Giáo dục Anh tìm thấy cơ hội lớn từ sinh viên Việt
Hơn 10 trường ĐH, cao đẳng, các công ty đến từ Anh Quốc đã tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh.
Hơn 10 trường Đại học, cao đẳng và các công ty của Anh Quốc đã tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.
Từ ngày 15 đến 18-1, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với hơn 10 trường ĐH, cao đẳng, các công ty đến từ Anh Quốc tổ chức hội thảo, giao lưu tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhiều thế mạnh như: Ô tô, dệt may, xây dựng, khách sạn, Anh ngữ…
Theo TS Vũ Xuân Hùng – Viện trưởng Viện KHGD nghề nghiệp Việt Nam, mạng lưới gồm 1.989 cơ sở đào tạo trên cả nước (tính tới năm 2016) hoạt động không hiệu quả. Cụ thể: Việc đào tạo của các cơ sở giáo dục trong nước chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát, thiếu bền vững; các doanh nghiệp không có nhu cầu về đào tạo lao động; người học cũng rất khó tìm được đến với doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ông Herbert Lonsdale, Quản lý phát triển kinh doanh Quốc tế của IMI : “Ngành công nghiệp chế tạo xe hơi của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Sự gia nhập thị trường đầy tham vọng của Tập đoàn VinFast rất đáng chú ý. Với thế mạnh của mình là một tổ chức hoạt động chuyên sâu, được chứng nhận quốc tế (tiêu chuẩn IMI International) trong lĩnh vực thiết kế khung, tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ/chứng nhận đào tạo nghề trong ngành ô tô, IMI rất kỳ vọng và tin tưởng vào triển vọng hợp tác với những trung tâm dạy nghề hàng đầu ở Việt Nam”.
Trao đổi với PV, ông Matthew Lewis, đại diện hệ thống Newcastle College, : “Newcastle College rất mong muốn mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu rộng hơn với các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp, trường trung học, cao đẳng và đại học tại Việt Nam. Có thể thông qua hình thức liên kết đào tạo, cấp bằng kép hay trao đổi sinh viên và giảng viên”.
Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất đối với lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam là trình độ Anh ngữ yếu kém. Đại diện các trường đến từ Anh Quốc đều phàn nàn cả đầu vào và đầu ra với học viên lẫn giảng viên.
Bà Uyên Phạm, Giám đốc khu vực phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia, Hội đồng khảo thí tiếng Anh Cambridge, cho hay: “Việc học tiếng Anh không chỉ là các kỳ thi hay cấp học, mà quan trọng hơn chính là việc có được sự tự tin trong giao tiếp cùng trải nghiệm và cơ hội trong cuộc sống. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các trường dạy nghề tại Việt Nam xây dựng chuẩn đầu ra Anh ngữ. Hội đồng cũng sẽ hỗ trợ tư vấn chương trình giảng dạy và giáo trình”.
Theo Phapluattp.vn
Giáo dục nghề nghiệp sẽ có bứt phá trong năm 2018
Năm 2017, ngành giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã đạt được những thành quả hết sức tích cực, đây là bước tiền đề khả quan cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và giai đoạn tới: đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN và gắn đào tạo nghề với việc làm bền vững.
Thực hành nghê cơ khí động cơ ô tô Trường CĐ cơ điện Hà Nội
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), tinh đên hêt năm 2017, mạng lưới 1974 cơ sở giao duc nghê nghiêp (GDNN) đa tuyển sinh, đạt trên 2,09 triêu ngươi. Nhận thức của xã hội, của các bậc phụ huynh và các em học sinh đa co chuyên biên tich cưc khi quyết định con đường tương lai chính là học nghề, lập nghiệp. Kết quả tuyển sinh cho thấy bước đầu đã có sự thay đổi nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh và cá nhân học sinh khi quyết định con đường nghề nghiệp tương lai của con em mình và chính các em học sinh qua con đường học nghề, lập nghiệp.
Chất lượng đào tạo nghề được khẳng định thông qua việc Việt Nam 3 lần đạt nhất toàn đoàn trong các cuộc thi tay nghề ASEAN; học sinh, sinh viên Việt Nam đã giành được nhiều huy chương, chứng chỉ xuất sắc tại các cuộc thi tay nghề khu vực ASEAN và thế giới. Chất lượng dạy nghề nước ta đang từng bước tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế (Năm 2017, tại Kỳ thi tay nghề thế giới tại Abu - Dhabi thuộc các tiểu Vương quôc Ả rập thống nhất (UAE), Đoàn Việt Nam đã chính thức đạt 1 HCĐ và 5 chứng chỉ xuất sắc). Kỹ năng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp cac cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được nâng lên; lao động qua đào tạo nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện (lĩnh vực viễn thông, dầu khí, cầu đường....); khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ này đạt trên 90%, đặc biệt có ngành, nghề đạt tỷ lệ 100%.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh của hệ thống Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2018 theo Tổng Cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh, cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền tổng thể cho năm 2018, trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền hỗ trợ công tác tuyển sinh; Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền trên truyền hình, đài tiếng nói, báo giấy, báo điện tử, internet, ấn phẩm... Tuyên truyền đến các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đối tượng vừa học vừa làm; các Vụ, đơn vị của Tổng cục cần xây dựng nội dung tuyên truyền làm tài nguyên để triển khai công tác tuyên truyền như: Thông tin tuyển sinh, Mô tả nghề nghiệp, Cẩm nang chọn trường- chọn nghề, học nghề - khởi nghiệp, Hỏi đáp về Giáo dục nghề nghiệp, Tờ rơi về Giáo dục nghề nghiệp... Song song với đó là duy trì và mở rộng phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức hội, các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông để đa dạng hơn về nội dung và hình thức tuyên truyền. Phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc thông tin tuyển sinh, đưa thông tin các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào phiếu đăng ký tuyển sinh. Sớm làm việc với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để cùng phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền.....
Cũng theo TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, thực hiện mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, ngành sẽ thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp, trong đó 3 nhóm giải pháp đột phá là: Trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội; nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GDNN; Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng, gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội. "Một số giải pháp này đã và đang triển khai thực hiện, một số giải pháp cụ thể cần được Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030." - TS Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh.
Trong năm 2018 và giai đoạn tới, giáo dục nghề nghiệp sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý nhà nước về GDNN; nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN các cấp; xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật GDNN và các luật có liên quan theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện GDNN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực GDNN; hoàn thiện cơ chế tự chủ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN; Tập trung tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp. Cơ sở GDNN chủ động xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp đủ điều kiện trực tiếp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc; Tăng cường quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước, thống nhất thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo kết quả đầu ra. Chỉ tổ chức đào tạo khi dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của việc làm sau khi học xong.
Theo Baodansinh.net
Việt Nam Đan Mạch: Đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề Ngày 12/1, tại TPHCM đã diễn ra hội thảo đánh giá hiệu quả giai đoạn 1 của dự án hợp tác đào tạo nghề Việt Nam - Đan Mạch. Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại hội thảo Tại hội thảo, các nhà lãnh đạo giáo dục của Đan Mạch và Việt Nam,...