Giáo dục bằng hình phạt hay khuyên nhủ: Đừng lầm tưởng!
Làn sóng tranh luận giữa giáo dục bằng khuyên nhủ và hình phạt có lẽ sẽ không có điểm dừng khi chúng ta chưa tìm ra một giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất trong phương pháp giáo dục trẻ.
Dõi theo luồng dư luận trên các trang mạng và ý kiến bạn đọc trên Báo Dân Trí, tôi nhận thấy những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, và tất cả đều có lý do của nó.
Văn hóa Á Đông với truyền thống gia đình nhiều thế hệ trọng chữ hiếu đã neo giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp bao đời của người Việt. Con cái vâng lời bố mẹ, kính trọng ông bà và nép mình vào khuôn phép, gia phong để khôn lớn, trưởng thành. Nếp sống và nếp nghĩ bao đời ấy đã tạo nên những con người thành công trong sự nghiệp lẫn cuộc đời.
Tuy nhiên, chính tư duy ăn sâu mọc rễ “áo mặc không qua khỏi đầu”, “ cá không ăn muối cá ươn” rồi “ thương cho roi cho vọt”, “những nơi cay đắng là nơi thật thà” ẩn nấp dưới mái nhà đã khiến không ít đứa trẻ lớn lên cùng đòn roi và bạo lực.
Chúng ta phải bảo vệ quyền được phát triển toàn diện của trẻ và bảo đảm cho trẻ lớn lên trong môi trường giàu yêu thương.
Suốt thời thơ ấu ăn mắng, ăn roi và những cú bạt tai, đấm đá của bố mẹ đã in hằn những vết xước đắng cay trong tâm hồn trẻ. Sự mặc cảm, tự ti khiến con không hề có tiếng nói cá nhân, không bao giờ có chính kiến và cứ chui sâu hơn vào vỏ bọc nhút nhát, đớn hèn. Rồi dòng đời nối dài, những đứa trẻ ngày ấy giờ là bố là mẹ lại giáng đòn roi xuống thân thể và tâm hồn thơ bé, mong manh khiến vòng luẩn quẩn của bạo lực cứ giày xéo mãi.
Chúng ta chứng kiến không ít cảnh đời ngang trái với sự nhẫn tâm của bố mẹ khi giáng đòn roi lằn ngang lằn dọc lên tấm lưng, bờ vai, bắp tay, gò má của trẻ thơ. Chúng ta chứng kiến không ít cảnh bi kịch khi bố mẹ bắt con quỳ gối, cởi truồng giữa bàn dân thiên hạ, thậm chí là vô tình khiến sự sống tắt lịm sau ngón đòn trúng chỗ hiểm trên thân thể bé con…
Bạo lực, nhất là cảnh đòn roi vun vút giáng xuống, cảnh thượng cẳng chân hạ cẳng tay bất kể hoàn cảnh xung quanh, cảnh sỉ nhục và xúc phạm nhân cách trẻ trước đám đông… đều không thể chấp nhận! Chúng ta không thể vin vào cớ “yêu thương con nên phải dạy dỗ con”, “nghiêm khắc vậy con mới nên người” để gieo đớn đau và ám ảnh về roi vọt lên ký ức tuổi thơ của trẻ!
Ở chiều hướng ngược lại, giáo dục khuyên nhủ và động viên có thật sự là giải pháp tối ưu trong bối cảnh quyền trẻ em đang ngày càng được nhận thức đầy đủ và trân trọng? Tôi e là nhiều người đang lầm tưởng bởi chưa hiểu đúng và đủ về giáo dục bằng hình thức kỷ luật tích cực!
Chúng ta phải bảo vệ quyền được phát triển toàn diện của trẻ và bảo đảm cho trẻ lớn lên trong môi trường giàu yêu thương. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn cho mình cái quyền lớn tiếng mắng mỏ và nạt nộ mỗi khi nghe con trẻ bị la mắng hay đánh roi ở trường học.
