Giáo dục 24h: Hàng loạt trường ĐH công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2015
Danh sách học sinh giỏi quốc gia năm 2014; Hàng loạt trường ĐH công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2015; Trao học bổng “Vì em hiếu học” tại Yên Bái… là những tin chính của bản tin giáo dục 24H hôm nay.
Ảnh minh họa.
Ngày 3/2, Bộ GD-ĐT công bố kết quả kỳ thi HSG quốc gia được tổ chức vào ngày 8-10/1. Em Nguyễn Tuấn Hải Đăng mang lại niềm tự hào cho trường ĐH Quốc gia Hà Nội khi là thí sinh đạt giải nhất môn Toán với 33 điểm. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng là ngôi trường đạt nhiều thành tích khi có 66 thí sinh đạt giải, trong đó có 5 nhất, 24 nhì và 25 ba.
Hà Nội là địa phương có số lượng đạt giải lớn nhất cả nước với 140 em. Trong đó có 10 em đạt nhất, 47 nhì và 42 giải ba. Ngoài ra, Hải Phòng có 85 thí sinh đạt giải, Nghệ An: 82, Nam Định: 78, TP HCM là 52.
Năm học 2013 – 2014, trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) dẫn đầu về số lượng thí sinh đạt giải. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn là thành phố đứng đầu về số lượng học sinh đoạt giải với 137 em.
Tin vắn
- Từ ngày 16 đến 19/3, khóa học đặc biệt dành cho chuyên gia về khởi nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa đào tạo do NESTA, tổ chức hàng đầu về đổi mới tại Vương quốc Anh xây dựng. Tổng giá trị khóa học là 2.500 USD. Hội đồng Anh cho biết sẽ tài trợ 2.400 USD cho 15 hồ sơ đăng ký xuất sắc nhất.
- Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đã thành lập các đoàn kiểm tra điều kiện tuyển sinh của các trường THPT, chuẩn bị cho việc tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015- 2016. Theo số liệu của sở, năm học tới số học sinh (HS) dự tuyển vào lớp 10 dự kiến tăng thêm 10.000 HS.
- Nhiều trường ĐH cho biết sẽ thưởng Tết bằng lương tháng thứ 13. Ngoài phần “cứng” này, lãnh đạo các trường đều luôn cố gắng có những món quà tinh thần ấm cúng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên dịp Tết đến, xuân về.
- Ngày 3/2, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM cho biết đã vận động thêm được 400 vé xe Tết miễn phí hỗ trợ các sinh viên khó khăn. Trước đó, Trung tâm đã vận động và trao tặng 2.200 vé xe Tết cho sinh viên gia đình chính sách, người dân tộc, vùng sâu và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên trong chương trình “Chuyến xe mùa Xuân”.
- Ngày 3/2, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Cạn tổ chức đoàn công tác vào thăm, trao 162 áo ấm tặng học sinh tiểu học, trung học cơ sở xã Liêm Thủy, huyện Ra Rì (Bắc Cạn). Áo ấm mới được trao tặng cho học sinh con em đồng bào dân tộc Dao, Nùng, Tày đang học tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã Liêm Thủy càng có ý nghĩa hơn khi Tết Nguyên đán Ất Mùi đang đến gần và vào những ngày rét buốt hiện nay.
Tuyển sinh
Hàng loạt trường ĐH công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2015:
Video đang HOT
- Ngày 3/2, ĐH Quốc gia TP.HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2015 của các đơn vị thành viên. Theo đó, Trường ĐH Bách khoa dự kiến tăng 190 chỉ tiêu so với năm 2014, Trường ĐH Công nghệ thông tin tăng thêm 200 chỉ tiêu. Các đơn vị còn lại chỉ tiêu giữ mức ổn định so với năm ngoái.
- Sáng 3/2, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015. Theo đó, năm nay trường tuyển 1.410 chỉ tiêu, tăng 40 chỉ tiêu so với năm ngoái. Riêng ngành y đa khoa, trong 1.000 chỉ tiêu có 200 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Trường xét tuyển thí sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, trong trường hợp thí sinh đồng điểm sẽ sử dụng thêm tiêu chí phụ gồm: điểm thi THPT quốc gia môn ngoại ngữ, trung bình cộng điểm học tập 3 năm học THPT.
- Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM năm 2015 xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Chỉ tiêu hệ ĐH như sau: Nhóm Ngành Khoa học hàng hải, Chỉ tiêu 330; Nhóm ngành Điện, điện tử: Chỉ tiêu 360; ngành Kỹ thuật tàu thuỷ: Chỉ tiêu 140; Ngành Kỹ thuật cơ khí: Chỉ tiêu 260; Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng: Chỉ tiêu 280; Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Chỉ tiêu 400; Ngành Công nghệ thông tin: Chỉ tiêu 130; Ngành Truyền thông và mạng máy tính: Chỉ tiêu 80; Ngành Kinh tế vận tải: Chỉ tiêu 200; Ngành Kinh tế xây dựng: Chỉ tiêu 170; Ngành Khai thác vận tải: Chỉ tiêu 150.
Hệ cao đẳng chính quy trường tuyển 60 sinh viên/ngành.
- Trường ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia với tổng 5.300 chỉ tiêu năm 2015.
- Trường ĐH Công nghiệp TP HCM năm 2015 tuyển 8.500 chỉ tiêu, trong đó có 8.000 chỉ tiêu đại học. Bậc cao đẳng: 50% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT; 50% chỉ tiêu xét tuyển từ học bạ.
- Trường ĐH Công nghệ TP.HCM công bố 4.600 chỉ tiêu hệ ĐH và 1.200 chỉ tiêu cao đẳng kỳ tuyển sinh năm 2015.
- Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã công bố phương án tuyển sinh năm 2015 với tổng chỉ tiêu 2.050 hệ ĐH chính quy .
Học bổng – Du học
Nhiều cơ hội nhận học bổng toàn phần từ chính phủ Úc: Trong năm học 2016, Học bổng Chính phủ Australia sẽ trao 140 suất học bổng cho các ứng viên Việt Nam xuất sắc có nguyện vọng học sau đại học tại Australia. Vòng tuyển chọn từ ngày 1/2 đến 31/3/2015.
Học bổng Chính Phủ Australia là học bổng toàn phần. Mỗi học bổng bao gồm chi phí vé máy bay, học phí và sinh hoạt phí tại một trường đại học đẳng cấp quốc tế của Australia. Trị giá của học bổng có thể lên tới 300,000$.
Để biết thêm thông tin tham khảo trang webwww.australiaawardsvietnam.orghoặc gửi câu hỏi qua email tớiinfo@australiaawardsvietnam.org hoặc gọi đường dây nóng (04) 3938-7375 (8h30-16h00 từ thứ hai đến thứ sáu, cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2015).
Khởi động chương trình học bổng Hoàng tử Andrew: ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV) vừa công bố chương trình Học bổng Hoàng tử Andrew 2015. Ra đời từ năm 2010 đến nay, chương trình Học bổng Hoàng tử Andrew đã trở thành cầu nối giúp các học sinh Việt Nam có cơ hội “du học Anh Quốc” ngay chính tại đất nước mình
BUV, chương trình học bổng Hoàng tử Andrew được áp dụng rộng rãi cho tất cả những học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp THPT. Học sinh được lựa chọn cho học bổng dựa trên sự kết hợp các yếu tố: thành tích học tập, kinh nghiệm tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và có tiềm năng trở thành những nhà lãnh đạo làm việc trong các cơ quan chính phủ, trong lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu học thuật. Thông tin chi tiết, truy cập website: www.buv.edu.vn hoặc email: info@buv.edu.vn.
Trao học bổng “Vì em hiếu học” tại Yên Bái: Thực hiện Chương trình trao học bổng “Vì em hiếu học” nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Bộ GD&ĐT, Đài Tiếng nói Việt Nam, TƯ Hội khuyến học VN, hôm qua 2/2 chi nhánh Viettel Yên Bái phối hợp với Hội khuyến học tỉnh Yên Bái đã trao học bổng cho 10 học sinh tiểu học và THCS xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên
Chi nhánh sẽ tiến hành trao 720 suất học bổng tại 72 xã vùng 135 của tỉnh trị giá mỗi suất 1 triệu đồng, hỗ trợ 2 triệu đồng cho quỹ khuyến học các nhà trường vùng đặc biệt khó khăn, giúp các trường nâng cao điều kiện giảng dạy và làm tốt công tác khuyến học vùng cao.
