Giáo dục an toàn mạng: Giúp trẻ an toàn từ trường học
Các trào lưu thử thách, gia tăng bạo lực học đường bởi mâu thuẫn trên mạng, trẻ xâm phạm cơ thể bạn cùng lớp do xem phim ảnh…
Học sinh cần được trang bị kiến thức để phòng tránh các trang mạng độc hại. Ảnh: IT
Nhiều ý kiến cho rằng cần sớm đưa giáo dục an toàn mạng vào trường học, mà cụ thể bộ môn Tin học để giáo dục kiến thức, kỹ năng mạng tốt hơn cho trẻ.
Lệch chuẩn từ mạng
Xã hội phát triển, mạng Internet trở nên phổ biến và thông dụng hơn với mỗi người. Nó không chỉ mang lại cơ hội học tập, giáo dục cho trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Thực tế cho thấy, sử dụng mạng xã hội thiếu định hướng và không có kỹ năng tự bảo vệ, trẻ phải đối diện với hàng loạt nguy cơ như: Bị dụ dỗ tham gia những hoạt động vi phạm pháp luật, trở thành nạn nhân của tội phạm. Thậm chí bị xâm hại tình dục, bạo lực học đường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dụ dỗ mua bán ma túy.
Gần đây nhất, một bé trai tại trường mẫu giáo ở Hải Phòng trong giờ ngủ trưa đã có hành vi được cho là xâm phạm cơ thể bé gái cùng lớp khiến dư luận dậy sóng. Chỉ trích giáo viên, nhà trường cũng có nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng, đây là hệ lụy từ việc trẻ tiếp cận những hành vi xấu từ điện thoại, Internet, thậm chí vô tình nhìn thấy người lớn thực hiện mà tò mò làm theo… chứ không ý thức về tình dục và chưa biết đó là hành vi xấu.
Video đang HOT
TS chuyên ngành giáo dục Vũ Việt Anh – Giám đốc Học viện Thành công (Hà Nội) khẳng định: Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có hành vi lệch chuẩn. Tuy nhiên, mạng Internet với không ít phim, hình ảnh, truyện “đen”… không được ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, xử lý triệt để… là nguyên nhân đáng quan ngại hơn cả.
“Để bảo đảm an toàn cho trẻ trên không gian mạng, cần thiết và quan trọng hơn cả là tăng cường giáo dục kỹ năng an toàn từ các cơ sở giáo dục và bắt đầu từ cấp học nhỏ nhất. Các nội dung giáo dục an toàn mạng có thể lồng ghép các môn học, và đặc biệt bộ môn Tin học…” – TS Vũ Việt Anh bày tỏ quan điểm.
Không ít trẻ em ở lứa tuổi mầm non đã được bố mẹ cho sử dụng các thiết bị kết nối Internet. Ảnh: IT
Giáo dục sớm – an toàn cao
TS Vũ Việt Anh cho rằng: Giao tiếp mạng xã hội cũng như giao tiếp thông thường. Vì vậy nếu trẻ không được học sẽ dễ mắc những lỗi sơ đẳng. Và thậm chí, khi “trống” những kiến thức, kỹ năng trên mạng xã hội sẽ dẫn tới những hệ quả không tốt.
Mặt khác, dạy kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội thông qua bộ môn Tin học cần triển khai sớm (có thể từ tiểu học). Nội dung dạy cần thực tế và sinh động hơn để thu hút sự quan tâm. Thay lý thuyết khô cứng bằng những kỹ năng thiết thực có thể ứng dụng vào cuộc sống, giúp HS nhận biết được đúng sai, biết đề phòng, xử lý các tình huống nhất định… Thay vì kiến thức hàn lâm, HS có thể học cách lập trình, chơi game, điều khiển, giao tiếp, ứng xử văn hóa trên mạng, cách thức sử dụng mạng xã hội… qua các giờ Tin học.
Theo TS Vũ Việt Anh, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không cho trẻ giao tiếp trên mạng xã hội cũng đồng nghĩa đóng cánh cửa tương lai của trẻ. Điều cha mẹ cần chú ý để tạo ra sự an toàn cho trẻ khi tham gia mạng xã hội là hãy tạo các từ khóa để chặn website, phần mềm độc hại… Cha mẹ nhất định phải đọc, nghiên cứu và hiểu biết về những công cụ lọc, chặn để có thể ứng dụng vào việc hạn chế trẻ truy cập những nội dung không tích cực..
Mặt khác, hãy dạy và hướng dẫn con trẻ cách tìm các từ khóa tích cực, tránh lan man, tập trung vào đúng vấn đề, lĩnh vực mà mình quan tâm; Đồng thời đưa ra kế hoạch, thời gian nhất định khi trẻ lên mạng. Bố mẹ phải đóng vai trò là người giám sát, hỗ trợ, đồng hành chứ không thể cấm đoán, dẫn dắt.
NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (Hà Nội) cũng khẳng định: Đưa giáo dục an toàn không gian mạng vào trường học từ sớm là vô cùng cần thiết. Đối với bậc tiểu học, ngoài việc đưa vào giáo dục kỹ năng an toàn trên mạng vào môn Tin học, có thể giáo dục thông qua các môn học khác để HS dễ dàng nhận biết thông tin lành mạnh, có khả năng từ chối hay ứng phó với tình huống xấu, gây tác hại cho bản thân và cộng đồng.
PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh khẳng định: Việc giáo dục kỹ năng an toàn mạng từ bậc tiểu học không hề sớm bởi hiện nhiều gia đình đã cho con em sử dụng các phương tiện kết nối mạng. Đừng nghĩ các em còn nhỏ không biết gì mà chủ quan hoặc bỏ qua giáo dục an toàn mạng. Giáo dục sớm là cách bảo vệ và giúp các em tiếp xúc với môi trường mạng an toàn lành mạnh từ khi bắt đầu hình thành tư duy ý thức cuộc sống…
Bắc Giang: Phát triển mô hình vườn rau sạch trong trường học
Những năm gần đây, các trường học ở Bắc Giang đã xây dựng môi trường xanh ngay tại trường. Cùng với việc trồng cây xanh, các trường tận dụng những khoảng đất trống để lập mô hình vườn rau sạch.
Niềm vui thu hoạch của cô trò trường MN Bích Sơn
Năm học này, trường Tiểu học Bích Sơn (huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã khởi xướng mô hình trồng rau sạch sớm hơn mọi năm. Công việc trồng rau do Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ về phân bón, nhà trường lo về hạt giống, cây và giáo viên là người trực tiếp giúp đỡ học sinh kỹ năng, kiến thức gieo trồng và chăm sóc.
Tận dụng những khu đất trống, nhà trường đã tổ chức cho thầy cô cùng các em học sinh trồng rau xanh trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Theo đó, học sinh mỗi lớp sẽ phụ trách vườn rau của lớp mình. Các em tự xới đất, gieo hạt, tưới cây đến chăm sóc, vun trồng. Sau khi có rau thành phẩm, các lớp sẽ tổ chức thu hoạch theo từng đợt, phục vụ bữa ăn hằng ngày cho học sinh, nhiều trường mở phiên chợ bán rau sạch cho phụ huynh.
Từ một số loại rau dễ trồng ban đầu như cải mầm, rau muống, đến nay vườn rau của học sinh các trường MN, Tiểu học, THCS đã có thêm nhiều loại mới như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau mồng tơi, giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức về đặc điểm phát triển của các loại rau, cũng như hiểu rõ cách chăm sóc, vun trồng từng loại cây, qua đó góp phần hình thình thói quen bổ sung rau vào thực đơn ăn uống của gia đình.
Nhiều năm học gần đây vườn rau của các nhà trường luôn xanh tốt, các em học sinh đã có kinh nghiệm trồng rau vì thế cả cô và trò đều rất hào hứng với công việc này. Mùa nào thức nấy, bốn mùa học sinh nhà trường đều có rau xanh để cải thiện bữa ăn, đảm bảo chất lượng, tạo cảnh quan xanh mát trong khuôn viên nhà trường.
Vườn rau của trường tiểu học Bích Sơn
Cô Phan Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Bích Sơn cho biết: Nhà trường đã tận dụng khu đất trống trong trường và cho học sinh tham gia sản xuất. Qua quá trình tăng gia sản xuất như vậy thứ nhất là tạo cho học sinh ý thức, trách nhiệm trong quá trình học tập và trong quá trình chăm sóc, thứ hai nữa là tăng thêm nguồn thu nhập.
Từ quá trình trồng rau như vậy các em tự chăm sóc rau nhập vào nhà ăn bán trú của trường rồi lấy nguồn kinh phí đó để tổ chức các hoạt động cho lớp. Qua những hoạt động như vậy, chúng tôi thấy rất thiết thực và giáo dục cho học sinh rất nhiều ý thức về học tập, về quá trình chăm sóc bản thân, về ý thức lao động.
Mô hình vườn rau xanh đã tạo điều kiện để học sinh được rèn luyện mình, có ý thức về lao động, biết trân trọng những thành quả lao động gắn việc học đi đôi với hành, nhà trường gắn với lao động sản xuất. Khi đến đợt thu hoạch, rau sẽ được bán lại cho nhà bếp tại trường và số tiền thu được sẽ gây quỹ của công đoàn trường để khen thưởng đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Bà Đỗ Thị Hương - Trưởng Phòng GD& ĐT huyện Việt Yên cho biết: Mô hình gắn việc giảng dạy với thực tiễn lao động sản xuất, qua đây giúp các em học sinh được làm quen với mô hình nông nghiệp sạch và được thực hành thực tế. Nhờ vậy trường học trở nên gần gũi hơn với giáo viên và học sinh, tạo môi trường dạy và học thoải mái, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường đại học Mở Hà Nội tạo cơ hội học tập cho mọi người Giáo dục mở là một xu hướng, hướng tới nền giáo dục tiên tiến, được hiểu khái quát là một triết lý hướng tới loại bỏ các rào cản trong việc tiếp cận với giáo dục. Xuất hiện tại Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20 với nhiều loại hình phong phú, giáo dục mở đã trở thành một...