Hãy thử nhìn lại hành trình xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực suốt bao năm qua, chúng ta ghi nhận về môi trường học đường an toàn và chất lượng đón bước chân con trẻ đến trường. Hiệu quả của những quy định về việc nhà giáo phải tôn trọng nhân phẩm người học, tránh xúc phạm thân thể người học ít nhiều đã tạo ra được những “quả ngọt” quả nhất định!
Video đang HOT
Tuy nhiên, thẳng thắn mà đánh giá thì không ít bố mẹ đang khiến hành trình giáo dục của thầy cô nhọc nhằn vô cùng bởi tính nuông chiều con cái quá mức, bảo bọc con cái vô điều kiện và bênh vực con cái bất kể đúng sai. Trẻ đến trường để học tri thức, rèn nhân cách mà trường học có những nội quy riêng để tạo ra nền nếp.
Vậy nên, khi trẻ không chấp hành nội quy, trẻ bị phạt là lẽ tất nhiên. Thế mà không ít trường hợp phụ huynh làm ầm lên khi nghe con phải quét sân, tưới cây, lau bảng. Tôi xin phép bỏ qua một vài trường hợp xấu xí liên quan đến việc bạo hành trẻ xuất phát từ sự hao hụt tình thương của một số người thầy diễn ra trong thời gian qua, tôi chỉ muốn luận bàn đến hình thức giáo dục tích cực trong trường học hiện nay.
Việc nhắc nhở trò khi vi phạm nội quy, có chế tài xử lý khi không chấp hành quy định học bài và làm bài… đang ngày càng bị tước bỏ khỏi quyền hạn của người thầy. Sẽ thế nào nếu người thầy làm ngơ khi trẻ mắc lỗi? Sẽ thế nào nếu người thầy “mặc kệ nó” khi trẻ sai lầm trong nhận thức, thái độ, hành động?
Một câu nói rất chua chát mà chúng tôi từng nghe: “Phụ huynh không cho nhà trường dạy trẻ, xã hội sẽ dạy nó!”, bố mẹ có nghe chăng?
Hãy kịch liệt phê phán và đả kích những cú bạt tai trời giáng và những lời miệt thị cay nghiệt từ người thầy thiếu chữ “tâm”! Nhưng đừng nhảy đùng đùng lên và ầm ầm lao đến trường rượt đuổi những người thầy đầy nhiệt tâm uốn rèn trò vào khuôn nếp! Giáo dục không hình phạt không phải lúc nào cũng hiệu quả và có tác dụng với tất cả học sinh.
Vâng, giáo dục trẻ chưa bao giờ là hành trình dễ dàng và dễ dãi. Giữa hình phạt và bạo lực mong manh vô cùng. Mong sao chúng ta biết điểm dừng để lời trách phạt của mình dừng ở ngưỡng an toàn, để trẻ biết sai mà sửa và cảm nhận trọn vẹn yêu thương từ chính sự nghiêm khắc của người lớn!
"Bùng nổ" tranh cãi về giáo dục khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ
Quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số chuyên gia cho rằng cách thức này chưa đúng nhưng phụ huynh "thả cơn mưa" lời khen.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học- ĐH Sư phạm Hà Nội, vừa có bài chia sẻ quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" .
Nữ tiến sĩ giáo dục chia sẻ, trẻ không bị phạt dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép.
Quan điểm này gây tranh cãi trên mạng xã hội!
Trả lời PV Dân trí , một số chuyên gia cho rằng cần xem xét lại quan điểm này về mặt khoa học. Tuy nhiên, nhiều độc giả lại "thả cơn mưa lời khen" cho TS Vũ Thu Hương.
Chỉ khuyên nhủ thôi: Chưa đủ!