Kotex trao 300 suất học bổng cho nữ sinh tài năng Việt Nam: Quỹ học bổng “Kotex – Vì nữ sinh tài năng Việt Nam” là chương trình do công ty Kimberly-Clark Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT triển khai từ năm 2003.
Năm nay, quỹ sẽ trao tặng 300 suất học bổng cho các nữ sinh ở 20 tỉnh thành, mỗi suất trị giá 1,5 triệu đồng và quà tặng từ nhãn hàng Kotex. Được biết, 2 lễ trao học bổng tiêu biểu diễn ra tại tỉnh Bình Dương và Nghệ An vào ngày 19 và 26/01.
Trao học bổng Vừ A Dính cho học sinh nghèo: Tại Sơn La, Hội đồng Đội T.Ư vừa trao 30 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh đến từ 3 huyện Mường La, Thuận Châu và Vân Hồ của Sơn La (mỗi suất học bổng trị giá 500.000 đồng). Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư Nguyễn Long Hải tham dự.
Dịp này, Hội đồng Đội T.Ư tặng 200 chiếc bánh chưng cho 100 em học sinh các huyện trong tỉnh. Nhà thiếu nhi tỉnh thuộc Tỉnh Đoàn Sơn La phối hợp với các đơn vị cũng trao 70 suất quà cho các em học sinh khó khăn.
Phát ngôn ấn tượng
“Trong năm qua, điều hơi tiếc là trọng tâm cải cách giáo dục đáng ra giáo dục đại học là khâu yếu nhất lại không ai đả động gì. Rõ ràng đây mấu chốt cần giải quyết vì giáo dục đại học quyết định sự phát triển đất nước trong đào tạo nhân lực cho xã hội”, GS Ngô Bảo Châu.
Cùng bạn đọc Bắt đầu từ hôm nay (4/2) Trang Tấm Gương, Báo Tiền Phong ra mắt bản tin “Giáo dục 24H” vào mỗi buổi sáng hằng ngày – tổng hợp ngắn gọn các tin tức giáo dục diễn ra trong 24 giờ. Bản tin được chia thành các phần chính như: Tin nổi bật; Tin vắn; Học bổng – Du học; Phát ngôn ấn tượng. BBT Tấm Gương mọng được sự nhận xét góp ý của quý bạn đọc và các bạn học sinh, sinh viên để chuyên mục ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi góp ý xin gửi về theo địa chỉ Email: tamguongonline@gmail.com. Trân trọng.
Theo Tamguong.vn
Cách dạy con pha trộn hai nền văn hóa của GS Ngô Bảo Châu
Đam mê Toán học, bận bịu với công việc sau khi nổi tiếng khắp thế giới nhưng chưa bao giờ GS Ngô Bảo Châu quên mình đang đảm nhận vai trò người cha của ba cô con gái.
Chính vì vậy, anh luôn trăn trở với việc làm sao để các con có sự phát triển tốt nhất. Điều đặc biệt là việc sống ở nước ngoài đã giúp vị giáo sư trẻ tuổi kết hợp được phương pháp giáo dục giữa Á và Âu một cách hiệu quả. Anh tôn trọng cá tính, sự phá cách của trẻ nhưng trước đó đã đưa ra những khuôn phép nhất định.
Gia đình GS Ngô Bảo Châu.
Cái tốt cho mình chưa chắc đã hợp với con
GS Ngô Bảo Châu lập gia đình ở tuổi 22 với người bạn gái học cùng chuyên toán thời phổ thông. Anh cho rằng, gia đình đã giúp anh cân bằng cuộc sống tinh thần với việc nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, vì kết hôn sớm nên ban đầu cuộc sống của vợ chồng anh cũng gặp nhiều khó khăn. Tại đại học Paris XI, anh nhận mức lương 3.000 EUR mỗi tháng nhưng đã phải chi mất một nửa để trả tiền thuê nhà. Vì vậy, khi các con còn nhỏ, vợ chồng anh phải đưa về Hà Nội nhờ ông bà nội chăm sóc vì ở nước ngoài không có tiền thuê người giúp việc, bản thân lại phải làm việc nhiều không đủ thời gian chăm con. Khi các con được khoảng 4-5 tuổi, anh mới đưa sang Pháp.
