Giáo dục Anh sẽ mất vị thế toàn cầu nếu xa rời châu Âu
Vương quốc Anh phải ưu tiên tuyển sinh sinh viên châu Âu nếu muốn duy trì và cải thiện hơn nữa vị thế điểm đến du học toàn cầu.
Sinh viên châu Âu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục quốc tế tại Vương quốc Anh.
Mới đây, tổ chức Các trường đại học quốc tế Anh đã xuất bản Báo cáo Tuyển sinh Sinh viên quốc tế từ châu Âu và Báo cáo Du học Vương quốc Anh. Cả hai nghiên cứu đều chỉ ra rằng, việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đem đến nhiều bất lợi cho vị thế hàng đầu của Anh trong du học.
Ông Jamie Arrowsmith, Giám đốc tổ chức Các trường đại học quốc tế Anh, nhận định từ lâu, việc tuyển sinh từ châu Âu đã đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng đối với các trường đại học Anh. Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây cảnh báo quyết định rời EU của Vương quốc Anh đã tác động đến khả năng tuyển sinh sinh viên quốc tế.
Năm 2019, dữ liệu của UNESCO công nhận Vương quốc Anh là điểm đến du học phổ biến hàng đầu đối với 29 trong tổng số 47 quốc gia châu Âu. Tuy nhiên mức độ quan tâm đã giảm.
Theo hai báo cáo, nhu cầu du học Vương quốc Anh của sinh viên EU đã giảm 47% từ năm 2020 đến năm 2021. Trong giai đoạn 2019 – 2022, sinh viên từ 10 thị trường EU đã giảm mục tiêu du học đại học và sau đại học tại Anh.
Báo cáo cũng chỉ ra Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ireland là những thị trường lâu đời trong khi Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển là “thị trường tiềm năng cao” đối với ngành Giáo dục Anh. Romania, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Hy Lạp là những thị trường cần được quan tâm.
Video đang HOT
Lý giải về sự sụt giảm, ông Arrowsmith cho biết, hiện nay khi du học Anh, sinh viên EU phải đối mặt với nhiều rào cản và thách thức mới. Một trong số đó là học phí và chi phí sinh hoạt cao hơn so với thời điểm Vương quốc Anh còn là thành viên của EU. Bên cạnh đó là vấn đề nhập cư và cấp thị thực.
Ngoài ra, hiện nay nhiều quốc gia châu Âu đang đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục quốc tế. Không chỉ cung cấp chương trình học bằng tiếng Anh, các nước còn thu hút du học sinh bằng nhiều yếu tố như chi phí rẻ, học bổng đa dạng…
Nếu mất đi các thị trường tiềm năng tại EU, Anh cũng sẽ mất đi vị thế trên bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu.
Trước tình hình trên, hai nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp như cấp học bổng và hỗ trợ tài chính giúp du học sinh giảm nhẹ gánh nặng tài chính. Chính phủ cùng các trường đại học thống kê kết quả và tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên quốc tế để đưa ra giải pháp nâng cao những con số này.
Báo cáo cũng cảnh báo các trường đại học không dựa vào các thị trường tiềm năng khác ngoài châu Âu để bù đắp sự thiếu hụt. Nếu làm vậy, các trường sẽ phụ thuộc vào quốc tế, làm tăng thêm rủi ro về kinh tế lẫn giáo dục cho Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, ông Arrowsmith khẳng định, giáo dục tại Vương quốc Anh vẫn mang những lợi thế đáng kể. Đầu tiên, việc giảng dạy bằng tiếng Anh tại nước này rất phổ biến và chuyên nghiệp khi so sánh với nhiều thị trường du học khác. Ngoài ra, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học, song song vừa học vừa làm để trau dồi kinh nghiệm lẫn kỹ năng.
“Nhìn chung, sinh viên châu Âu đóng góp vai trò quan trọng đối với các trường đại học của Vương quốc Anh. Chúng ta cần hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các bên liên quan để xác định, phát triển và thúc đẩy cơ hội tuyển sinh từ các quốc gia láng giềng”, ông Arrowsmith bày tỏ.
Lần đầu tiên diễn ra hội thảo quốc tế về Giáo dục Công dân toàn cầu
Từ ngày 29 - 30/7/2022, hội thảo 'Khám phá ranh giới của Công dân toàn cầu' (Exploring Boundaries of Global Citizenship - EBGC) sẽ diễn ra với sự tham gia...
Định nghĩa về giáo dục Công dân toàn cầu (GDCDTC) trong bối cảnh rộng lớn
GDCDTC là quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi để xây dựng kiến thức, kỹ năng và giá trị làm việc trong một bối cảnh rộng lớn hơn.