Trong thư gửi đến tòa soạn, độc giả T. Thanh ủng hộ quan điểm của trên đây của TS Vũ Thu Hương: "Thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh, thuốc ngọt không làm được điều đó. Có những lỗi của trẻ cần phạt theo mức độ, kể cả dùng rồi vọt. Trẻ không bị đau sẽ không biết làm người khác đau sẽ như thế nào. Tuy nhiên, mức phạt cần trong giới hạn, không quá lạm dụng và biến tướng nó là được".
Đồng quan điểm trên đây, độc giả Dien Nguyen cho rằng, các cụ xưa đã có câu "Thương cho roi cho vọt" nên lớp người cũ có quan điểm sống khác. Riêng lớp trẻ hiện nay, do ít nhiều không được rèn dũa đạo đức nghiêm khắc nên có tình trạng đạo đức xuống cấp.
Độc giả Nguyễn Duy Hy tuyệt đối đồng thuận với quan điểm của TS Thu Hương. "Thế hệ chúng tôi lớn lên và trưởng thành trong chiến đấu, trong học tập xây dựng đất nước, đều được giáo dục bằng phương pháp này. Mặc dù ở tuổi trên dưới 70 nhưng chúng tôi tự hào đã trưởng thành như bố mẹ mong đợi", độc giả này nói.
Đồng tình với quan điểm này, bạn Nguyễn Chiến Thắng cũng đưa ra câu chuyện ngày xưa trẻ con nghịch ngợm, ông bà vẫn cho ăn roi ăn vọt là chuyện thường. Đa phần trẻ nhận được sự chỉ bảo ấy đều ngoan, không hẳn sang chấn tâm lý. Tất nhiên quan điểm của độc giả này, trách phạt phải có mức độ, không để đến mức bạo hành.
"Rất cảm ơn tiến sĩ bởi quan điểm và nhận xét rất đúng, chuẩn mực. Thực tế từ những năm 2000 tới nay, đạo đức giới trẻ còn học trên ghế nhà trường ngày càng đi xuống, chúng ta đừng đỗ lỗi cho ai mà hãy tự nhìn nhận thực tế", độc giả Đinh Nhật viết.
Còn theo bạn T. Thái: "Cá nhân tôi cho rằng, suy nghĩ của Tiến sĩ Vũ Thu Hương là hợp lý. Các cụ ta đã nói "Dạy con từ thủa còn thơ" hay "Thương cho roi, cho vọt"; Từ suy nghĩ, hành động của các con, tôi thấy chúng không nghe, không sợ bố mẹ bằng thầy, cô giáo. Vậy mà nơi để uốn nắn chúng nên người lại chỉ "khen", không có "phạt", vô tình chúng ta đã dạy con cháu chúng ta thói nịnh bợ, hay đề cao cái" tôi" từ bé".
"Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm trên. Tuy hôm nay chúng là trẻ con nhưng đó lại là tương lai sau này. Khi chuyển từ giáo dục cho roi cho vọt hẳn sang hình thức cưng chiều vô nguyên tắc, không áp dụng bất cứ hình thức phạt nào, sẽ chẳng bao giờ chúng ta có lớp công dân ý thức xã hội, có kỹ năng vượt khó trong đời và không biết tuân thủ pháp luật.
Khẳng định mình hoàn toàn đồng tình với TS Thu Hương về quan điểm giáo dục trên đây, độc giả Nguyễn Hiền cũng khẳng định, đã đến lúc không thể lấy "lời khuyên nhẹ nhàng" đối với những thói hư tật xấu của những học sinh cố tình vi phạm kỷ luật. Theo đó, phải có hình thức "phạt" hợp lý, đúng luật định, mới mong ngăn chặn tình trạng học sinh hư hỏng, coi thường thầy cô, nhà trường như hiện nay .
Quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số chuyên gia cho rằng cách thức này chưa đúng nhưng phụ huynh "thả cơn mưa" lời khen (Ảnh: Minh họa).