Có lẽ vì khoảng thời gian đầu vất vả như vậy và niềm đam mê Toán học đang vào giai đoạn "cao trào" nên đối với cô con gái cả, GS Châu luôn cảm thấy mình có khuyết điểm vì đã không gần gũi con nhiều hơn. "Có lần, cô bé nói với bố như thế này: "Bố không quan tâm đến bọn con, bố chỉ quan tâm đến môn toán của bố". Trẻ con có ưu điểm luôn nói thật. Câu nói ngây thơ đó đã cảnh tỉnh tôi rất nhiều", GS Châu cho biết.
Cũng chính từ câu nói của con mà GS Châu nhận ra rằng, về chuyện dạy con, điều quan trọng nhất vẫn là dành thời gian cho trẻ. Điều này anh đã không làm được với con gái lớn vì khi cháu còn nhỏ thì anh cũng còn trẻ quá, đầu óc bị cuốn hút vào đề án Bổ Đề. Tuy nhiên anh đã "nghiêm khắc rút kinh nghiệm" từ lời phê bình của con gái đầu để cố gắng làm tốt hơn với hai con gái sau.
GS Châu cho biết, lúc đầu anh khá tin vào các phương pháp giáo dục từ sách vở. Nhưng càng ngày, anh càng thấy chúng chỉ áp dụng được cho số lớn, không áp dụng được cho số nhỏ là mình và con cái của mình. Cái chính vẫn là phải có thời gian cho con, biết lắng nghe và động viên con.
Anh chia sẻ: "Sai lầm lớn nhất mà bản thân tôi cũng đã mắc phải là nghĩ cái gì tốt cho mình thì ắt là tốt cho con. Nhưng để biết chính xác cái gì tốt cho con là rất khó. Tiềm năng của mỗi đứa trẻ rất khác nhau. Để hiểu được, phải cần nhiều thời gian lắng nghe và chia sẻ với con".
Từ khi nhận ra điều quan trọng trên, GS Ngô Bảo Châu luôn dành nhiều nhất thời gian có thể để ở bên các con. Tuy nhiên là một người bận rộn nên anh phải tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. "Học sinh bên Mỹ tan học vào khoảng 15 giờ chiều, lúc đó đang giờ làm việc nên tôi không thể thường xuyên đi đón con. Tuy nhiên, hôm nào vợ cần tôi đón bọn trẻ tôi vẫn thu xếp được. Nếu có điều kiện, tôi cũng thích được đi đón con.
Tôi thường cùng các con đi bộ ra bến xe buýt, rồi đi xe buýt về nhà, vì tôi không thích lái xe. Trước cổng trường học của các con có một sân trượt băng. Vào mùa đông, hôm nào rỗi rãi mấy bố con trượt băng với nhau rồi đi bộ về. Từ trường Lab School, nơi các con học, đi bộ về đến nhà chỉ mất khoảng nửa tiếng. Buổi tối ở nhà, sau bữa ăn gia đình tôi hay ngồi tâm sự với cô gái bé nhất, sau khi bạn ấy đi ngủ thì tôi đọc sách", anh chia sẻ về những khoảng thời gian ít ỏi để trò chuyện và vui chơi với các con.
GS Ngô Bảo Châu và cô con gái út.
Bố với con không nên là bạn
Mặc dù ảnh hưởng nhiều bởi nền giáo dục cởi mở, tự do phương Tây nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn đưa các con vào khuôn khổ theo cách giáo dục của người Á Đông. Anh tôn trọng ý kiến của trẻ như ý kiến của người lớn nhưng vẫn phân định rạch ròi giữa hai vị trí làm bố và làm con.
