Giáo dục cải cách liên tục gây tốn kém và hoang mang
Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo 40 năm qua có quá nhiều chương trình cải cách nhưng thiếu cẩn trọng, ít thí điểm và chưa thực sự tiếp thu ý kiến từ cơ sở.
Theo bản tổng hợp kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, cử tri nhiều tỉnh thành tỏ ra băn khoăn về việc cải cách giáo dục trong thời gian qua.
Cử tri tỉnh Kiên Giang đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổng kết các chương trình thí điểm giáo dục, lựa chọn chương trình tối ưu nhất đưa vào cải cách giáo dục lần này để tránh lãng phí nguồn lực của quốc gia và xã hội.
Cải cách giáo dục đang khiến cử tri lo lắng việc học của con em mình (ảnh Trinh Phúc – chỉ mang tính minh họa).
Trong khi cử tri tỉnh Thái Nguyên lại cho rằng: “Bộ Giáo dục – Đào tạo cần có giải pháp hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giáo dục.
Chương trình giáo dục của Việt Nam thường xuyên đổi mới nhưng chất lượng giáo dục chưa đạt được kết quả như mong muốn”.
Một vấn đề nữa các cử tri cũng rất quan tâm đó chính là quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về VNEN.
Theo đó cử tri tỉnh Thái Bình tiếp tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu sớm có quyết định tiếp tục áp dụng hay dừng triển khai mô hình trường học mới (VNEN) để giáo viên và học sinh ổn định trong việc giảng dạy và học tập, giúp cho phụ huynh và học sinh yên tâm, giảm áp lực học đường cho học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.
Cũng quan tâm tới VNEN, cử tri ba tỉnh Phú Thọ, Bình Phước, Nam Định cho rằng:
Video đang HOT
Sau 6 năm VNEN được triển khai tại Việt Nam, VNEN được đánh giá là mô hình nhà trường hiện đại, tiên tiến, phù hợp với mục tiêu đổi mới và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Mô hình trường học mới VNEN hoạt động trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm; Giáo viên sẽ là người cụ thể hóa mục tiêu, thiết kế và tổ chức các hoạt động học phù hợp với học sinh.
Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai mô hình VNEN cũng gặp những vấn đề khó khăn nhất định đối với giáo viên, công tác quản lý trong nhà trường và kể cả cơ sở vật chất, sĩ số học sinh…
Hiện tồn tại rất nhiều quan điểm trái chiều về mô hình trường học mới từ phía nhà trường và phụ huynh học sinh; đã có nhiều địa phương không muốn tiếp tục thực hiện VNEN.
Cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết những mặt ưu điểm và hạn chế của mô hình này khi triển khai áp dụng tại Việt Nam để rút ra bài học cần thiết.
Cử tri cho rằng, việc lắng nghe ý kiến phản hồi của chuyên gia, nhà giáo và toàn xã hội là vô cùng cần thiết để kịp thời chỉnh sửa phương pháp, kế hoạch áp dụng mô hình VNEN.
Trong khi đó, cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị:
Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo 40 năm qua có quá nhiều chương trình cải cách nhưng thiếu cẩn trọng, ít thí điểm và chưa thực sự tiếp thu ý kiến từ cơ sở nên gây tốn kém cho ngân sách nhà nước.
Cũng bàn về chương trình phổ thông hiện nay, cử tri của tỉnh Gia Lai cho rằng:
Hiện nay chương trình giáo dục đào tạo các cấp ở nước ta còn nhiều bất cập, chương trình học tập còn nặng về lý thuyết và chưa chú trọng việc thực hành.
Trong khi cử tri của tỉnh Bắc Cạn lại quan tâm đến việc, hiện nay, chương trình giáo dục bậc tiểu học thường xuyên thay đổi về cách dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh khiến giáo viên lúng túng trong phương pháp giảng dạy, phụ huynh không biết rõ năng lực của con em mình.
Trong khi đó, cử tri 6 tỉnh Bình Thuận, Long An, Lâm Đồng, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Phú Yên đề nghị xây dựng chương trình giáo dục tiểu học cần phải thống nhất, ổn định hơn nhằm tạo sự thuận lợi cho việc dạy học của giáo viên, đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Việc thường xuyên thay đổi chương trình giảng dạy, thay đổi sách giáo khoa và thay đổi cách thức thi cử của ngành giáo dục gây tốn kém và gây hoang mang tạo dư luận xấu cho ngành giáo dục.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, sớm chấn chỉnh vấn đề này.
Cũng như cử tri của nhiều tỉnh thành, cử tri Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến vấn đề cải cách giáo dục hiện nay.
Cử tri cho rằng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay quá nặng, tạo áp lực cho học sinh; không chú trọng phát triển toàn diện cho học sinh;
Chất lượng đào tạo bậc cao đẳng, đại học chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường không tìm được việc làm.