GDCDTC là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, phụ huynh và sinh viên quốc tế
Theo TS. Marisha McAuliffe - Giám đốc Dịch vụ sinh viên Swinburne Việt Nam, đại diện BTC hội thảo EBGC, kể từ năm 2015 khi UNESCO lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về GDCDTC đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi.
"Với sự phức tạp của những biến đổi, thế giới ngày nay không còn giới hạn trong thành phố hay quốc gia bạn đang làm việc mà được mở rộng theo nhiều bối cảnh khác nhau. Ở Việt Nam, có thể ngay chính các sinh viên, thanh niên và các nhà giáo dục đang tiếp cận các chương trình kỹ năng Công dân toàn cầu cũng chưa nhận ra bối cảnh toàn cầu đang được định hình như thế nào" - bà nói.
Với ý nghĩa đó, hội nghị "Khám phá ranh giới của Công dân toàn cầu" (EBGC) được mở ra nhằm tập trung vào vai trò của các trường đại học trong việc giúp sinh viên sẵn sàng đáp ứng những thách thức và đòi hòi của một thế giới luôn thay đổi - nơi sẽ cần đến những kỹ năng vượt xa những kiến thức mà họ đang có.
Diễn đàn kết nối các nhà giáo dục, hoạch định chính sách và sinh viên quốc tế
Diễn ra trong 2 ngày với các phiên trình bày và thảo luận, hội thảo là nơi chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp những quan điểm, nghiên cứu mới của các học giả, chuyên gia giáo dục, nhà hoạch định chính sách, những người đang tiếp cận và thực hành các chương trình GDCDTC.
Nhiều chuyên gia giáo dục sẽ tham gia trình bày tại hội thảo
Hội thảo đón nhận sự quan tâm tham gia của đại diện các tổ chức quốc tế như UNESCO Việt Nam, UN Women, World Bank, Đại sứ quán New Zealand, Đại sứ quán Australia, Ngân hàng ANZ; đại diện Bộ GD&ĐT cũng như các trường đại học trong nước và quốc tế.
Các sinh viên đang quan tâm đến việc phát triển và thích ứng trong một bối cảnh rộng lớn cũng sẽ tham gia hội nghị này. Sinh viên được tham gia miễn phí vào các phiên trình bày và thảo luận để cùng trao đổi cởi mở về vấn đề này. Đặc biệt một phiên toàn thể sẽ do chính các sinh viên Swinburne Việt Nam điều hành.
Các phiên nội dung nhằm xoay quanh nhằm giải quyết các câu hỏi công dân toàn cầu là gì, tại sao việc giáo dục công dân toàn cầu là quan trọng, các vấn đề hiện tại trong việc đào tạo và làm thế nào để các trường học có thể trang bị các kỹ năng này tốt hơn cho sinh viên.
Những góc nhìn đến từ phụ huynh, sinh viên cũng sẽ giúp các chuyên gia giáo dục xem xét các phương pháp và chương trình đào tạo công dân toàn cầu hiện có, nhằm đảm bảo người học sẽ được hưởng lợi một cách tốt hơn từ các chương trình này.
Là một trong những hội thảo đầu tiên vượt ra khỏi các thực tiễn hiện tại liên quan đến GDCDTC, EBGC được dẫn dắt bởi các chuyên gia (keynote speaker) như bà Tredene Dobson - Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, TS. Andrew Kong - Phó hiệu trưởng kiêm Giám đốc điều hành Giáo dục nghề nghiệp Đại học Công nghệ Swinburne, GS. Kim Wilkins - Phó Trưởng khoa Nghiên cứu Khoa KHXH&NV Đại học Queensland, GS. Ly Trần - Thành viên Hội đồng nghiên cứu Đại học Deakin, bà Sophia Li - Giám đốc Khu vực Trung Quốc đại lục của Times Higher Education.
Thông qua các chủ đề như vai trò của công nghệ kỹ thuật số, khả năng phục hồi, khả năng thích ứng, sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự đa dạng và khoan dung, sáng tạo, tư duy phản biện, ngoại giao quốc tế..., người tham dự sẽ được cung cấp những góc nhìn, nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực này trong một bối cảnh rộng lớn.
Mở cổng đăng ký từ ngày 6-5-2022, hội thảo vẫn đang thu hút sự quan tâm của những khách mời - những người quan tâm và đang thực hành các chương trình Công dân toàn cầu. Các chuyên gia, học giả, phụ huynh và sinh viên quan tâm đăng ký tham dự hội thảo tại đây.
Mô hình giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến nhiều trẻ em ao ước Sự thành công của hệ thống giáo dục đã giúp Phần Lan nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về giáo dục. Vậy điều gì đã khiến nền giáo dục của quốc gia này vượt trội hơn so với nhiều nước khác? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Vào một buổi chiều tháng 9 ấm áp...