"Nhiều người thích làm cách mạng giáo dục, cứ bắt thầy với trò là bạn, bố với con là bạn. Cái này cực kỳ sai lầm vì thực ra trò cần mình làm thầy, chứ không cần mình làm bạn. Con cần mình làm bố chứ không cần mình làm bạn. Làm bạn có thể vui hơn, nhưng trẻ con sẽ bị thiệt thòi. Làm thầy, làm bố không đồng nghĩa với độc tài, mà là có ý thức để một số ranh giới không cho trẻ vượt qua vì có thể nguy hiểm đến thể xác hoặc sự phát triển của tâm hồn. Trẻ sẽ không giận nếu trong một số việc mình quyết định thay cho nó, mà có khi không giải thích được cặn kẽ. Chỉ có điều quyết định của mình phải nhất quán, không tùy tiện, nay thế này mai thế khác", GS Châu chia sẻ.
Từ sự phân định rạch ròi trên mà GS Châu đưa ra những yêu cầu nhất định đối với con. Anh cho rằng: "Học cái gì cũng phải có phương pháp, chứ không thể học kiểu lãng tử được. Với trẻ con, ban đầu cần phải gò vào khuôn, sau đó thì mới có thể nổi loạn, phá cách. Trước hết phải có cách thì mới có cái gì mà phá, chứ ngay từ đầu đã hỗn mang thì mức độ sáng tạo sẽ rất vừa phải. Các triết lý chung chỉ nên dừng ở mức là bảo mình không nên làm gì, chứ không nên bảo mình phải làm gì và phải làm như thế nào".
Sự nghiêm khắc của vị giáo sư còn thể hiện ở việc dạy các con tiết kiệm. Anh cho biết: "Có những chuyện không nên nói với trẻ con, điển hình là tiền. Trẻ con nhà tôi chỉ hiểu sơ sơ là tiền dùng để mua các thứ đồ dùng và cần tiết kiệm tiền. Hoàn toàn không có khái niệm là phải đi làm để kiếm tiền. Có bé nhà tôi được bố đưa ra công viên chơi. Tôi hỏi bé thích chơi trò gì. Bé nói trò gì cũng được, miễn là không tốn tiền. Cô này "ki bo" giống hệt bố. Nhưng tôi nghĩ rằng, biết tiết kiệm chính là cách tốt nhất để không bị lệ thuộc vào đồng tiền. Có thì tốt, không có thì thôi".
Chính mẹ GS Châu - PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cũng phải công nhận về sự nghiêm khắc của anh đối với các con: "Tôi thường nói đùa rằng, ba cô con gái của Châu sống như binh sĩ trong trại lính. Mẹ các cháu cũng nói vậy. Các cháu được chiều khi sống cùng ông bà ở Hà Nội, song khi trở lại Pháp thì phải vào khuôn khổ vì hai đứa không có nhiều thời gian để chiều chuộng con. Châu bảo các kênh truyền hình ở bên đó không có lợi cho trẻ em vì toàn chiếu những chương trình quảng cáo. Vì thế những đứa trẻ không được bố khuyến khích xem tivi kể từ khi sang đó".
Bên cạnh sự nghiêm khắc theo truyền thống Á Đông, GS cũng rất coi trọng sự phát triển nhân cách cho con qua các hoạt động xã hội - phương pháp giáo dục điển hình của người phương Tây. Ở trường con anh học có chương trình phục vụ cộng đồng. Mỗi tuần cô bé lớn phải đến một cơ sở để chuẩn bị đồ ăn và bưng bê phục vụ những người nghèo nhất trong xã hội. Tuy cũng lo khi con phải đến một khu vực hơi kém về an ninh, nhưng anh thấy đó là hoạt động mà con học được rất nhiều thứ.
Theo Minh Trí/Báo Gia đình và xã hội
GS Ngô Bảo Châu: Người dân đổ tiền tư vào giáo dục rất nhiều "Tôi không nghĩ rằng người dân không muốn đổ tiền công vào giáo dục vì bản thân họ đổ tiền tư rất nhiều vào khoản này", GS Ngô Bảo Châu. Ngày 20/4, trên trang Học Thế Nào đã diễn ra buổi thảo luận trực tuyến với chủ đề Hỏi đáp về đổi mới sách giáo khoa. Tại đây, GS Ngô Bảo Châu bày...