Cử tri kiến nghị ngành giáo dục cần nghiên cứu đổi mới một cách cơ bản, toàn diện nền giáo dục – đào tạo; giảm tải chương trình giáo dục.
Theo GDVN
Hôn nhân có thực sự là 'nấm mồ chôn tình yêu'?
Tôi sợ tình yêu của chúng tôi rồi sẽ như ai đó đã từng nói "hôn nhân là nấm mồ của tình yêu".
(Ảnh minh hoạ).
Tôi 22 tuổi, yêu anh đã được 5 năm. Những kỷ niệm ngọt ngào từ thời sinh viên đầy mơ mộng thôi thúc chúng tôi tiến tới hôn nhân. Thế nhưng mỗi lần nghĩ về mẹ chồng và những phát sinh sau hôn nhân tôi lại không dám thực hiện giấc mơ ấy. Tôi sợ tình yêu của chúng tôi rồi sẽ như ai đó đã từng nói "hôn nhân là nấm mồ của tình yêu".
Nhìn vào những đôi vợ chồng mới cưới sống chung bên gia đình, tôi sợ anh sẽ phải dằng xé trước 2 người phụ nữ. Mẹ anh và tôi một bên là người con, một bên là người chồng anh sẽ ra sao nếu đứng trước sự "ích kỉ" của 2 người đàn bà. Tôi yêu anh, tôi chỉ muốn anh là của riêng mình và tôi nghĩ mẹ anh cũng vậy. Tôi sợ cái cảm giác ích kỉ của 2 người phụ nữ, rồi những toan tính đời thường ập đến liệu anh còn yêu thương tôi, nụ cười anh còn dành cho tôi nữa hay không?
Sống với mẹ chồng, gia đình chồng áp lực lắm. Tôi nghe nhiều người nói vậy. Tôi sợ sẽ như mẹ đẻ tôi sống cả cuộc đời như kiếp con tằm. Hi sinh cho gia đình và dành chọn hi vọng cho những đứa con. Đến tuổi này, tôi càng thương mẹ. Có những lúc muốn hỏi mẹ sinh con ra là con gái mẹ có buồn không? Nhưng nhìn vào đôi mắt mẹ, nghe tiếng thở hộc hằn tôi lại không dám nữa.
Khi là vợ tôi sẽ ít đi khoảng thời gian riêng, sẽ hi sinh vì chồng vì gia đình chồng và cả những đứa con. Những điều ấy tôi cần được sẻ chia. Giờ khi yêu, lúc mệt mỏi tôi tìm tới anh như sự cứu rỗi. Liệu sau này anh còn quan tâm tới những nỗi buồn vu vơ của tôi hay sẽ thờ ơ vì những bộn bề công việc? Giờ tôi đang được thưởng thức vị ngọt của tình yêu, bầu trời là màu hồng và lời anh nói như những viên kẹo ngọt. Nhưng tôi sợ lắm những trái đắng mà sau này mình sẽ phải chấp nhận. Liệu rằng tôi có thể vượt qua nó hay không?
Mọi người khuyên tôi lấy chồng như một canh bạc và đời người con gái cũng bạc bẽo lắm. Tôi sợ phải đối mặt với canh bạc cuộc đời đầy rủi ro ấy. Anh yêu tôi anh tốt với tôi, anh nói sẽ che chờ cho tôi suốt cuộc đời. Tôi hạnh phúc vì điều ấy, chỉ muốn ghì anh thật chặt mà khóc. Tôi khóc vì hạnh phúc, vì niềm sung sướng nhưng trong đó là cả nỗi niềm thầm kín không thể chia sẻ. Tôi biết nói sao đây, sẽ nói những gì với anh. Những điều ấy mọi người con gái đều gặp phải, nhưng với tôi bây giờ chỉ là những khung cảnh tự vẽ lên trong tâm tưởng. Rồi anh sẽ lại xoa đầu tôi, nói tôi khờ, tôi ngốc... Nhưng tôi muốn nói với anh, nói với anh rất nhiều điều... Vì em yêu anh, em yếu đuối!
Đứng trước lựa chọn của cuộc đời mình, ngàn vạn câu hỏi hiện ra khiến tôi chẳng thể đứng vững. Tôi yêu anh, nhưng... tôi cũng hoang mang câu hỏi mình sẽ ra sao khi lấy anh? Tôi có nên tiếp tục tình yêu này nữa không hả mọi người?
Theo Phunutoday
Hoang mang vì con trai 18 tuổi có quan hệ với đàn ông từng trải Tôi là một người mẹ, bởi thế các bạn sẽ hiểu tôi đang hoang mang và lo lắng cho con của mình tới mức nào. Tôi không phải người cổ hủ nhưng không biết phải ứng xử ra sao, nếu là bản chất của thằng bé thì tôi chịu nhưng e là nó đang bị lôi kéo. (Ảnh minh hoạ). Chuyện là, khoảng...