Trừng phạt khiến trẻ lo âu, bẽ mặt
Trong số "cơn mưa lời khen", một số độc giả và chuyên gia nêu quan điểm trái ngược. Bạn Thanh Tùng cho rằng, cần áp dụng cả hai biện pháp "khuyên nhủ" và "phạt" phù hợp, bởi mỗi cách thức đều có mặt tích cực, tiêu cực.
Độc giả Nguyễn Hà An cũng phản đối và cho rằng, khi một đứa trẻ đánh bạn mà "phạt" chép thêm một trang vở là không đúng.
"Có lẽ TS Thu Hương chưa đọc tài liệu về "giáo dục kỷ luật tích cực". Vì vậy, hãy suy nghĩ thấu đáo khi nêu ra quan điểm giáo dục", độc giả này nêu quan điểm.
"Nên đổi là "giáo phạt" chứ không phải là giáo dục. Hiện có nhiều nền giáo dục không phạt nhưng tại sao họ vẫn phát triển mà mình lại đi theo hướng ngược lại"?, độc giả Lương Lộc đặt câu hỏi.
Trao đổi với PV Dân trí , PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (ĐHGD- ĐHQG Hà Nội) cho rằng, việc kết luận mang tính thái cực, trắng- đen của chuyên gia Vũ Thu Hương trên đây rất khiên cưỡng.
"Không thể kết luận rằng, giáo dục bằng lời khuyên là phản tác dụng mà phải xem xét cách thức đưa ra lời khuyên có đúng không, người đưa ra lời khuyên có phải là tấm gương xứng đáng không, mối quan hệ giữa người đưa ra lời khuyên và người nhận lời khuyên có gần gũi, chân thành với nhau hay không.
Cha mẹ giáo dục con bằng lời khuyên, con không nghe, thậm chí làm trái thì không phải là lời khuyên vô dụng mà chính là vì bản chất mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không lành mạnh.
Điều cần làm ở đây không phải là lên án giáo dục bằng lời khuyên mà cần sửa chữa lại mối quan hệ mẹ - con", PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.
Đặc biệt, chuyên gia này khẳng định, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc trừng phạt nghiêm khắc chưa chắc đã khiến trẻ tự giác thực hiện theo những gì người lớn muốn và tính kỷ luật. Trái lại, trừng phạt làm trẻ cảm thấy lẫn lộn, lo lắng, bẽ mặt, tức giận và muốn đáp trả lại.
Ông Ngô Minh Uy, Giám đốc Công ty Tâm lý chuyên nghiệp WE Link, Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục TPHCM cũng chia sẻ quan điểm về cách dạy trẻ trên đây của TS Vũ Thu Hương.
Chuyên gia này lý giải, cách thức trên đây chung quy là làm cho đứa trẻ sợ hãi mà thay đổi hành vi theo ý người lớn. Tuy nhiên, một con người phát triển khỏe mạnh và lộ ra hết được các tiềm năng của chính người đó, chứ không phải nghe lời theo chuẩn mực của người khác hay xã hội.
"Lâu nay nhiều người có thói quen la mắng và trừng phạt đứa nhỏ, với mục đích khuất phục đứa trẻ bằng nỗi sợ. Đến ngày điều này đã được nội tâm hóa khiến chúng ta vô cùng thụ động và không có được lòng tự tôn khỏe mạnh. Vậy nên, đừng mong chúng ta thành những "công dân toàn cầu" dám có ý kiến hay quan điểm của bản thân", ông Ngô Minh Uy nói.
Giáo dục không phạt: Nếu còn chạy theo thành tích, lợi ích... Muốn một nền giáo dục không phạt, trước tiên phải thay đổi quan điểm, phải hướng tới một nền giáo dục hạnh phúc, không nặng thành tích.... Khi giáo dục chạy theo thương mại Quan điểm giáo dục "bằng khuyên nhủ không phạt đang dần hủy hoại trẻ" của một chuyên gia giáo dục đang gây nhiều tranh cãi. Theo lập luận của...