh, sinh viên không thể đến trường, dẫn tới nhiều xáo trộn trong việc giảng dạy và học tập. Nhiều trường học chưa từng giảng dạy trực tuyến, thì nay đã nhanh chóng ứng dụng mô hình. Thầy, cô giáo làm quen với giáo án điện tử, tương tác mỗi ngày với học sinh qua màn hình máy tính, điện thoại.
Tại một số địa phương vẫn thiếu thốn cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy online, một bộ phận học sinh chưa đủ điều kiện sắm thiết bị học tập từ xa. Các thầy cô cũng gặp khó khi đánh giá chất lượng, kiểm tra từng học sinh. Hoặc vấn đề tự học của các em đặt ra thách thức…
Video đang HOT
Câu hỏi đặt ra là việc học online có thực sự hiệu quả so với phương pháp dạy học truyền thống? Liệu giáo dục trực tuyến có thể trở thành hình thức học mới như một phần của chương trình dạy chính hay không? Chiến lược phát triển phương pháp giảng dạy cần theo hướng nào?… Đây là những chủ đề sẽ được đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các chuyên gia bàn thảo tại tòa đàm “Phát triển giáo dục trực tuyến tại Việt Nam”, sẽ diễn ra vào 9h sáng 10/6, được phát sóng trên VnExpress.
Các diễn giả sẽ tham gia tọa đàm trực tuyến.
Chương trình có sự góp mặt của ông Nguyễn Sơn Hải – Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ góc độ cơ quan quản lý giáo dục, ông Hải sẽ phân tích việc triển khai công nghệ trong giảng dạy và học tập tại các địa phương trên cả nước; thách thức, cơ hội phát triển hình thức này trong tương lai.
Diễn giả Nguyễn Thành Nam – Nhà sáng lập FUNiX thuộc Tổ chức Giáo dục FPT cũng tham gia sự kiện. Phương pháp đào tạo FUNiX Way do đơn vị phát triển cho phép sinh viên học tập trên nền tảng trực tuyến, với sự đồng hành của đội ngũ mentor là các chuyên gia trong ngành. Hiện phương pháp này được triển khai tại nhiều trường học trong và ngoài nước, với hơn 5.500 sinh viên nhiều lứa tuổi và hơn 3.000 mentor.
TS Nguyễn Thành Nam – Nhà sáng lập FUNiX, một diễn giả sẽ tham gia chương trình.
Tọa đàm còn có sự tham gia của 2 chuyên gia giáo dục đến từ Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu AVSE. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Khánh, Nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Công nghệ giáo dục, Đại học Oulu (Phần Lan). Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương, Phó giám đốc Mạng lưới Giáo dục của AVSE, hiện nghiên cứu tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ).
Với kinh nghiệm tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại những nền giáo dục tiên tiến, các chuyên gia sẽ bàn luận sự khác biệt của phương pháp giảng dạy trực tuyến so với các nước; đề xuất những chính sách, chiến lược nhằm đem lại hiệu quả cho hình thức giảng dạy online trong thời gian tới.
Độc giả có thể đặt câu hỏi cho các diễn giả tại phần bình luận phía dưới.
Nâng cao trách nhiệm của địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Chính quyền, ngành GD - ĐT các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong mỗi khâu của quá trình tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng.
Theo dự thảo Quy chế Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đăng tải để nhận ý kiến góp ý của xã hội thì kỳ thi này được giao cho các địa phương tổ chức trong tất cả các khâu. Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm khâu ra đề thi và duy trì các giải pháp giám sát chất lượng của kỳ thi này.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các giải pháp kỹ thuật cũng chỉ hạn chế phần nào sai phạm, mà điều quan trọng vẫn là yếu tố con người. Vì vậy, chính quyền, ngành Giáo dục - Đào tạo các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong mỗi khâu của quá trình tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng, khách quan, kết quả thi đánh giá đúng năng lực học sinh.
Chính quyền, ngành GD - ĐT các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong mỗi khâu của quá trình tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Với các địa phương, dù đã thấm nhuần tinh thần đó nhưng để tổ chức một kỳ thi công bằng, nghiêm túc, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh cũng không phải là đơn giản.
Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, các địa phương cần nhiều yếu tố để có thể tổ chức được một kỳ thi nghiêm túc, gồm cả đường hướng chỉ đạo của ngành chức năng và quyết tâm của cả hệ thống ở địa phương trong tất cả các khâu tổ chức thi:
(ND: Lãnh đạo Bộ Giáo dục -Đào tạo phải có hướng dẫn rất chi tiết để cho địa phương không làm sai những quy định. Thứ hai là tôi cho rằng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cũng như các đồng chí lãnh đạo chỉ đạo giáo dục làm thật tốt, đừng để sai sót. Tại vì nhân dân ta là bao giờ họ cũng mong chờ sự công bằng trong thi cử, Nhà nước ta thì cũng đòi hỏi sự chính xác trong thi cử. Bởi vì nếu như thi cử mà không làm được điều này thì một là thiệt thòi cho dân, hai là thiệt thòi Nhà nước là mình đã không đánh giá được đúng tài năng để sử dụng.)
Những sai phạm trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở 3 địa phương Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và hiện được ngành chức năng đưa ra xét xử một cách nghiêm túc cũng là bài học đắt giá cho các địa phương trong tổ chức thi. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ được chính quyền địa phương, người đứng đầu địa phương quán triệt quyết liệt.
Dù địa phương tổ chức thi nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đảm nhiệm khâu ra đề thi, giám sát việc tổ chức kỳ thi nên cũng phần nào tạo được niềm tin đối với xã hội về tính khách quan, công bằng của kỳ thi. Bên cạnh đó, một điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay là các tỉnh sẽ phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống điện tử để Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy đó là căn cứ đối sánh với kết quả thi.
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam khẳng định, đây được cho là căn cứ quan trọng và có giá trị thực tế để phát hiện ra những điểm bất thường.
"Việc công bố công khai phổ điểm trong học bạ cũng như phổ điểm thi cử thì sẽ có sự đối chiếu với nhau. Nếu như phổ điểm học bạ so với phổ điểm thi cử chênh lệch nhau quá thì chúng ta giám sát đã trở lại chắc chắn sẽ phát hiện ra những người làm sai lầm. Ai mà đã chuẩn bị có các ý tưởng có sự sai lầm nào, theo tôi phải ngừng ngay tức khắc từ bây giờ và không để sự sai sót trong kỳ thi xảy ra", Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho hay.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 với mục tiêu để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Nếu quá trình đánh giá này thực hiện không chính xác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các học sinh, bởi năm nay rất nhiều trường đại học vẫn sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp này để xét tuyển sinh. Điểm thi cao nhưng nếu các em không có năng lực thực sự thì cũng không thể theo học ở bậc đại học.
Tiến sỹ Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội nêu quan điểm: "Tâm lý của các thầy cô dù ở bậc học nào, có một tâm lý chung cũng giống như cha mẹ, đều muốn con mình, trò mình tốt và giỏi. Nhưng không vì thế mà hạ thấp chỉ tiêu đánh giá xuống làm mất đi vị thế của người thầy. Người thầy phải bao dung và người thầy phải độ lượng để công nhận sự phấn đấu và động viên sự phấn đấu vươn lên đó. Tôi hi vọng kỳ thi năm nay cũng tổ chức an toàn. Bởi vì những gì mà người ta còn nể nang, người ta còn lợi dụng thì đã có tấm gương. Sự tin tưởng của bậc giáo dục đại học như chúng tôi thì sẽ khẳng định niềm tin của nhân dân đối với giáo dục".
Từ thực tế tổ chức việc học và thi những năm gần đây có thể thấy ngoài các giải pháp kỹ thuật để giám sát kỳ thi, thì giải pháp bền vững là phải tạo ra động cơ học tập trong người học và sự tôn trọng tất cả nghề nghiệp hiện có trong xã hội. Chỉ khi nào người lớn không đánh giá tương lai của học sinh bằng điểm số của một kỳ thi, nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá dựa trên bằng cấp thì cuộc chạy đua tìm cơ hội gian dối trong học tập, thi cử mới có khả năng chấm dứt./.
ĐH duy nhất ở TPHCM cho sinh viên đi học đã chuyển sang dạy trực tuyến, dời lịch thi Trường ĐH Y dược TPHCM vừa có thông báo dừng dạy học, thực hành trực tiếp sang hình thức trực tuyến, e-learning để giúp sinh viên rút ngắn thời gian học theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Sinh viên Trường ĐH Y dược TPHCM trong buổi thực hành ngày 10/3 Theo...